Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.07 KB, 2 trang )
Chứng tự kỷ ở trẻ em
Nếu con bạn rất ít khóc trong những tuần đầu tiên sau khi sinh (thậm chí
không khóc khi đói sữa, khi tắm, thay tã), đến tháng thứ 2-3 không biết nhìn mẹ
khi bú, không biết cười... thì rất có thể bé đã mắc chứng tự kỷ, một dạng rối loạn
tâm thần ở trẻ.
Chứng tự kỷ (còn gọi là tự bế, tự tỏa) được nhà tâm thần học nổi tiếng
Kanner mô tả lần đầu tiên vào năm 1943. Trung bình cứ 100.000 trẻ em thì có 1
trẻ mắc bệnh này. Tỷ lệ mắc ở bé trai cao gấp 3-4 lần bé gái. Có thể chẩn đoán
bệnh trong những tuần đầu sau sinh. Tuy nhiên, các dấu hiệu tự kỷ thường bộc lộ
nhiều ở những tháng cuối của năm đầu tiên, rõ rệt hơn ở năm thứ 2-3.
Ít biểu lộ cảm xúc
Những trẻ tự kỷ rất “ngoan” và cực kỳ dễ tính, cha mẹ đặt đâu thì ngồi yên
đó. Trẻ thờ ơ với chung quanh và mọi việc, không sợ hãi khi người lạ ẵm bồng
(thường thì ở tháng 7-8, trẻ đã biết lạ, khóc khi tiếp xúc với người không thân
quen). Đặc biệt, trẻ không có một phản ứng nào khi cha mẹ bỏ đi; không có thái
độ vồn vã, vui mừng (như quay đầu, đưa tay đòi bế, cười) khi gặp người thân
quen…
Khi được bồng bế, cơ thể bé như đờ ra, không có trương lực hoặc gồng
cứng thái quá mà mặt không hề biểu lộ cảm xúc nào. Cũng có thể trẻ từ chối mọi
sự tiếp xúc cơ thể như ẵm bồng, nựng nịu, vỗ về mà ngồi một chỗ, có khi chui vào
góc kẹt, chỗ tối, mắt nhìn một chỗ, trống rỗng, vô hồn…
Hành vi kỳ lạ
Khi lớn hơn, những trẻ này có khuynh hướng sử dụng đồ vật một cách
nghèo nàn, đơn điệu. Bé có thể thích những đồ vật kỳ dị, hoặc lặp đi lặp lại mãi
một việc gì đó (như xếp những mẩu gỗ, que củi rồi đạp đổ và xếp lại...). Có khi, bé
xem người khác như đồ vật để chơi, hoặc mê mải cắn móng tay, nhai cổ áo, xé nhỏ
giấy báo và các loại khác có thể xé được… Bé thường khó, thậm chí không chịu
tiếp xúc với trẻ cùng trang lứa, hoặc có những hành vi kỳ dị, khác thường, phản
ứng mãnh liệt thái quá, làm trẻ khác lo hãi.