Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chảy máu cam: Căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.97 KB, 5 trang )

Chảy máu cam: Căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ

Chảy máu cam (hay chảy máu mũi) là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ


Chảy máu cam (hay chảy máu mũi) là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, ít gây
nguy hiểm đến tính mạng, nhưng rất dễ làm trẻ và người nhà lo lắng, sợ hãi.
Mỗi ngày, có hàng trăm ca chảy máu cam ở trẻ được bố mẹ đưa đến bệnh
viện, nhưng chỉ 6 đến 10% trong số đó cần ở lại bệnh viện điều trị.
Trẻ em thường bị chảy máu cam nhiều hơn người lớn do mạch máu mỏng
và sát với niêm mạc mũi. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, không
ngoại trừ nguyên nhân bệnh lý.

Nóng trong người
Mũi là nơi đưa lượng khí vào bên trong cơ thể. Do vậy, tất cả các nguyên
nhân làm thay đổi hoặc tổn thương khoang mũi đều dẫn tới việc chảy máu cam ở
trẻ.
Chấn thương ở mũi: do tai nạn hay do va đập mạnh, đánh nhau. Khi bị tác
dụng lực vào mũi, sẽ làm vỡ các mạch máu trong hốc mũi gây chảy máu và nếu
nặng có thể gây mất máu với số lượng lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Nguyên nhân sinh lý thứ 2 rất thường gặp trong mùa hè, trẻ bị nóng trong
người làm cho các mạch máu, cấu trúc trong lỗ mũi bị vỡ, gây ngứa ngáy. Trẻ em
thường có tật hay ngoáy mũi vô tình làm vỡ mạch máu và chảy máu cam.
Có phải là bệnh lý?
Khi không có tác động gì mà bé chảy máu cam thì phụ huynh cần kiểm tra
xem trẻ có bệnh lý gì về máu không, bằng cách cho bé kiểm tra các xét nghiệm
huyết học.
Theo BS Duy Long (khoa Huyết học BV Nhi Đồng 1), có rất nhiều trường
hợp (nhất là bé trai) hay bị chảy máu cam, khi đã bị thì rất lâu và khó cầm máu,
khi đó có thể trẻ mắc bệnh hemophilie hoặc xuất huyết giảm tiểu cầu. Đây là hai
bệnh lý về huyết học tương đối thường gặp ở trẻ nhỏ. Cần phải được xét nghiệm


để chẩn đoán chính xác và điều trị theo phác đồ phù hợp.
Nguyên nhân bệnh lý thứ hai là tình trạng viêm mũi ở trẻ, hiện tượng này
làm cho lớp chất nhầy bảo vệ bề mặt niêm mạc mũi bị thương tổn, vì thế các mạch
máu nằm ngay dưới đó và niêm mạc mũi cũng bị trầy xước hoặc rách. Viêm mũi
gây kích thích tạo ra các dịch rỉ viêm, gây đau, ngứa ngáy, khó chịu, làm trẻ càng
cho tay vào mũi ngoáy, gây chảy máu.
Thêm một nguyên nhân rất nguy hiểm mà phụ huynh thường bỏ qua hoặc
xem thường, đó là u xơ vòm mũi họng - một bệnh lý có thể gây tử vong và nhiều
tai biến nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh u xơ vòm mũi họng
chỉ xảy ra ở trẻ em, thường gặp ở trẻ 6-15 tuổi, phần lớn là bé trai. Triệu chứng
ban đầu là chảy máu cam, tái phát nhiều lần, số lượng máu chảy ngày càng nhiều.
Sau một thời gian, nếu không được điều trị, khối u sẽ phát triển lớn và trẻ
có thêm nhiều triệu chứng khác như tắc mũi, ù tai. Trường hợp nặng, có thể dẫn
đến tử vong. Điều mà các bác sĩ lo ngại nhất ở bệnh này là nguy cơ chảy máu ồ ạt
khi đụng vào khối u. Nếu can thiệp không khéo, máu từ khối u sẽ chảy dữ dội, khó
cầm lại được. Không ít bệnh nhân đã tử vong trên bàn mổ hoặc trong giai đoạn
thay gạc mũi sau phẫu thuật. Khối u càng lớn thì nguy cơ tử vong trong phẫu thuật
của bệnh nhân sẽ càng cao.
Nếu được phát hiện sớm khi khối u còn nhỏ, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp
phẫu thuật nội soi để cắt bỏ u một cách dễ dàng. Nhưng khi khối u đã lớn, bác sĩ
phải cắt xương mặt để tiến vào hốc mũi loại bỏ khối u, điều này vừa gây nguy
hiểm vừa ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ cho trẻ.
Vì vậy, khi thấy trẻ em (nhất là các bé trai) có triệu chứng chảy máu cam
nhiều lần, lượng máu chảy ngày càng lớn, cha mẹ nên đưa trẻ đến chuyên khoa tai
mũi họng để khám và điều trị ngay, tránh để khối u phát triển lớn.
Xử lý khi chảy máu cam
Khi bị chảy máu cam, trẻ thường có tâm lý rất sợ hãi và hoảng loạn, vì vậy
việc đầu tiên là giúp trẻ quên đi nỗi sợ bằng cách kể một câu chuyện, hoặc xem
tivi trong lúc chờ cầm máu. Sau đó, cho bé cúi đầu ra phía trước, dùng khăn tay
hoặc bông gòn để bịt lỗ mũi ngăn không cho máu chảy ra. Giữ mũi của trẻ trong

vòng 10 phút, nhớ để ý thời gian chính xác, đừng giữ lâu quá.
Tránh để cho bé ngửa đầu ra đằng sau trong lúc đang chảy máu cam. Làm
như vậy sẽ khiến cho máu chảy xuống phía sau hốc mũi vào bao tử và có thể gây
khó chịu và ói mửa. Nếu sau 20 phút, máu trong mũi của trẻ vẫn không ngừng
chảy, cần phải đưa bé đến bác sĩ ngay, tránh để bé mất nhiều máu, xây xẩm.
Bố mẹ cần thường xuyên cắt móng tay cho trẻ để tránh tổn thương mũi.
Mùa nóng, cho bé ăn nhiều rau, hoa quả để tăng cường vitamin C, nhắc bé uống
đủ nước để tránh bị nóng và khô niêm mạc.

×