Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

đề cương ngứ văn cục hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.13 KB, 68 trang )

§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 Cộng đồng lớp 12ª6
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
TRƯỜNG THPT LỆ THỦY
LỚP 12A6

Naêm hoïc 2009 - 2010
cộng đồng học sinh lớp 12A6
Trang 1
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 Cộng đồng lớp 12ª6
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
ĐỀ CƯƠNG NGỮ VĂN
Câu 1 . Văn học Việt Nam từ nam 1945- 1975 có những đặc điểm cơ bản là :
1. Nền văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu:
- Văn học trước hết là một vũ khí cách mạng, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn học.
- Văn học theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước: ca ngợi cách mạng, cổ vũ kháng chiến, nêu cao
những tấm gương chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc…
- Những phương diện chủ yếu quan trọng nhất của con người được văn học đề cập là ở tư cách công dân, ở
phẩm chất chính trị, tinh thần cách mạng. Con người trong văn học chủ yếu là con người của lịch sử, của sự
nghiệp chung, của đời sống cộng đồng.
2. Nền văn học hướng về đại chúng:
- Đại chúng vừa là đối tượng thể hiện vừa là công chúng của văn học vừa là nguồn cung cấp lực lượng sáng
tác cho văn học.
VD: + Đôi mắt (Nam Cao) – Tuyên ngôn nghệ thuật cho các nhà văn trong buổi đầu đi theo CM và
xác định đối tượng mới của VH là nhân dân lao động
+ Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) – Ca ngợi sự đổi đời nhờ cách mạng
- Văn học phải tìm đến những hình thức nghệ thuật quen thuộc trong truyền thống, trong dân gian, ngôn
ngữ phải bình dị, trong sáng, dễ hiểu.
3. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn:
- Hướng đến khuynh hướng sử thi là hướng đến tiếng nói chung của cả cộng đồng, là văn học của những sự
kiện lịch sử, của số phận toàn dân, của chủ nghĩa anh hùng. Nhân vật trung tâm cũng như người cầm bút
phải đại diện cho cộng đồng, cho giai cấp, cho dân tộc và thời đại. Ngôn ngữ sử thi là ngôn ngữ trang trọng,


tráng lệ, ngợi ca
- Văn học mang cảm hứng lãng mạn luôn hướng về lí tưởng, về tương lai, những thành tựu được nhân lên
nhiều lần với kích thước tương lai, hướng vận động của tư tưởng cảm xúc luôn đi từ bóng tối ra ánh sáng,
“Từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui”(Chế Lan Viên). Văn học là nguồn sức mạnh to lớn khiến con
người thời kỳ này có thể vượt mọi gian lao thử thách để vươn lên.
Những buổi vui sao cả nước lên đường.
(Chính Hữu)
Đường ra trận mùa nay đẹp lắm!
(Phạm Tiến Duật)
Có những cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ.
Trang 2
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 Cộng đồng lớp 12ª6
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Tươi như cánh nhạn lai hồng.
(Nguyễn Mỹ)
Cảm hứng lãng mạn bao trùm trên mọi thể loại, là nét cơ bản bao trùm giai đoạn này.

Đây là những nét cơ bản nhất của diện mạo văn học giai đoạn này.
Câu 2: Thành tựu VHVN từ năm 1975 đến hết thế kỷ XX.
Luận điểm Luận cứ Luận chứng
- Thơ ca: Tuy không tạo
được sự lôi cuốn hấp dãn
như giai đoạn trước
nhưng vẫn có những tác
phẩm tạo được sự chú ý.
- Chế Lan Viên vẫn âm thầm đổi mới thơ ca.
- Những cây bút thuộc thế hệ chống Mĩ vẫn tiếp tục
sáng tác: Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh,
Thanh Thảo, Nguyễn Đức Mậu ….
- Khuynh hướng chung: tổng kết, khái quátvề chiến

tranh qua sự trải nghiệm riêng của mỗi nhà thơ
trong suốt những năm trực tiếp chiến đấu.
Qua tập “Di cảo thơ”.
Những đường đi tới biển
(Thanh Thảo)
Đường tới thành phố
(Hữu ThỉnhH)
Trường ca sư đoàn
(Nguyễn Đức Mậu)
- Văn xuôi: có nhiều khởi
sắc. ý thức muốn đổi mới
cách viết về chiến tranh,
về cách tiếp cận hiện thực
đời sống.
- Phóng sự điều tra phát
triển mạnh mẽ.
- Kịch nói phát triển mạnh
mẽ.
- Lí luận, nghiên cứu, phê
bình văn học cũng có
nhiều đổi mới.
- Nhiều tiểu thuyết chống tiêu cực ra đời: Cù lao
tràm (Nguyễn Mạnh Tuấn), Thời xa vắng (Lê
HựuL). Truyện ngắn đặc sắc: Người đàn bà trên
chuyến tàu tốc hành và Bến quê của Nguyễn Minh
Châu.
- Đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào hiện thực, thu hút
người đọc.
- Nhiều vở kịch gây được tiếng vang trong đời sống:
Hồn Trương Ba, da hàng thịt và Tôi và chúng ta

(Lưu Quang Vũ), Mùa hè ở biển (Xuân TrìnhX)
- ý thức đổi mới phương pháp tiếp cận đối tượng.
- Giá trị nhân bản nhân văn, chức năng thẩm mĩ của
văn học được đặc biệt chú ý.
Câu 3. Những hạn chế cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến hết thế kỉ XX
Mở bài: -Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến hết thế kỉ XX gắn liền với các sự kiện lịch sử
-Văn học Việt Nam thời kì này đạt được những thành tựu to lớn tuy nhiên vẫn còn những mặt hạn chế
Trang 3
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 Cộng đồng lớp 12ª6
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Thân bài:-Thể hiện con người và cuộc sống một cách đơn giản, phiến diện
+Viết nhiều về thuận lợi, niềm vui chiến thắng. Né tránh thất bại, hi sinh
+Thể hiện, đánh giá con người ở tư cách công dân, thái độ chính trị
+Nhận thức ấu trĩ: người anh hùng không thể có tâm lí phức tạp
-Chất lượng chưa tốt
+Yêu cầu về phẩm chất nghệ thuật bị hạ thấp
+Nhà văn không có cái tôi, ít khả năng sáng tạo
+Đề tài hẹp
-Nguyên nhân: +Ảnh hưởng của tiêu chuẩn chính trị
+Ảnh hưởng tiêu cực của khuynh hướng xã hội học dung tục du nhập từ bên ngoài
Kết bài: -Hạn chế của văn học thời kì này là điều không thể phủ nhận
-Những hạn chế này là bài học kinh nghiệm cho các giai đoạn phát triển sau này
Câu 4. Những nét chính về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh :
1 Quan điểm sáng tác
- Hồ Chí Minh xem văn nghệ là hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách
mạng. Nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa- tư tưởng.
- Hồ Chí Minh chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Người căn dặn nhà văn phải “ miêu tả
cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn” hiện thực đời sống, và phải “ giữ tình cảm chân thật” ; “ nên chú ý
phát huy cốt cách dân tộc” và phải có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
- Tuy nhiên, người nghệ sĩ phải có sự sáng tạo. Người nhắc nhở “ chớ có gò bó họ vào khuôn, làm mất vẻ

