Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những chuyên môn y tế đơn giản cần biết doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.45 KB, 5 trang )

Những chuyên môn y tế
đơn giản cần biết

Có những thao tác, kỹ thuật thuộc về chuyên
môn của bác sĩ nhưng nếu những người làm
cha mẹ biết được thì rất hữu ích trong việc
chăm sóc con cái mình:

ĐO THÂN NHIỆT Ở HẬU MÔN THẾ NÀO?
Lấy ống đo nhiệt độ đã lau rửa sạch, vẩy ống để mức thủy
ngân xuống dưới 36
o
C rồi bôi một ít vaselin vào đầu ống.
Ðối với trẻ sơ sinh, đặt bé nằm ngửa, một tay nắm lấy 2
chân bé giơ lên, còn tay kia đút từ từ phần đầu có đựng
thủy ngân bên trong và đã được bôi vaselin vào hậu môn
của bé, tới gần hết phần này. Làm xong động tác này, tiếp
tục giữ phần còn lại của ống đo trong tay.
Ðối với trẻ lớn hơn, để trẻ nằm sấp rồi đút ống đo nhiệt độ
từ từ vào hậu môn. Trong thời gian để ống đo trong hậu
môn, nhớ đắp mền cho cháu khỏi lạnh. Cần để ống đo trong
hậu môn, ít nhất là 2 phút.
Nếu các cháu vừa chơi đùa xong, hãy để cháu nghỉ ngơi ít
nhất 1 tiếng, rồi mới tiến hành lấy nhiệt độ. Cần chú ý bôi
vaselin vào đầu ống đo và đút từ từ vào hậu môn cháu bé.
Ðộng tác này, nếu làm mạnh hoặc vội vàng có thể làm xây
sát bên trong hậu môn và chảy máu. Ðã có nhiều trường
hợp như vậy.
Tại nhiều nước, người ta lấy thân nhiệt bằng cách cho
ngậm nhiệt kế ở miệng, hoặc kẹp vào nách. Nhưng các
cách đó không chính xác bằng cách đo ở hậu môn.trở về


BẮT MẠCH Ở CỔ TAY THẾ NÀO?
Ðặt ngón trỏ hoặc ngón trỏ và ngón giữa lên cổ tay của Bé,
ở phần gốc ngón tay cái, khi Bé để ngửa bàn tay, bạn sẽ
thấy nhịp đập của mạch máu cổ tay. Trẻ càng nhỏ, nhịp đập
càng mau. Ở trẻ sơ sinh, số nhịp đập bình thường trong 1
phút từ 120 - 140 nhịp. Trẻ 2 tuổi: 110 nhịp/phút. Trẻ 6
tuổi: 60 - 80 nhịp/phút. Số nhịp đập này sẽ cao hơn bình
thường khi trẻ khóc, hay hoạt động mạnh.
Khi Bé ốm, số nhịp đập sẽ không giống bình thường vì
mạch đập sẽ yếu hơn. trở về
KHÁM HỌNG THẾ NÀO?
Ðối với trẻ nhỏ, cần phải có một người thứ 2 giúp sức thì
bạn mới khám họng cho Bé được. Người này bế cháu bé
trên lòng, cho mặt cháu hướng về phía ánh sáng, giữ tay
chân cháu, để cháu tựa người vào mình rồi dùng một tay ấn
nhẹ vào trán cháu để đầu cháu ngả về phía sau.
Người khám ngồi phía trước cháu bé, một tay làm Bé mở
miệng ra, còn tay kia dùng cuống một chiếc thìa (muỗng)
ấn lưỡi cháu bé xuống và bảo cháu kêu : "a a ". Như
vậy, bạn sẽ nhìn rõ a-my-đan ở họng Bé. trở về
ĐẮP GẠC ẨM - Theo chỉ định của bác sĩ, nếu bạn cần đắp
gạc lên một vết thương hoặc cái nhọt, lấy một miếng gạc
ngâm vào nước ấm có pha cồn 90
o
(pha 1 thìa súp cồn vào
1 bát nước). Ðặt gạc lên nhọt và cứ 10 - 15 phút, lại làm lại.
ĐỨT TAY HOẶC CÓ VẾT THƯƠNG - Việc đầu tiên là
rửa vết thương. Rửa kỹ bằng xà phòng, không để đất, cát
hoặc gai ở lại trong thịt. Sau đó bôi thuốc sát trùng trước
khi băng lại.

DÙNG BĂNG DÍNH (BĂNG KEO) - Các loại băng dính
có sẵn gạc và thuốc sát trùng đều có bán sẵn ở hiệu thuốc.
Dùng loại băng này cũng phải thay hàng ngày. Nếu trong
ngày, băng bị bẩn, phải thay cái khác.
BUỘC BĂNG - Nếu vết thương chảy máu, cần rửa sạch,
bôi thuốc sát trùng, đắp một miếng gạc lên rồi lấy cuốn
băng buộc lại. Không được buộc chặt để máu vẫn lưu thông
được phải làm sao để chỗ có vết thương không vì buộc
băng mà phồng lên tím lại, và sờ thấy lạnh.
Nếu phải buộc băng ở đầu, khi ngủ nên đội cho trẻ một cái
mũ lưới hay mũ ngủ để băng không bị tuột ra . trở về
TIÊM CHÍCH CHO TRẺ - Ðối với các trẻ sơ sinh, người
ta tránh không tiêm mông mà chỉ tiêm vào bắp đùi. Công
việc này nên để người khác làm, bố mẹ chỉ nên đứng bên
cạnh để dỗ dành và an ủi cháu chứ không nên làm người
phụ tá cho người làm đau cháu.
NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH - Khi chườm nóng cho các
cháu bằng các dụng cụ bằng cao su, túi chườm v.v , phải
xem cần thận nút của túi có kín không. Bọc một khăn ngoài
túi chườm trước khi chườm cho trẻ. Có rất nhiều trẻ bị
bỏng vì chườm. Ðối với những cháu nhỏ, không được dùng
cồn, rượu long não hay rượu bạc hà để xoa vùng ngực nếu
không có ý kiến và sự chỉ định của bác sĩ.

×