Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Lao sơ nhiễm - bệnh thường gặp ở trẻ em pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.82 KB, 3 trang )

Lao sơ nhiễm - bệnh
thường gặp ở trẻ em

Căn bệnh này
thường xuất hiện ở
trẻ nhỏ không tiêm
vacxin phòng lao,
suy giảm sức chống
đỡ (do suy dinh
dưỡng, còi xương,
mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus) hoặc
cùng với người mắc lao. Bệnh ít gặp ở người
trưởng thành.
Lao sơ nhiễm là tình trạng thay đổi về dịch thể, giải
phẫu bệnh lý và triệu chứng lâm sàng của cơ thể sau
lần xâm nhập đầu tiên của vi khuẩn lao vào cơ thể
(nhiều trường hợp nhiễm khuẩn lao nhưng không có
thay đổi này nên không coi là mắc bệnh lao).
Phần lớn trẻ mắc lao sơ nhiễm là do hít phải những
giọt dịch nhỏ li ti chứa vi khuẩn lao mà bệnh nhân lao
phổi ho khạc, làm bắn ra xung quanh. Những giọt
dịch này đi vào tận phế nang và quá trình nhiễm lao
bắt đầu xảy ra ở đây, tạo thành những tổn thương
nguyên thủy. Sau đó, vi khuẩn lao đi vào mạch bạch
huyết và các hạch khí phế quản. Toàn bộ tổn thương
được gọi là phức hợp sơ nhiễm. Phức hợp này có thể
hiển hiện trên phim chụp phổi và đây cũng là một tiêu
chuẩn đoán bệnh.
Cùng lúc này, cơ thể có sự thay đổi quá trình miễn
dịch dị ứng, có thể phát hiện được bằng phản ứng lao
tố C (tuberculine). Xét nghiệm này có thể giúp chẩn


đoán xác định bệnh lao sơ nhiễm ở những trẻ không
tiêm vacxin phòng lao (BCG) nhưng ít có tác dụng đối
với trẻ đã tiêm BCG.
Trẻ bị lao sơ nhiễm thường có các dấu hiệu: sốt nhẹ
dai dẳng (có trường hợp sốt cao dao động), ho dai
dẳng, biếng ăn, sụt cân hoặc không tăng cân, xanh
xao, đổ mồ hôi trộm, nổi hồng ban ở chân hoặc có
những tổn thương nốt nhú (dạng như nốt rôm ở ngoài
rìa giác mạc).
Do triệu chứng không rầm rộ bệnh thường bị bỏ qua,
chẩn đoán chậm. Thường khi đến bệnh viện, trẻ đã
có những biến chứng nặng nề như lao kê, lao màng
não, lao cột sống Tuy nhiên, sự cảnh giác thái quá
với lao có thể dẫn đến chẩn đoán nhầm các trường
hợp còi xương, suy dinh dưỡng, viêm đường hô hấp,
quá phát tuyến ức Vì vậy, việc chẩn đoán lao sơ
nhiễm phải dựa trên cơ sở phân tích chặt chẽ các yếu
tố lâm sàng, cận lâm sàng (chụp phổi, tìm vi khuẩn
lao trong dịch phế quản, dịch dạ dày, phản ứng lao
tố).
Để phòng bệnh lao sơ nhiễm, tiêm vacxin BCG là
điều kiện tiên quyết, nhất là ở các nước đang phát
triển như Việt Nam. Ngoài ra, cần thanh toán nguồn
lây, phòng chống suy dinh dưỡng, còi xương và các
bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus khác

×