sáng tạo” …
- Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức
của tác phẩm. Người luôn tự đặt câu hỏi : “ Viết cho ai ?” , “ Viết để làm gì ?” , sau đó mới quyết định “
Viết cái gì ?” và “ Viết như thế nào ?”. Do vậy, tính hiện thực và khả năng thích ứng văn chương của Người
với cuộc sống rất là sao.
- Sự nghiệp văn học của Nguyễn ái Quốc- Hồ Chí Minh có tầm vóc lớn lao, phong phú, đa dạng về thể loại
và đặc sắc về phong cách sáng tạo. Người đã sáng tác được nhiều tác phẩm văn chương có giá trị. Trong đó
có những áng văn chính luận gìau sức sống thực tế, sắc sảo về chình kiến và ý tưởng những truyện ngắn độc
đáo và hiện đại, hàng trăm bài thơ giàu tình người, tình đời, chứa chan thi vị được viết ra bằng những tài
năng và tâm huyết. Do điều kiện hoạt động cách mạng nhiều năm ở nước ngoài nên các tác phẩm của Người
được viết bằng tiếng Pháp, tiếng Hán, tiếng Việt…
2 . Di sản văn học
Trang 4
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 Cộng đồng lớp 12ª6
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
a) Văn chính luận
- Những tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh được viết ra chủ yếu với mục đích đấu tranh chính trị
nhằm tiến công trược diệt kẻ thù hoặc thể hiện những nhiệm vụ cách mạng qua những chặng đường lịch sử.
- Từ những năm 20 của thể kỉ, các bài văn chính luận với bút danh Nguyễn Ái Quốc đăng trên các tờ báo:
Người cùng khổ , Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền đã tác động và ảnh hưởng lớn đến công chung Pháp và
nhân dân nhiều nước thuộc địa. Nổi bật là Bản án chế độ thực dân Pháp, áng văn chính lụân sắc sảo nói lên
một cách thống thiết nỗi đau khổ của người dân bản xứ và tố cáo trực diện chế độ thực dân Pháp, thức tỉnh,
kêu gọi những người nô lệ đứng lên chống áp bức, bóc lột…
- Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện chính trị có giá trị lịch sử lớn lao, phản ánh khát vọng độc lập, tự do
và cuộc đấu trang kiên cường, bền bỉ của nhân dân đã giành được thắng lợi, tuyên bố hùng hồn quyền độc
lập của dân tộc Việt Nam trước nhân dân trong nước và thế giới. Tuyên ngôn Độc lập là tác phẩm chính luận
có giá trị pháp lí, giá trị lịch sử, nhân bản và nghệ thuật cao.
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quí hơn độc lập tự do (1966) là những áng văn
chính luận hào hùng, tha thiết làm rung động hàng triệu trái tim yêu nước. Những tác phẩm ấy nói lên những
vấn đề thời sự cấp bách của dân tộc, thể hiện sâu sắc tiếng gọi của non sông đất nước trong những giờ phút

thử thách đặc biệt. Trong những năm tháng cuối đời, Người viết bản Di chúc thiêng liêng mà chan chứa tình
cảm. Bản di chúc là lời căn dặn thiết tha, chân tình với đồng bào, đồng chí, vừa mang tính chiến lược trong
hướng phát triển, vừa thấm đượm tình yêu thương con người.
b) Truyện và kí
- Khoảng từ năm 1922 đến 1925, Nguyến ái Quốc đã viết một số truyện ngắn và kí bằng tiếng Pháp rất đặc
sắc sắng tạo và hiện đại. Tiêu biểu là các truyện ngắn: Pari (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922),
Con người biết mùi hun khói (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1925),
Con rùa (1925) Truyện ngắn của Hồ Chí Minh cô đọng, cốt truyện sáng tạo, kết cấu độc đáo. Mối truyện đều
có tư tưởng riêng hấp dẫn, sáng tỏ ý tưởng thâm thuý, kín đáo, chất trí tuệ toả sáng trong hình tượng và
phong cách.
c) Thơ ca
Thơ ca là lĩnh vực nổi bật nhất trong giai đoạn sáng tác văn chương của Hồ Chí Minh. Với trên dưới 250 bài
thơ có giá trị được tuyển chọn và in trong các tập Nhật ký trong tù (133 bài), Thơ Hồ Chí Minh (86 bài),
Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh (36 bài). Hồ Chí Minh đã có những đóng góp quan trọng trong nền thơ hiện đại.
- Nhật kí trong tù là tập thơ tiêu biểu nhất trong di sản thơ ca của Hồ Chí Minh. Tập thơ Nhật kí trong tù
trước hết là cuốn nhật kí bằng thơ phản ánh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng
trong hoàn cảnh nặng nề và khắc nghiệt nhất. Tập thơ chan chứa tình cảm nhân đạo, luôn hướng về những
người lao động. Nhiều bài thơ biéu hiện lòng yêu nước thiết tha của người chiến sĩ cộng sản, chứa đựng
Trang 5
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 Cộng đồng lớp 12ª6
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
nhữung bài học về nhân sinh, đạo lí, thể hiện ý chí, nghi lực vượt khó khăn gian khổ để vươn tới tự do.
Đồng thời, Nhật lí trong tù là một tác phẩm giàu giá trị nghệ thuật, Nhiều tứ thơ được thể hiện rất sáng tạo,
nhiều hình ảnh gợi cảm, thể thơ tứ tuyệt của nhiều bài thơ được sử dụng thành thực… Tạo nên vẻ đẹp hàm
xũc, ling hoạt, tài hoa, vừa cổ điển vừa hiện đại trong tập thơ.
- Ngoài ra, Hồ Chi Minh còn viết nhiều bài thơ trữ tình độc đáo, và nhữung bài thơ mộc mạc, giản di đẻ
tuyen truyền đường lối cách mạng (Pác Bó hùng vĩ, Tức cảnh Pác Bó…) Đặc biệt, trong thời kì chống thực
dân Pháp, Người đã bộc lộ những lo láng về vận mệnh non sông và tình cảm tha thiết gắn bó với cảnh sắc
thiên nhiên đất nước (Cảnh khuya, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh rừng Việt Bắc…) Người ca ngợi sức
mạnh của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến và niềm vui thắng lợi (Rằm tháng Giêng, Tin thắng

