Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chứng bón ở trẻ em - Mẹo vặt chữa táo bón docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.2 KB, 5 trang )

Chứng bón ở trẻ em - Mẹo
vặt chữa táo bón

Nhìn một em bé đau bụng, ngồi bô
đã lâu nhưng vẫn chưa xong, ngồi
rặn hoài, rặn đỏ mặt, mồ hôi tuôn
nhễ nhại, chúng ta cảm thấy xót xa,
đến khi nghe tiếng “cộp-cộp” khô
khốc vang lên, khuôn mặt của bé
mới giãn ra. Lúc đổ bô chúng ta thấy có ít máu
tươi bao quanh cục phân – khi ấy hậu môn bé đã
bị nứt, rách Đó chính là chứng táo bón ở trẻ em.
Trong chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có hai thái cực
đối lập:
 Tiêu chảy: tiêu quá nhiều lần, phân lỏng.
 Táo bón: tiêu ít lần, phân cứng, khô.
Thái cực nào cũng gây khó chịu cho trẻ và các bậc
phụ huynh. Chứng không gây nguy hiểm nhưng nhiều
phiền toái đó là táo bón.


Bé bị bón, hình ảnh trên cứ lập lại hoài, những đau
đớn khi ngồi bô và chứng rách hậu môn làm bé sợ đi
cầu, nên nín, lâu ngày thành thói quen lại càng bón
hơn.

Có những trường hợp trẻ nhập viện vì sốt và đau
bụng. Thầy thuốc khám cho bé sờ được từng khối
phân cứng lổn nhổn trong bụng, có thể bé đã bị sốt vì
bón.


Ngoại trừ những chứng bệnh thực thể như phình to
ruột già, gây ứ đọng phân, các nguyên nhân gây bón
còn lại có thể khắc phục dễ dàng, nhưng cần có sự
kiên trì của gia đình.

Trẻ chỉ bú sữa mẹ, có thể 2 – 3 ngày mới đi tiêu một
lần, nhưng mỗi lần đi tiêu không phải gắng sức, phân
vẫn mềm, đó không phải bị bón, mà do trẻ tiêu hóa
sữa mẹ tốt nên ít phân.

Trẻ lớn hơn bị bón có thể do uống ít nước, ít ăn rau, ít
ăn các chất xơ. Trong bữa ăn, cha mẹ chỉ chú ý cho
con ăn cơm với thịt, cá và nước canh, chén cơm
không thấy có rau xanh. Trong ngày có cho ăn thêm
trái cây nhưng là ổi, vú sữa, saboche nên bón là điều
tất nhiên.

Để giúp trẻ đi cầu được, nhiều vị phụ huynh đã mua
thuốc về bơm đít cho trẻ, đó chỉ là biện pháp tình thế,
không phải là cách giải quyết căn bản, nên bón vẫn
còn bón. Đến nỗi có bà mẹ đã nói “không bơm, nó
không đi” !
Ở các lớp nhà trẻ mẫu giáo, các cô thường cho bé
ngồi bô sau mỗi bữa ăn, tập cho trẻ có thói quen đi
cầu – không nín khi mắc. Khi ăn xong, do phản xạ “dạ
dày - ruột” trẻ có cảm giác “mắc đi cầu”. Tập ngồi bô
sau ăn là phù hợp với cơ thể của trẻ.
Một vài mẹo nhỏ giúp trẻ đi cầu dễ dàng
 Khuyến khích trẻ uống thêm nước cam, nước cà
chua bằng cách pha nhiều ly, nhiều người cùng uống

đua với trẻ, ai uống trước sẽ được hoan hô; có không
khí thi đua, bé sẽ hào hứng và uống nhiều; nên cho
trẻ uống sau khi ngủ trưa dậy.
 Trẻ bú bình bị bón thì coi chừng do pha sữa quá
đặc hay quá ngọt, nên pha đúng theo hướng dẫn của
nhà sản xuất đã ghi trên hộp. Nếu bé vẫn bón có thể
nhỏ vài giọt chanh vào nước ấm rồi dùng nước ấy
pha sữa cho bé.
 Mủ cây xà lách trị bón rất hữu hiệu, dùng 3 cây
xà lách ta (không phải loại xà lách Đà lạt lá cuốn) rửa
sạch, tách hết lá, còn lại 3 cọng thân, dùng dao xắt
thành lát nấu nước pha sữa cho trẻ uống.
 Biện pháp cơ học thì dùng ống thủy (nhiệt kế)
thoa chút dầu ăn hoặc vaseline vào đầu ống thủy cho
trơn, rồi mỗi ngày cứ đúng giờ đút vào hậu môn của
bé rồi rút ra, làm đi làm lại vài lần sẽ kích thích bé
mắc đi cầu.
 Tập cho trẻ ăn rau: rau dền, rau mồng tơi mềm,
dễ ăn, trẻ sẽ ăn được nhiều. Rau nào cũng giúp cho
trẻ hượt. Cho trẻ ăn cơm chung với người lớn, trẻ
thấy người lớn ăn rau sẽ bắt chước. Rửa sạch tay
cho trẻ rồi cho tự bốc ăn, trẻ sẽ cảm thấy thích thú
hơn.
 Các thức ăn giúp trẻ nhuận trường có thể kể ra:
cà chua, đu đủ, chuối, khoai tây, khoai lang, các loại
rau Cũng cần chú ý xem có phải tại chế độ ăn của
bé gây táo bón như quá mặn, nhiều carot và thiếu
nước uống không?
 Chỉ cho trẻ thấy hình ảnh các con thú ăn nhiều
rau: con hà mã trong sở thú ở nông thôn thì con bò,

con trâu, con heo, con gà đều thích ăn rau để
khuyến khích trẻ.
Chữa bón cho trẻ về nguyên tắc và cách làm thì dễ
nhưng cần thời gian và sự kiên trì của cha mẹ.

×