Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

TƯ TƯỞNG VÀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH QUA TÁCPHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.99 KB, 2 trang )

TƯ TƯỞNG VÀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH QUA TÁC PHẨM
“NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG, QUÉT SẠCH CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN”
(Nhân Dân) - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cảnh báo hai vấn đề lớn liên quan nguy
cơ của Ðảng cầm quyền. Một là, sai lầm về đường lối của Ðảng, và hai là, sự suy thoái
về phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Bước chân vào con đường hoạt động cách mạng, Bác Hồ quan tâm hàng đầu tới việc
giáo dục đạo đức cho mọi người Việt Nam yêu nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng,
"cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc,
không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài
giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng
cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự
mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?".

Theo Người, tư cách của người cách mạng là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp các thế
hệ người Việt Nam vững tin đi vào con đường cách mạng và đưa sự nghiệp cách mạng giải
phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản đến thắng lợi cuối cùng. Bởi vì, đạo đức
cách mạng là gốc, là nền tảng. Mọi việc thành hay bại, chủ yếu là do cán bộ có thấm nhuần
đạo đức cách mạng hay không. Ðạo đức cách mạng không chỉ tạo nên sức mạnh chiến
thắng kẻ thù, mà còn là thước đo lòng cao thượng của con người.

Bác Hồ quan tâm đạo đức cách mạng một cách nhất quán, xuyên suốt từ những năm
hai mươi đến tận cuối đời. Người đặc biệt chú trọng cả hai mặt lý luận và thật sự thực hành
đạo đức của cán bộ, đảng viên từ khi Ðảng ta trở thành Ðảng cầm quyền. Tại sao như vậy?
Bởi vì trong điều kiện Ðảng cầm quyền thì cán bộ, đảng viên dễ mắc bệnh quan liêu, nhũng
lạm. Trong điều kiện Ðảng cầm quyền, hệ thống chính trị là tấm gương của xã hội. Gương
sáng thì dân soi, gương mờ làm lòng dân không yên. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cảnh báo hai
vấn đề lớn liên quan nguy cơ của Ðảng cầm quyền. Một là, sai lầm về đường lối của Ðảng,
và hai là, sự suy thoái về phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tóm lại, Ðảng
cầm quyền liên quan vận nước. Ðảng và mỗi cán bộ, đảng viên vui với mỗi bước phát triển,
đi lên của đất nước và phải chịu trách nhiệm trước những lời kêu ca, phàn nàn của dân. Chủ


tịch Hồ Chí Minh có nỗi quan tâm lớn từ khi Ðảng ta trở thành Ðảng cầm quyền, bởi sứ
mệnh nặng nề của Ðảng là làm cho dân tự do, hạnh phúc sau khi giành được độc lập dân
tộc. Người chú trọng giáo dục việc nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá
nhân.

Nâng cao đạo đức cách mạng, trước hết là nâng cao nhận thức và thực hành cần, kiệm,
liêm, chính, chí công vô tư, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân
dân. Trong điều kiện Ðảng cầm quyền, Ðảng có quyền lực chính trị, lãnh đạo xã hội và hệ
thống chính trị. Vì vậy, Ðảng phải nâng cao ý thức phục vụ nhân dân. Cán bộ, đảng viên,
công chức, viên chức, thanh niên , cùng với những đức tính cần cù, tiết kiệm, chính trực,
thì phải trong sạch, không tham lam tiền của, đặc biệt không tham địa vị, quyền hành, vì địa
vị quyền hành dẫn tới lợi ích vật chất. Là cán bộ, đảng viên thì phải đặt lợi ích của Tổ quốc,
của nhân dân lên trên hết, trước lợi ích cá nhân. Nêu cao ý thức phục vụ nhân dân là đạo
đức đẹp đẽ nhất của mỗi cán bộ, đảng viên. Ðặc biệt, trên cơ sở nhận thức Ðảng cầm quyền,
nhưng dân là chủ, là gốc; Ðảng cầm quyền cho dân làm chủ, cán bộ đảng viên phải có ý
thức chịu trách nhiệm trước nhân dân. Vì Ðảng, Nhà nước cũng phải chịu trách nhiệm trước
nhân dân, như cách nói của Bác Hồ.

Chống suy thoái về đạo đức là chống lười biếng, xa xỉ, quan liêu và đặc biệt là chống
sự nhũng lạm. Theo quan điểm Hồ Chí Minh, là cán bộ, công chức Nhà nước thì dù ít, dù
nhiều đều có quyền hành. Cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Có quyền mà thiếu
lương tâm, không chịu tu dưỡng rèn luyện thì dễ trở nên hủ bại, dễ biến thành sâu mọt, dễ
"dĩ công vi tư". Vì vậy, tham nhũng theo tinh thần Hồ Chí Minh là bệnh của những người
có quyền lực, lạm dụng quyền lực cộng với lòng tham để nhũng nhiễu dân. Muốn chống
tham nhũng, phải chống cả xa xỉ, vì xa xỉ mà sinh ra tham nhũng. Mà chống tham nhũng
trước hết là chống tham quyền. Chống tham nhũng phải bằng giáo dục, công tác tư tưởng.
Nhưng chỉ có giáo dục đạo đức không thôi thì không thể xóa bỏ được tham nhũng, mà phải
kết hợp chặt chẽ với pháp luật, mà quan trọng là tính khoa học và minh bạch của bộ máy;
đồng thời phải dùng cả "pháp trị" với tính nghiêm minh của pháp luật, phép nước theo tấm
gương Hồ Chí Minh.


Chống suy thoái về đạo đức, đặc biệt phải tập trung chống chủ nghĩa cá nhân. Bởi vì
chủ nghĩa cá nhân là một loại giặc, đồng minh với các loại giặc khác. Muốn chống các loại
giặc khác, trước hết phải chống giặc trong lòng, tức chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân
là một thứ vi trùng rất độc, đẻ ra hàng trăm thứ bệnh khác nhau. Nó không chỉ ảnh hưởng
tới từng cá nhân, đối với dân tộc, mà còn làm mất niềm tin của nhân dân đối với Ðảng. Nói
ngắn gọn, theo quan điểm Hồ Chí Minh, chủ nghĩa cá nhân là một trở lực trên con đường
xây dựng chủ nghĩa xã hội, là đối lập với chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, thắng lợi của chủ nghĩa
xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân. Chống chủ
nghĩa cá nhân không có nghĩa là chà đạp lên lợi ích cá nhân.

Giờ đây, trong bối cảnh tình hình mới, việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức trở thành một
nhu cầu cấp bách và có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tư
tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chứa đựng một ý nghĩa sâu xa về lý luận và thực
tiễn, tiếp tục soi sáng công cuộc đổi mới đất nước.

PGS,TS Bùi Ðình Phong

×