trận…).
- Những tác phẩm của Hồ Chí Minh có phong cách đa dạng và thống nhất, kết hợp sâu sắc mà nhuần nhị
mối quan hệ giữa chính trị và văn chương, giữa tư tưởng và nghệ thụât, giữa truyền thống và hịên đại. Dù
sáng tác bằng thể loại nào thì tác phẩm của Người đều có phong cách riêng, độc đáo, hấp dận, có giá trị bền
vững.
+Trong Truyện và kí, ngòi bút Hồ Chí Minh rất chủ động và sáng tạo, khi tì lối kể chân thực tạo không khí
gần gũi, có khi là giọng điệu châm biếm sắc sảom thâm thuý, tinh tế. Chất trí tuệ và tính hịên đại là những
nét đặc sắc trong truyện ngắn của Nguyễn ái Quốc.
+ Văn chính luận của Hồ Chi Minh bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu trí thức văn hoá, gắn lí luận với thực tiễn,
giàu tính luận chiến, vận dụng có hiệu quả nhiều phương thức biếu hiện.
+ Thơ ca Hồ Chí Minh cũng có phong cách đa dạng: Nhiều bài cổ thi hàm xúc, uyên thâm, đạt chuẩn mực
cao về nghệ thuật, những bài thơ hiện đại được Người vận dụng nhiều thể loại phục vụ có hiệu quả cho
nhiệm vụ cách mạng.
Câu 5: Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh là lãnh tụ kính yêu của dân tộc, Người còn là một nhà văn hóa lớn, danh nhân văn hóa
thế giới. Người am hiểu rất sâu sắc quy luật và đặc trưng của hoạt động văn nghệ, điều này được thể hiện
trực tiếp trong hệ thống quan điểm sáng tác văn chương của Người.
1. Hồ Chí Minh xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự
nghiệp cách mạng; nhà văn cũng phải ở giữa cuộc đời, góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã
hội. Văn chương trong thời đại cách mạng phải có chất thép.
2. Đối tượng thưởng thức của nền văn chương cách mạng là quảng đại quần chúng. Trước khi viết,
Người luôn đặt ra và trả lời các câu hỏi: Viết cho ai (đối tượng thưởng thức), Viết cái gì (nội dung), Viết để
làm gì (mục đích viết), Viết như thế nào (cách viết).
Trang 6
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 Cộng đồng lớp 12ª6
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
3. Hồ Chí Minh luôn đòi hỏi tới tính chân thực của văn nghệ. Người khuyên các nghệ sĩ phải bớt đi
chất thơ mộng, tăng thêm chất hiện thực. Phải miêu tả cho hay, cho chân thật cuộc sống mới, con người mới.
Người luôn chú ý tới hình thức biểu hiện của văn nghệ: phải diễn đạt giản dị, dễ hiểu, giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt.

Ngoài ra, Người luôn chú ý tới mối quan hệ giữa phổ cập và nâng cao
Câu 6. Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh :
Mở bài:
- Hồ Chí Minh một nhà văn lớn, một nhà chính trị xuất sắc, người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam
- Hồ Chí Minh để lại một khối lượng tác phẩm khổng lồ. Mỗi tác phảm đều thể hiện một phong cách rất
riêng – phong cách Hồ Chí Minh
Thân bài:-Phong cách nghệ thuật phong phú và đa đa dạng
-+Phong cách chính trị hiện đại
+Phong cách chính luận sắc bén
+Phong cách cổ điển gắn với thơ đường
-Xác định rõ: viết cho ai, viết cái gì, viết như thế nào
-Sử dụng những hình thức khác nhau cho từng đối tượng khác nhau
+Tuyên truyền cách mạng cho nhân dân: sử dụng bài vè, châm ngôn, tục ngữ, thơ ca, ca dao dân gian…
+Thơ chúc tết: viết bằng chữ Hán hồn nhiên, sâu sắc, tinh tế, đậm đà phong vị cổ điển
+Viết truyện kí: Khi viết cho người Pháp sử dụng bút pháp hiện đại.Viết cho đồng bào mình thì viết theo lối
truyền thống
+Văn chính luận: hùng hồn, đanh thép
Kết hợp tình và lí, giọng điệu ôn tồn, thân mật
Chan chứa tình nhân đạo và dạt dào cảm xúc
-Phong cách nghẹ thuật vừa đa đảngạng vừa thống nhất thể hiện:
+Nhất quán trong quan điểm sang tác
+Lối viết tron sang, giản dị, ngắn gọn, linh hoạt, chủ động
+Từ tư tưởng đến hình tượng nghệ thuật luôn luôn vận động một cách tự nhiên, nhất quá, hướng về sự sống,
ánh sang và tương lai
Kết bài:-Hồ Chí Minh có đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam
-Phong cách nghệ thuật của Người có tác động rất lớn trong phong cách nghệ thuật của các nhà
văn lúc bấy giờ và sau này
Câu 7. Hoàn cảnh, đối tượng, mục đích sáng tác của Tuyên ngôn độc lập :
Trang 7
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 Cộng đồng lớp 12ª6

♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
>Hoàn cảnh ra đời:
- Ngày 19/8/1945 ,Cách mạng tháng Tám thành công ở Hà Nội.
- Ngày 26/8/1945 Bác Hồ từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang Hà Nội,
Người soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 2/9/1945 Người đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ở Quảng
trường Ba Đình- Hà Nội trước 50 vạn dân thủ đô và các vùng lân cận khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ
Cộng Hòa.
- Cùng lúc này nhiều lực lượng thù địch đã và đang âm mưu xâm lược nước ta, đặc biệt là thực dân Pháp
đang tìm mọi cách để quay trở lại Đông Dương
>Đối tượng : Nhân dân ta ( Hỡi đồng bào cả nước!) và thế giới đặc biệt là Anh, Pháp, Mĩ.
>Mục đích : Tuyên bố nền độc lập của nước ta. Tranh luận nhằm bác bỏ luận điệu xảo trá của Thực dân
Pháp
Câu 8: Bản tuyên ngôn:
* Giá trị lịch sử: Là văn kiện lịch sử vô giá có tính chất đúc kết nguyện vọng sâu xa của dân tộc Việt
Nam về quyền độc lập tự do. Tuyên ngôn độc lập cũng là kết quả của quá trình đấu tranh gần 100 năm của
dân tộc ta chống lại kẻ thù trong và ngoài nước để có được quyền thiêng liêng ấy. Đằng sau những lời văn
trang trọng của Tuyên ngôn độc lập là sự thực lịch sử, là hình ảnh một đất nước, một dân tộc trong những
năm tháng đen tối đau thương dưới ách thống trị của kẻ thù, là biết bao cuộc đấu tranh khởi nghĩa đầy gian
khổ.
Mặt khác, bản Tuyên ngôn độc lập còn thể hiện tơ tưởng mang tầm vóc lịch sử. Độc lập của dân tộc
bao giờ cũng gắn liền với quyền sống của con người và hạnh phúc của đất nướccũng là hạnh phúc của mỗi
cá nhân trong cộng đồng. Như vậy quyền của dân tộc, quyền của con người, quyền của cá nhân là những
phạm vi gắn bó chặt chẽ với nhau. Bản Tuyên ngôn độc lập tạo ra sự thống nhất của ba phạm vi đó: từ
quyền sống của con người, tác giả nâng cao thành quyền lợi của dân tộc và trong quyền lợi của dân tộc đã
hàm chứa quyền sống của mỗi cá nhân
* Giá trị văn học: một áng văn chính luận mẫu mực. Dung lượng của bản tuyên ngôn ngắn gọn, cô
đọng nhưng giàu sức thuyết phục, gây ấn tượng mạnh mẽ đến người đọc. Kết cấu tác phẩm chặt chẽ với các
phần đều liên quan đến nhau: cách lập luận đanh thép, chứng cứac thực, và tất cả đều xoáy vào việc quan
trọng nhất là độc lập chủ quyền của dân tộc Việt Nam. Ngôn ngữ tác phẩm chính xác, giàu sức biểu hiện.
Từng câu từng chữ đều được lựa chọn sao cho đạt được hiệu quả diễn đạt cao nhất.

Trang 8
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 Cộng đồng lớp 12ª6
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Câu 9: Tuyên ngôn độc lập thể hiện phong cách của Hồ Chí Minh trong văn chính
luận. Chứng minh.
Luận điểm Luận cứ Luận chứng
- Bố cục ngắn gọn, xúc
tích.
- Lập luận chặt chẽ, đanh
thép.
- Lí lẽ sắc bén hùng hồn.
- Ngôn từ chính xác giàu
sức biểu cảm
- Là thông điệp chính trị, tác phẩm nhắc tới
mục đíchtức thời, quan trọng, loại bỏ những
amm mưu nguy hiểm của kẻ thù.
- Lên án chế độ thực dân Pháp.
- Khẳng định quyền tự do tự chủ của dân tộc
Việt Nam.
- Sức mạnh của lí lẽ chính là sự thật.
- Sự độc lập của Việt Nam phù hợp với lẽ phải
công lí và đạo đức.
- Hàng loạt động từ, tính từ… chính xác giàu
sắc thái biểu cảm.
- Bản tuyên ngôn của Pháp
và Mĩ.
- Pháp không bảo hộ dân
chủ Việt Nam, chúng đã
phản bội Việt Nam, đã gieo
rắc nhiều tội ác với nhân dân

Việt Nam.
Câu 10. Phân tích giá trị nội dung của Tuyên ngôn độc lập :
Luận điểm Luận cứ và luận chứng
Cơ sở pháp lí và
chính nghiã của
bản tuyên ngôn
Nêu và khẳng định quyền con người và quyền dân tộc:
- Trích dẫn 2 bản TNgôn:
+ Tuyên ngôn độc lập của Mĩ (1776)
+ Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp (1791)
-> nêu lên nguyên lí cơ bản về quyền bình đẳng, độc lập của con người
-Ý nghĩa của bản trích dãn
+ Có tính chiến thuật sắc bén, khéo léo, khóa miệng đối phương.
+Khẳng định tư thế đầy tự hào của dân tộc( đặt 3 cuộc CM, 3 nền độc lập, 3
bản TN ngang tầm nhau.)
-Lập luận sán tạo " Suy rộng ra " “ -> từ quyền con người nâng lên thành
quyền dân tộc.
- Với lời lẽ sắc bén, đanh thép, Người đã xác lập cơ sở pháp lý của bản TN,
nêu cao chính nghĩa của ta. Đặt ra vấn đề cốt yếu là độc lập dân tộc.
Trang 9
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 Cộng đồng lớp 12ª6
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Cơ sở thực tiễn
của bản tuyên
ngôn
Tội ác của Pháp
*Tội ác 80 năm: lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng nhưng thực chất cướp
nước,áp bức đồng bào ta,trái với nhân đao& chính nghĩa.
-Chứng cứ cụ thể :
+ Về chính trị: không có tự do, chia để trị ,đầu độc , khủng bố.

