Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Mùa lạnh đề phòng viêm phổi trẻ em pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.53 KB, 5 trang )

Mùa lạnh đề phòng viêm
phổi trẻ em

Cứ đến mùa lạnh bệnh viêm nhiễm
cấp đường hô hấp lại tăng lên, tỷ lệ
tử vong ước tính 3 triệu trẻ dưới 5
tuổi. Theo tổ chức y tế thế giới thì
tỷ lệ trẻ em bị tiêu chảy, viêm phổi, sởi, sốt rét và suy
dinh dưỡng rất cao và họ đã cảnh báo trong vòng 10 -
20 năm tới các bệnh trên là nguyên nhân gây tử vong ở
trẻ em.
Qua khuyến cáo ta thấy sự phấn đấu của bệnh viện Nhi
Đồng I, hạ tỷ lệ tử vong các bệnh hô hấp từ 2,15% (1990)
còn 1,14% (1993) là vô cùng quý giá. Tổ chức y tế thế giới
xếp nhóm viêm phổi (VP) gồm: Viêm phế quản, viêm phế
quản phổi, viêm phổi thùy phổi. Kháng thể từ mẹ truyền
sang con chủ yếu trong 10 tuần cuối thời kỳ có thai do đó
trẻ đẻ non sẽ nhận ít kháng thể nên dễ bị nhiềm khuẩn nói
chung hay viêm phổi nói riêng.
Trẻ sơ sinh đường hô hấp hẹp và ngắn (dễ bị tắc, viêm lan
tỏa), niêm mạc có nhiều mao mạch (dễ bị phù nề, xuất tiết)
v.v khi viêm phổi hay bị suy hô hấp, ngùng thở, kiệt sức.
Môi trường ô nhiễm bởi khói bếp, khói thuốc lá, khói các
nhà máy hay những nơi khác. Viêm phổi có thể do vi khuẩn
(tụ cầu, liên cầu, phế cầu v.v ), virus (như RSV, cúm, sởi
v.v ), nấm (Candida Albican), nằm bất động lâu ngày v.v.
Có tác giả cho rằng nguyên nhân do virus chiếm phân nữa
các trường hợp viêm phổi. Vi khuẩn gây bệnh bình thường
sống ở mũi, họng, vật dụng (quần áo, chăn, chiếu v.v ) khi
điều kiện thuận lợi (trời lạnh, suy dinh dưỡng, nơi ở ẩm
thấp v.v ) thì gây bệnh. Viêm phổi do virus lây lan nhanh,


không có thuốc đặc trị, dễ bị bội nhiễm, thời gian điều trị
kéo dài, tốn kém nhiều.

Như đã nói ở phần trên, đặc điểm cơ thể trẻ em rất dễ bị
viêm phổi trong mùa lạnh. Đối với trẻ sơ sinh và dưới 1
tuổi, dấu hiệu nhiễm khuẩn không điển hình dễ lẫn lộn với
các bệnh khác đường hô hấp khác, làm cho người ta dễ bỏ
qua. Nôn trở, ăn ít hay bỏ bú, tiêu chảy. Nhiều khi ngủ li bì,
thay tả lót không thức. Thỉnh thoảng chảy nước mũi, hắt
hơi, ho, khò khò, thở hơi nhanh và nồng. Sốt thất thường,
nếu có thì không cao (37 - 78oC).
Trẻ sinh non, có dị tật bẩm sinh hầu như không sốt, có khi
còn hạ dẳng khác. Cần theo dõi và phát hiện các triệu
chứng trong thời kỳ này để điều trị sẽ đạt hiệu quả cao, nếu
không, đưa đến tình trạng: Thở rên, có cơn ngừng thở, tim
nhanh, tím tái quanh môi (khi khóc), cách mũi phập phồng,
rút lõm lồng ngực, vật vã, co giật, chướng bụng, sốt cao
(trên 390C) v.v. điều trị tốn kém nhiều nhưng kết quả
không chắc chắn.
Trẻ lớn, dấu hiệu viêm phổi rõ ràng, dễ phát hiện: Sốt 39 -
400C, thở nhanh nhưng không sâu, co kéo lõm ức và
khoang liên sườn, xanh tím môi và đầu chi, ho khan màng
não hay đau bụng (dễ lầm với viêm ruột thừa), viêm khớp
nhiễm trùng, đau ngực, do virus: thường đau cơ, ngoại ban,
viêm kết mạc, viêm họng, loét miệng, tiêu chảy. Để xác
định chắc chắn bệnh viêm phổi, ngoài các chứng ở trên cần
nghe phổi (có ran ấm hay nổ, thổi ống, gõ đục), xét nghiệm
(thường bạch cầu tăng cao), chụp phổi (nhiều đám mờ rãi
rác, to nhỏ không đều ở 2 phế trường), làm kháng sinh đồ.


Không để trẻ bị lạnh nhất là lúc thời tiết thay đổi, gió mùa
đông bắc v.v bằng cách mặc đủ ấm, ra khỏi nhà buổi sáng
phải choàng khăn cổ, đội mũ, đi dép hoặc giầy. Không nên
để trẻ thức khuya hay dậy sớm quá. Cho trẻ ăn đầy đủ (thịt,
cá, rau, quả), không để khát nước Khi phát hiện trẻ ho, sổ
mũi, sốt v.v phải đưa đi khám bệnh, không được tự mua
thuốc để uống. Tùy theo tuổi, mùa trong năm, người nhà
phải đem trẻ tiêm ngừa đúng lịch do cơ quan y tế đề ra.

Nơi ở phải thông thoáng, tránh gió lùa, xa các nhà máy,
công trường. Khi hút thuốc lá không được đến gần các
cháu, nên hút ở phòng riêng. Bồng bế trẻ ở tư thế dễ ho,
khạc nhỗ, chảy nước mũi. Khó thở nhiều (nhịp thở trên 60
lần/phút) cho thở oxy ấm bằng ống thông mũi họng, ều
chụp đầu v.v Sốt cao, lau mát, uống nhiều nước (nếu
không uống được cho qua thông dạ dày) hay Paracetamol
0,05g/kg/ngày.
Trong phổi do vi khuẩn có thể uống: Amoxicllline,
Rovamycine, Unasyn, Zitromax, trường hợp nặng thì tiêm
Benzyl Pénicillin + Gentamycin, Cefobis, Rocéphine.
Kháng sinh luôn là thuốc điều trị đặc hiệu các viêm phế
quản phổi (viêm phổi) ở trẻ dưới 3 tuổi đủ nguyên nhân do
virus. Dùng mọi biện pháp làm thông đường thở để giảm
khó thở và cho oxy vào tận phổi, cách đơn giản và đạt hiệu
quả cao là vỗ rung liệu pháp hô hấp. Nếu trẻ co giật, quấy
khóc cho Valium (Seduxen) 1 - 2 mg x 2 lần/ngày.

Tỷ lệ tử vong do viêm phổi ở trẻ em còn khá cao, nhất là
các nước nghèo nàn, lạc hậu. Với điều kiện nước ta hiện
nay cố gắng giữ ấm cho trẻ trong mùa lạnh và cho ăn no là

đạt hiệu quả phòng bệnh. Cơ quan y tế phải tổ chức tốt
công tác tiêm ngừa nhất là vùng sâu, vùng xa, miền núi.
Viêm phổi không đáng sợ nếu ta biết các phòng bệnh và trị
kịp thời.

×