Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Viêm tai giữa - căn bệnh thường gặp ở trẻ em pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.44 KB, 6 trang )

Viêm tai giữa - căn bệnh
thường gặp ở trẻ em

Viêm tai giữa là bệnh rất thường gặp và xuất hiện sớm
ở trẻ em, chỉ đứng sau bệnh viêm đường hô hấp, và là
một trong những nguyên nhân khiến trẻ phải đi khám
bệnh nhiều nhất!
Những nguyên nhân gây bệnh
Viêm tai giữa là tên gọi chung để chỉ tình trạng viêm nhiễm
ở bộ phận tai giữa (tai giữa là khoảng trống sau màng nhĩ).
Bệnh thường liên quan đến sự thay đổi thời tiết, thay đổi
môi trường, yếu tố dị ứng, khói thuốc lá Có rất nhiều
nguyên nhân phối hợp gây ra tình trạng viêm nhiễm của tai
gồm nguyên nhân tự thân và sự tác động từ bên ngoài như
yếu tố gây viêm nhiễm, dị ứng, môi trường.
Tại buổi nói chuyện về loại bệnh này diễn ra ngày 1.6 vừa
qua ở Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe
(TP.HCM), bác sĩ Nguyễn Thế Huy - khoa Tai - mũi - họng
(Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM) cho biết: "Nguyên nhân
do cơ thể gồm: hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện;
trẻ mắc những bệnh bẩm sinh về miễn dịch, hoặc bệnh tiểu
đường; trẻ có cấu trúc giải phẫu học bất thường vùng mũi -
họng (như hở vòm hầu); trẻ bị tình trạng rối loạn chức năng
của các bộ phận trong tai giữa; trẻ bị trào ngược dạ dày
thực quản họng. Còn nguyên nhân do viêm nhiễm bao
gồm: nhiễm vi trùng - trẻ có thể bị nhiễm các loại vi trùng
khác nhau thường gây bệnh lý viêm nhiễm ở đường hô hấp
như vi trùng gây bệnh cảm cúm, vi trùng sinh mủ.
Có thể trẻ bị nhiễm một loại vi trùng khác ở a-mi-dan và
mô lympho vùng họng; nhiễm siêu vi - có nhiều siêu vi
trùng gây viêm niêm mạc đường hô hấp cấp tạo điều kiện


cho vi trùng dễ dàng tấn công; nguyên nhân do dị ứng - trẻ
có thể bị dị ứng với rất nhiều tác nhân như phấn hoa, bụi,
lông thú vật; do môi trường như do khói thuốc lá - khói
thuốc làm tăng nguy cơ viêm tai giữa gấp hai lần và kéo dài
tình trạng bệnh. Trẻ đi nhà trẻ có nguy cơ mắc bệnh viêm
tai giữa cao gấp 2,5 lần so với trẻ không đi nhà trẻ; trẻ sống
trong môi trường tốt, trẻ bú sữa mẹ thì ít bị loại bệnh này
hơn, và nếu mắc thì thời gian lành bệnh cũng nhanh
hơn ".
Triệu chứng, biến chứng nguy hiểm
Để phòng
bệnh viêm tai
giữa xảy ra ở
trẻ, cần tránh
để trẻ tiếp xúc
với các yếu tố
nguy cơ: môi
trường, yếu tố
gây dị ứng
(bụi bặm,
khói thuốc
lá ); cần vệ
sinh mũi,
họng bằng
nước muối
sinh lý; cần
Triệu chứng biểu hiện thường gặp của bệnh
viêm tai giữa là: nếu viêm tai giữa cấp, thì
sẽ xuất hiện các dấu hiệu của nhiễm trùng
nhanh, ồ ạt, sốt, đau tai, có thể chảy dịch ở