+ Về kinh tế: bóc lột dã man
-Đoạn văn có giá trị của bản cáo trạng súc tích,đanh thép, đầy phẩn nộ đối
với tội ác tày trời của thực dân
*Tội ác tron 5 năm (1940-1945)
- Bán nước ta 2 lần cho Nhật (bảo hộ?)
- Phản bội đồng minh ,không đáp ứng liên minh cùng Việt Minh để chống
Nhật, thậm chí thẳng tay khủng bố ,giết nốt tù chính trị ở Yên Bái,Cao Bằng.
*Lời kết án đày phẫn nộ, sôi sục, căm thù: Vừa:(quì gối ,đầu hàng ,bỏ
chạy ) ->đanh thép tố cáo tội ác tày trời (từ đó, từ đó )
Đó là lời khai tử dứt khoát cái sứ mệnh bịp bợm của thực dân Pháp đối với
nước ta ngót >vạch trần thái độ nhục nhã của Pháp gần một thế kỉ.
Dân tộc Việt Nam (lập trường chính nghĩa)
- Gan góc chống ách nô lệ của Pháp trên 80 năm
- Gan góc đứng về phe đồng minh chống Phát xít.
- Khoan hồng với kẻ thù bị thất thế.
-Giành độc lập từ tay Nhật chứ không phải từ Pháp .
*Phương pháp biện luận chặt chẽ, lô gích, từ ngữ sắc sảo. Cấu trúc đặc
biệt,nhịp điệu dồn dập,điệp ngữ"sự thật "như chân lí không chối cải được.Lời
văn biền ngẫu, phủ định chế độ thuộc địa thực dân Pháp và khẳng định quyền
độc lập tự do của dân tộc
-Phủ định dứt khoát, triệt để (thoát ly hẳn,xóa bỏ hết ) mọi đặc quyền
,đặc lợi của thực dân Pháp với đất nước Việt Nam .
-Khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập , tự do của dân tộc
*Hành văn;hệ thống móc khẳng định tuyệt đối
Lời tuyên bố độc
lập trước thế giới
- Lời tuyên bố thể hiện lí lẽ đanh thép vững vàng của Hồ Chủ Tịch về quyền
dân tộc -tự do ( trên cơ sở lí luận pháp lí, thực tế ,bằng ý chí mãnh liệt của
dân tộc )
-Tuyên bố dứt khoát triệt để

Câu 11.Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu qua cái nhìn của Phạm Văn
Đồng :
- Vẻ đẹp đáng trân trọng, kính phục của con người Nguyễn Đình Chiểu :
+ Nguyễn Đình chiểu là tấm gương chói ngời về tinh thần yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc, cả cuộc
đời ông dành trọn cho quê hương đất nước.
Trang 10
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 Cộng đồng lớp 12ª6
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
+ Bị mù cả hai mắt nên hoạt động chủ yếu của Nguyễn Đình Chiể là thơ văn. Văn chương của ông không
chỉ ghi lại lịch sử của một thời khổ nhục nhưng rất đỗi oanh liệt mà nó còn soi sang tâm hồn trong sang và
cao quý lạ thường của tác giả.
- Quan điểm về thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu :
+ Quan điểm sáng tác văn chương của Nguyễn Đình Chiểu hoàn toàn thong nhất với quan niệm làm
người, “văn tức là người”, văn thơ phải là vũ khí chiến đấu của người chiến sĩ.
+Nguyễn Đình Chiểu quan niệm: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm / Đâm mấy thằng gian bút
chẳng tà”.
- Nội dung thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu :
+ Phạm Văn Đồng đặt các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu trên cái nền của hoàn cảnh lịch sử lúc bấy
giờ. Theo tác giả, Nguyền Đình Chiểu xứng đáng là “ Ngôi sao sáng trong nền văn học dân tộc” là vì thơ
văn của ông đã làm sống lại phong trào khág chiến chống Pháp kiên cường, bền bỉ của người dân Nam Bộ
trong thời điểm lúc bấy giờ.
+ Tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu là những bài ca ngợi những người chiến sĩ dũng cảm, đồng thời cũng
là lời than khóc cho những anh hùng thất thếđã bỏ mình trong cuộc chiến đấu vì nước, vì dân.
+ Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu phản anh hơi thở nóng hổi của cuộc chiến chống Pháp giai đoạn đầu. Tác
phẩm của ông có sức cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc chiến đấu chống thực dân .
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tác phẩm tiêu biểu của mảng thơ văn Đồ Chiểu khi đất nước có giặc ngoại
xâm. Với tác phẩm này, lần đầu tiên trong văn học thành văn, hình tượng người nông dân nghĩa sĩ đi vào
văn học với tất cả phẩm chất tốt đẹp vốn có của họ.
+ Phạm Văn Đồng hiểu rất rõ rang, tác phẩm văn chương lớn chỉ có thể sinh ra từ những tâm hồn lớn. Vì
thế, khi nói đến thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, tác giả luôn chú ý làm cho người đọc nhận ra

rằng, những câu văn, vần thơ đó chính là bầu nhiệt huyết của nhà thơ trào ra thành chữ nghĩa : “Ngòi bút,
nghĩa là tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu”.
- Lục Vân Tiên qua cái nhìn của Phạm Văn Đồng :
+ Lục Vân Tiên là “Một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời, ca ngợi
những điều trung nghĩa!”.
+ Phạm Văn Đòng đã xem xét giá trị của Truyện Lục Vân Tiên trong mối quan hệ mật thiết với đời sống
của nhân dân. Tác phẩm có giá trị bởi lẽ đó là một công trình nghệ thuật mà nội dung tư tưởng lẫn hình thức
nghệ thuật đều được đông đảo quần chúng nhân dân yêu quý và đón nhận nồng nhiệt.
Câu 12 Giới thiệu nhà thơ Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến
1. Tác giả : Quang Dũng (1921-1988)
Trang 11
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 Cộng đồng lớp 12ª6
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
- Tên thật là Bùi Đình Diệm.
- Quê quán Phượng Trì, Đan Phương, Hà Tây.
- Cuộc đời: Từng gia nhập quân đội, làm thơ, viết văn, biên tập viên nhà xuất bản
- Con người : Là một nghệ sĩ đa tài “ Cầm, kì, thi, hoạ”, nhưng trước hết là một nhà thơ.
- Phong cách thơ: Hồn hậu, phóng khoáng, hào hoa, lãng mạn
2 . Tác phẩm :
- Vị trí: Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách thơ Quang
Dũng, in trong tập thơ “Mây đầu ô”(1986).
Qua bài thơ, tác giả Quang Dũng :
- Ca ngợi vẻ đẹp của người lính Tây Tiến, cũng là vẻ đẹp của những người lính trong kháng chiến chống
Pháp.
- Thể hiện tình cảm sâu nặng của nhà thơ với đơn vị Tây Tiến, với cảnh vật và con người miền Tây một thời
gắn bó.
- Về nghệ thuật :
+ Hình ảnh: Đa dạng, phong phú, giàu tính sáng tạo, đậm sắc thái thẩm mĩ ( Thiên nhiên vừa nghiệt ngã
vừa thơ mộng; con người vừa hào hùng vừa hào hoa; cảnh vừa cụ thể vừa khái quát, vừa xa vừa gần…)
+ Ngôn ngữ: nhiều sắc thái, nhiều kết hợp từ ngữ độc đáo mới mẻ, sử dụng địa danh ấn tượng

