Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Để sinh bé khỏe mạnh pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.35 KB, 3 trang )

Để sinh bé khỏe mạnh



Trước và sau khi mang thai, phụ nữ không chỉ cần lưu ý bổ sung dưỡng chất, mà còn phải
biết những yếu tố nào gây độc hại hay bất lợi cho sức khỏe sinh sản để phòng tránh.
Những yếu tố bất lợi

Thuốc lá: Thói quen hút thuốc lá (kể cả hít phải khói thuốc lá từ người khác hay chồng
hút cũng vậy) sẽ làm giảm mức nồng độ trong máu của những chất kháng oxy như
vitamin C, beta-caroten, acid folic. Đây là những chất cần thiết để tạo sức đề kháng cho
cơ thể.

Rượu: Uống nhiều vừa không tốt cho sức khỏe, vừa dễ dẫn tới sinh em bé bị thiếu cân,
hay bị dị tật bẩm sinh, thậm chí tử sản (chết trong bụng mẹ).


Tuổi tác: có thai sớm quá (trước 18 tuổi) hay muộn quá (sau 35 tuổi) đều không tốt, dễ
hư thai hay thai bị dị tật bẩm sinh.

Căng thẳng stress trong ba tháng đầu cũng khiến dễ bị sảy thai, nếu người mẹ vượt qua
được giai đoạn đầu này, sang tháng thứ tư mới thực sự an toàn cho cả mẹ và con.

Tập thể dục quá mức: tập thể dục quá mức có thể làm mất kinh hoặc vô sinh ở phụ nữ,
đồng thời gây nguy cơ tử vong cho em bé.

Rối loạn tiêu hóa tự nhiên hoặc do tác dụng phụ của những loại “trà giảm mập” không rõ
xuất xứ như bệnh Crohn, viêm ruột, đi tiêu ra “phân mỡ” sẽ gây trở ngại cho việc hấp thu
dưỡng chất.

Chế độ ăn quá nghèo dinh dưỡng: Một chế độ ăn không cân đối sẽ dẫn tới gầy ốm, suy


dinh dưỡng, thiếu nhiều dưỡng chất thiết yếu, có thể làm tắc kinh, bất lợi cho sức khỏe
nói chung và trứng nói riêng.

Lưu ý bổ sung acid folic

Acid folic giúp giảm nguy cơ sinh con bị dị tật là khuyết ống thần kinh. Ống thần kinh rất
quan trọng, nó là cấu trúc phôi sau này, sẽ trở thành não và hệ thống thần kinh trung
ương.

Bình thường, ống thần kinh khép kín hoàn toàn vào khoảng ngày thứ 28 của thai kỳ. Khi
ống này không khép kín được hoàn toàn, có thể dẫn tới:

- Tật nứt đốt sống spina bifida.

- Tật quái thai vô não anencephaly: một chứng bệnh làm chết sớm sau sinh, trong đó
vòm sọ và bán não cầu không hình thành.

- Tật thoát vị não encephalocele: một tật khuyết xương sọ trong đó não lòi ra bên ngoài
sọ.

Để bảo đảm bổ sung đầy đủ acid folic từ nguồn thực phẩm thiên nhiên, nên ăn nhiều trái
cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, hoặc có thể uống thuốc viên bổ sung acid folic, chỉ cần
400 mcg/ngày là đủ đáp ứng nhu cầu cho cả những người ăn uống thiếu thốn lẫn những
người có nhu cầu gia tăng do những thói quen xấu như hút thuốc, nghiện rượu…

Dưới đây là bảng hướng dẫn bổ sung các chất dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai:
Vitamin/ muối khoáng Liều khuyến cáo (cho một ngày)

Vitamin A 770 mcg đương lượng retinol
Vitamin E 15 mg đương lượng α-Tocopherol

Vitamin K 90 mcg
Vitamin C 85 mg
Vitamin D 5 mcg
Vitamin B1 1.4 mg
Vitamin B2 (riboflavin) 1.4 mg
Vitamin B6 (pyridoxine hydrochloride)

1.9 mg
Vitamin B12 (cyanocobalamin) 2.6 mcg
Niacin 18 mg
Acid Folic 600 mcg
Sắt 27 mg
Calcium 1.000-1.300 mg
Kẽm 11 mg
Iod 220 mcg
Phosphor 700 mg
Selen 60 mcg
Manhê 360 mg
Fluor 3 mg
Đồng 1 m

Quá gầy hoặc quá béo khi mang thai đều không tốt cho cả mẹ và con

Trong suốt thời gian mang bầu, thai phụ tăng cân trung bình khoảng 10-12kg là bình
thường (BMI từ 20-24). Nếu bị nhẹ cân (chỉ số BMI dưới 20) dễ sinh con nhẹ ký, thai
chậm phát triển trong tử cung lúc sinh có nguy cơ bị ngạt hay biến chứng khác như hạ
đường huyết, hạ canxi huyết.

Béo phì (BMI trên 30) cũng ảnh hưởng bất lợi đến thai kỳ, thường gặp là cao huyết áp,
đái tháo đường, nhiễm trùng tiết niệu, chảy máu sau sinh, viêm tắc tĩnh mạch. Các bà mẹ

béo phì sinh con to có nguy cơ gây sang chấn lúc sinh, tăng tỉ lệ mổ lấy thai, nhiễm trùng
vết mổ.

Vấn đề chích ngừa khi mang thai cần theo chỉ định và hướng dẫn tư vấn của bác sĩ để
không gây hại đến sức khỏe cho người mẹ lẫn thai nhi, chủ yếu tiêm ngừa các bệnh: viêm
gan siêu vi B, cúm, sởi

×