tai, trẻ quấy khóc, cáu gắt, có thể nôn ói
hay tiêu chảy, màng nhĩ bị xung huyết, đỏ,
phồng lên Triệu chứng có thể xuất hiện
riêng lẻ, hoặc cùng lúc. Còn viêm tai giữa
mạn tính thường xảy ra theo sau những đợt
viêm tai giữa cấp không được chữa trị thích
hợp, nó không có những triệu chứng ồ ạt,
nhưng tai thường bị chảy dịch, màng nhĩ bị
co lõm, kém di động, có thể bị thủng màng
nhĩ.
Nếu bị viêm tai giữa mà không chữa trị
thích hợp, sẽ dẫn đến viêm tai xương chũm
cấp - là tình trạng nặng hơn do biến chứng của viêm tai
giữa, triệu chứng khởi phát cũng ồ ạt: sốt cao, đau tai, vùng
sau tai đỏ lên hay căng phồng, rãnh sau tai không còn, tai
vểnh ra, chạm vào tai hoặc vùng sau tai sẽ rất đau, màng
nhĩ viêm đỏ hoặc thủng Có hai biến chứng do viêm tai
cho trẻ bú mẹ.
Cần lưu ý,
không được
tự mua thuốc
để trị cho trẻ,
hay tự ý bơm
bất cứ thứ
thuốc gì vào
tai trẻ, không
khều móc tai
trẻ sẽ làm
chấn thương,
hay nhiễm

trùng rất nguy
hiểm
giữa gây nên, đó là biến chứng trong sọ não, gồm: viêm
màng não, áp xe não, áp xe ngoài màng cứng đây là
những biến chứng rất nguy hiểm dễ gây tử vong; và biến
chứng ngoài sọ não như: thủng màng nhĩ, giảm thính lực,
xơ hóa màng nhĩ, liệt thần kinh mặt, viêm xương chũm
Chữa trị
Những dấu hiệu sau đây cần lưu ý để sớm đưa trẻ đi khám,
chữa trị kịp thời. Theo bác sĩ Nguyễn Thế Huy: "Trước khi
bị viêm tai giữa, trẻ thường có những triệu chứng của bệnh
viêm đường hô hấp trên như: ho, chảy mũi, nghẹt mũi Ở
trẻ nhỏ chưa biết nói, thì cần lưu ý những biểu hiện sau để
đưa trẻ đi khám kịp thời: trẻ quấy khóc dữ dội khi ở tư thế
nằm xuống, hoặc nghiêng về phía lỗ tai bị bệnh; hoặc khi
cho trẻ bú, mà phía tai đau áp vào người mẹ, thì trẻ hay đưa
tay quơ vào chỗ tai đau; còn trẻ lớn, thì có thể than đau bên
tai bị bệnh, đụng vào trẻ càng đau hơn; sốt; chảy mủ tai.
Ngoài ra, cần lưu ý những dấu hiệu phụ đi kèm, đó là: trẻ
chán ăn, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy. Còn viêm tai giữa
mạn tính, ngoài tai chảy mủ, trẻ còn kèm theo bị giảm thính
lực, chóng mặt, ù tai".
Việc điều trị, tùy từng trường hợp mà sẽ điều trị nội khoa
hay phẫu thuật. Theo các bác sĩ, bệnh viêm tai giữa mặc dù
dễ chữa trị, nhưng khả năng tái phát của loại bệnh này là rất
cao. Khoảng 1/3 số trẻ mắc bệnh sau chữa trị sẽ có ít nhất 6
lần tái bệnh trong vòng 7 năm (gần 1 lần/năm). Do vậy, các
nhà chuyên môn khuyên, khi trẻ đã một lần mắc bệnh, thì
sau đợt điều trị đã ổn định, cần cho trẻ tái khám định kỳ
thường xuyên (4 - 6 tháng/lần), nhất là trẻ có giảm thính

lực, chậm nói. Ở trẻ viêm tai giữa mạn tính, cần kiểm tra
thính lực; cần chữa trị sớm những khi trẻ mắc bệnh viêm
đường hô hấp trên.

×