+ Giọng điệu khi tha thiết, , bồi hồi, khi hồn nhiên vui tười, khi trang trọng cổ kính, khi lại man mác bâng
khuâng…
- Về nội dung : Khắc họa hình tượng người lính Tây tiến vừa hào hùng vừa hào hoa.
Câu 13. Trình bày cảm nhận của em về đoạn 1 của bài thơ Tây Tiến :
Mở bài: -Quang Dũng là nghệ sĩ đa tài với hòn thơ phóng khóang, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa
-Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ và thể hiện sâu sắc phong cách thơ Quang Dũng
-Tinh hoa của bài thơ được thể hiện trong đoạn đầu vơi bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, mĩ lệ của núi rừng,
nơi nhà thơ cùng đoàn quân Tây Tiến từng hoạt động, chiến đấu
Thân bài:-Giới thiệu chung
+Bài thơ được sáng tác năm 1948 khi nhà tơ rời khỏi đơn vị cũ Tây tiến, chuyển sang hoạt đọng tại một đơn
vị khác
+Tây Tiến là một đơn vị bộ đội chống Pháp hoạt động trên địa bàn rộng lớn chủ yếu là nơi có đảngịa hình
hiểm trở, hoang vu. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội
-Mở đầu bằng một nỗi nhớ trào dâng
+Sông Mã hiện lên qua tiến gọi thân thương
Trang 12
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 Cộng đồng lớp 12ª6
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
+Điệp từ nhớ
+Điệp vần ơi làm câu thơ như ngân vang
-Hình ảnh đoàn quân mờ ảo trong sương khói của núi rừng Tây Bắc
+Những địa danh, những bản làng của Tây Bắc
+Hành quân tuy mỏi nhưng họ không chùn bước
+Hiện thực gian khổ nhưng lãng mạn
-Địa hình hiểm trở của Tây Tiến
+Các từ láy có giá trị tạo hình cao: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút
+Con đường hành quân với những đèo dốc quanh co, gập ghềnh, trùng điệp
+Thấy được tài năng hội họa của Quang Dũng
-Người lính Tây Tiến không chỉ đối mặt với dốc cao vực sâu mà còn phải chịu những mất mát, hi sinh
+Hi sinh bởi bệnh tật, kiệt sức

+Nỗ lực vượt qua khó khăn, gian khổ vững bước cùng đồng đội
+Cách nói tránh về cái chết gợi tư thế ngạo nghễ của người lính mà cũng thật hào hùng
-Núi rừng Tây Bắc ấn tượng với vẻ thâm u, hoang dã, ẩn chứa nhiều nguy hiểm
+Các từ láy “chiều chiều”, “đêm đêm” cho thấy mối nguy hiểm lúc nào cũng có
+Nhấn mạnh vẻ hoang dã, dữ dội của núi rừng
-Sau những chặng đường hành quân mệt mỏi, người lính Tây Tiến được sống trong tình quân dân ngọt ngào
+ “Nhớ ôi” diễn tả nỗi nhớ da diết về những đồng bào trên Tây Bắc
+Những liên tưởng đẹp, lãng mạn về những cô gái Thái vừa khỏe khoắn vừa dịu dàng mà đằm thắm yêu
thương
+Âm điệu nhẹ nhàng, tha thiết, gợi cảm giác êm đảngịu, ấm áp, tạo tâm thế cho người đọc cảm nhận đoạn
thơ tiếp theo
Kết bài:-Đoạn thơ thể hiện tài hoa, tâm hồn lãng mạn, phóng khoáng của nhà thơ
-Đoạn thơ có ngôn ngữ giàu chất tạo hình, giàu nhạc điệu đã đảngựng lên bức tranh sinh động về cảnh hành
quân của đoàn quân Tây Tiến trên nền thiên nhiên rừng núi thwo mộn
-Sự gắn bó, nỗi nhớ tha thiết của nhà thơ về những ngày chiến đấu cùng Tây Tiến
Câu 14. Bình giảng đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Mở bài :
- Tây Tiến là dòng hồi tưởng đầy xúc động của Quang Dũng về binh đoàn Tây Tiến nổi danh một thời.
- Đoàn quân ấy đã từng trải qua nhiều gian nan, thử thách khắc nghiệt, kể cả hy sinh, mất mát.
Trang 13
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 Cộng đồng lớp 12ª6
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
- Trên con đường hành quân thăm thẳm, binh đoàn Tây Tiến từng có những giờ phút vui vầy, hào hứng:
Doang trại bừng lên hội đuốc hoa
…………………………………
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
Thân bài :
- Tâm hồn nhà thơ, một người trong cuộc, khi hồi tưỏng lại, cũng bâng khuâng, bay bổng và say sưa với
từng kỷ niệm.
Đó là buổi liên hoan tưng bừng ngay trong doanh trại Tây Tiến:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
- Nhớ lại đêm liên hoan năm xưa, hồn nhà thơ như đang sống với quá khứ. Và, quá khứ không còn là năm
xưa nữa, mà như đang diễn ra, rôn rã:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
- Trong đêm tối đen giữa chốn núi rừng, cả doanh trại chợt bừng tình giấc và niềm vui cũng bùng nổ theo.
+ Cuộc sống gian khổ, những ngày cơ cực, trèo đèo, vượt thác hầu như lùi vào dĩ vẵng, chỉ có ánh sáng
cùng cực với sự reo vui lan toả khắp chốn.
+ Ánh đuốc được thắp lên trong trại lính mang đến ánh sáng của lễ hội. Trong doanh trại không chỉ có
những người lính:
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
- Những người thiếu nữ vùng Tây Tiến đang đóng quân đã đến với họ, vừa thân thuộc, vừa gây ngạc
nhiên.
- Ngạc nhiên vì em đã đến với Tây Tiến khác ngày hôm qua, đến để cùng trẩy hội.
=> Vì thế, đêm liên hoan biến thành “hội đuốc hoa” của tuổi trẻ, khiến người ta nghĩ tới đêm tân hôn rộn
ràng. Đến lúc điệu khèn, điệu nhạc trỗi lên, những người trai trẻ thực sự đang sóng với một không khí khác,
đang say sưa với hạnh phúc:
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
- Khổ thơ thứ hai nối tiếp dòng hồi tưởng của Quang Dũng về những kỷ niệm lúc đoàn quân Tây Tiến tạm
dừng bước nơi miền sơn cước. Nếu như đoạn trên là một cảnh tượng vui vầy, tưng bừng cụ thể thì dòng hồi
ức lúc này có vẻ tản mạn, mơ màng:
Nguời đi Châu Mộc chiều sương ấy
Trang 14
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 Cộng đồng lớp 12ª6
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
- Phải nói ngay rằng, đấy là một khung cảnh buồn:
+ Không gian trải rộng đến mênh mông.
+Âm điệu chùng xuống, như được kéo giãn ra, khổ thơ có cấu trúc lạ: bên cạnh một cảnh tượng là một
lời nhắc nhở, tâm tình:
Châu Mộc chiều sương Có nhớ
Hồn lau nẻo bến bờ
Người đi trên độc mộc Có thấy
Nước lũ hoa đong đưa
- Dường như ánh mắt quấn quýt, quyến luyến lấy cảnh vật và nỗi nhớ bao trùm, trải rộng khắp không gian.
Đành rằng, đấy là cảnh buồn, buồn đến nao lòng. Nhưng thử hỏi, một vùng đất mà nhắc tới nó, người ta nhớ
nhung da diết, buồn thương đến vậy có phải là vùng đất ấy đã “hoá tâm hồn” không? Và, nỗi buồn kia mới
đáng quý, đáng trọng biết bao!
- Ở đây cũng cần nói thêm, có những kỷ niệm vốn rất vui, không một một chút gợn buồn. Nhưng một khi
đã trở thành ký ức, sống trong hoài niệm thì kỷ niệm ấy lại được bao bọc màn suơng của nhơ nhung và trở
thành cảnh buồn. Vì lẽ gì ư? Vì “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Vì hiện tịa, nguời ta đã mất nó,
không còn có được cuộc sống những giờ khắc ấy nữa. Âu đó cũng là lẽ thường xưa nay!
Kết bài :
- Hai khổ trên trong bài Tây Tiến là những câu thơ đẹp:
+Đẹp, vì một vùng đất, vì những con người đã để lại hình bóng không phai mờ trong tâm hồn nhà thơ
hào hoa, lãng mạn.
+ Đẹp, vì niềm say mê, nỗi nhớ nhung tha thiết của nhà thơ đối với Tây Bắc và Tây Tiến
Câu 15 Cảm nhận của em về đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến- Quang Dũng
Mở bài: -Giới thiệu bài thơ và tác giả Quang Dũng
-Tây Tiến-bài thơ hay của đời thơ Quang Dũng, bài thơ xuất sắc của nền văn học kháng chiến.
-Hình ảnh phi thường, tài hoa của người lính quq ngoại hình, mơ mộng, cái chết bất tử được thể
hiện qua đoạn thơ
Thân bài:-Những câu thơ tả thực đạm chất lãng mạn
+Không mọc tóc: do bệnh sốt rét hoặc do điều kiện sống và sinh hoạt mà phải cạo trọc đầu
+Quân xanh màu lá: thiếu thốn lương thực, thực phẩm, điều kiện sống khó khăn, vất vả, bệnh tật

Trang 15
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 Cộng đồng lớp 12ª6
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
+Vượt lên trên vẻ tiều tụy, thiếu thốn, gian khổ hình ảnh các chiến dĩ vẫn hiện lên vẻ bi tráng
-Quang Dũng không lẩn tránh hiện thực chiến tranh, tác giả thể hiện sự đối lập giữa ngoại hình và
nội tâm
-Trong chiến tranh gian khổ, các chiến sĩ Tây Tiến vấn không vơi đi những tình cảm lãng mạn
+Mộng: mộng giết giặc, mộng lập công danh
+Mơ về Hà Nội, về quê hương, mơ những bóng dáng người thương yêu của họ
=>Giúp họ thư thái sau những chặng đường vất vả và cổ vũ, động viên tinh thần chiến đấu của họ
-Chiến sĩ Tây Tiến bình thản đón nhận cái chết. Nấm mồ của những người anh hùng đi trước
không làm họ nản trí, ngược lại đó là động lực thoi thúc họ lên đường
-Cái chết cao đẹp, cái chết bất tử của người lính Tây Tiến
+Áo bào: tấm áo của người chiến sĩ đắp cho đồng đội mình. Nhưng vì đó là chiếc áo đắp cho
những người anh hùng hi sinh vì nghĩa lớn nên nó trở thành chiếc áo bào trang nghiêm
+Anh về đất: cách nói giảm nói tránh làm vơi đi sự đau thương mát mát
Kết bài: -Đoạn thơ khắ họa chân thực, rõ nét cuộc sống trong chiến tranh của người lính
-Thể hiện nét tài hoa, nghệ thuật khắc họa, tả thực của Quang Dũng
Câu 16: Giới thiệu bài Việt Bắc.
Bài thơ Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là thành tựu xuất sắc của thơ ca kháng chiến
chống Pháp. Bài thơ ra đời nhân một sự kiện lịch sử: tháng 10 năm l954, những người kháng chiến rời căn
cứ miền núi trở về miền xuôi. Từ điểm xuất phát ấy, bài thơ ngược về quá khứ để tưởng nhớ một thời cách
mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, để nói lên nghĩa tình gắn bó thắm thiết với Việt Bắc, với Đảng
và Bác Hồ, với đất nước và nhân dân - tất cả là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để dân tộc ta vững vàng
bước tiếp trên con đường cách mạng. Nội dung ấy được thể hiện bằng hình thức đậm tính dân tộc.Bài thơ rất
tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu.
Hoàn cảnh sáng tác tạo nên một sắc thái tâm trạng đặc biệt, đầy xúc động bâng khuâng: Cầm tay nhau biết
nói gì hôm nay Đó là cuộc chia tay của những người từng sống gắn bó suốt mười lăm năm ấy, có biết bao
kỉ niệm ân tình, từng sẻ chia mọi cay đắng ngọt bùi, nay cùng nhau gợi lại những hồi ức đẹp đẽ, khẳng định
nghĩa tình thuỷ chung và hướng về tương lai tươi sáng. Chuyện ân tình cách mạng đã được Tố Hữu khéo léo

thể hiện như tâm trạng của tình yêu lứa đôi.Diễn biến tâm trạng như trong tình yêu lứa đôi được tổ chức theo
lối đối đáp quen thuộc của ca dao, dân ca, bên hỏi, bên đáp, người bày tỏ tâm sự, người hô ứng, đồng vọng.
Hỏi và đáp đều mở ra bao nhiêu kỉ niệm về một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, mở
ra bao nhiêu nỗi niềm nhớ thương. Thực ra, bên ngoài là đối đáp, còn bên trong là độc thoại, là sự biểu hiện
tâm tư, tình cảm của chính nhà thơ, của những người tham gia kháng chiến.
Trang 16
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 Cộng đồng lớp 12ª6
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Câu 17. Đặc điểm phong cách thơ Tố Hữu
Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị.
a.Về nội dung: Thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình chính trị sâu sắc.
-Trong việc biểu hiện tâm hồn, thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung
- Trong việc miêu tả đời sống, thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi.
- Những điều đó được thể hiện qua giọng thơ mang tính chất tâm tình, tự nhiên, đằm thắm, chân thành
b. Về nghệ thuật: Thơ Tố Hữu mang phong cách dân tộc đậm đà
- Về thể thơ:
+ Vận dụng thành công thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc
+ Thể thất ngôn trang trọng mà tự nhiên
-Về ngôn ngữ: Dùng từ ngữ và cách nói dân gian, phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt
Thơ Tố Hữu là bằng chứng sinh động về sự kết hợp hài hoà hai yếu tố cách mạng và dân tộc trong sáng tạo
nghệ thuật, sáng tạo thi ca .
Câu 18 : Những nét chính về sự nghiệp của Tố Hữu :
Mở bài: -Giới thiệu sơ qua về tiểu sư, cuộc đời của Tố Hữu
-Tố Hữu sớm giác ngộ cách mạng và trở thành nhà thơ cách mạng, nhà thơ của lí tưởng cộng sản
Thân bài:-Tố Hữu giữ nhiều cương vị quan trọng trong cơ quan lãnh đạo của Đảng cũng như trong hội văn
học Việt Nam
-Tố Hữu nhận được các giải thưởng văn học lớn:
+Giải nhất Giải thưởng Văn học Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955(Tập thơ Việt Bắc).
+Giải thưởng Văn học ASEAN(1996)
+GiảI thưởng Hồ Chí Minh về Văn học-Nghệ thuật(đợt 1,năm 1996).

-Con đường thơ bắt đầu với sự giác ngộ cách mạng. Quá trình sáng tác gắn bó mật thiết với quá
trình hoạt động cách mạng
a)Tập thơ đầu tay Từ ấy(1937-1946)
+ Ghi lại niềm vui bắt gặp lý tưởng cách mạng
+Là tiếng ca gieo vui của một tâm hồn trẻ đang khao khát lẽ sống bỗng gặp chân lí, lí tưởng
+Là tiếng thé căm thù xã hội đầy bất công
Trang 17
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 Cộng đồng lớp 12ª6
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
+Là tiếng nói cảm thong với bao số phận cùng khổ
+Là tiếng đấu tran hùng tráng, thiết tha trong chốn lao tù
+Từ ấy viết với giọng điệu thiết tha, sôi nổi, chân thành của một tâm hồn nhạy cảm, trẻ trung, của tâm hồn
mới- một tâm hồn khi tìm được lí tưởng, khi cái riêng hạnh phúc cá nhân đã hoà vào cái chung,vận mệnh
của dân tộc.
b) Việt Bắc(1946-1954)
+Bản hùng ca ca ngợi cuộc kháng chiến và những con người kháng chiến
+Phản ánh trung thực, sinh động những chặng đường gian khổ, những hi sinh mất mát nhưng đầy thắng lợi
vẻ vang cả một dân tộc vừa thoát khỏi nô lệ đã phải đứng lên cầm sung giữ nước
+Kết tinh, thể hiện tư tưởng, tình cảm lớn của nhiều lớp người Việt Nam trong kháng chiến nên Việt Bắc là
tập thơ mang đậm ính dân tộc và đại chúng Chất hiện thực sâu sắc trong thơ Tố Hữu tạo nên kết hợp nhuần
nhuyễn giữa yếu tố lãng mạn cách mạng và hiện thực
c)Gió lộng(1955-1961)
+Thể hiện khuyênh hướng khái quát và cảm hứng lịch sử
+Thể hiện niềm vui làm chủ đất nước,làm chủ đời mình
+Ca ngợi cuộc sống mới mở miền Bắc và bộc lộ tình cảm tha thiết đối với miền Nam
+ Tập thơ thể hiện những vấn đề dân tộc,cộng đồng,chứ không phải là vấn đề số phận cá nhân,nói đúng hơn
là số phận cá nhân hoà với số phận dân tộc,cộng đồng.
d)Ra trận, Máu và hoa
+Ca ngợi, cổ vũ động viên cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm, giaỉ phóng miền Nam, thống nhất đất
nước

-Mang đậm tính chings luận, thời sự, chất sử thi anh hùng ca
e) Một tiếng đờn(1979-1992)
+Bộc lộ những chiêm nghiệm và suy nghĩ sâu sắc trước cuộc đời.
+Suy nghĩ về lẽ đời biến đổi,về chuyện nhân tình có thể hiện tâm trạng buồn của Tố Hữu nhưng vẫn chứa
ẩn niềm tin yêu,hi vọng không bao giờ cạn đối với Đảng,đất nước,dân tộc
-Tố Hữu là một nhà thơ-chiến sĩ.Ông làm thơ trước hế là vị sự nghiệp của dân tộc, của Đảng
-Cảm hứng nổi bật trong thơ Tố Hữu là cảm hứng về nhân dân,về cách mạng,cảng hứng về lịch sử hào hùng
của dân tộc
- Trong thơ Tố Hữu,cái tôi đã hoà với cái ta.;cái riêng hoà với cái chung,nghệ sĩ gắn bó với nhân dân
-Thơ Tố Hữu là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các yếu tố lãng mạn cách mạng và hiện thực,trữ tình và anh
hùng ca,tính dân tộc và tính thời đại
-Tố Hữu thành công với thể thơ truyền thống, lối nói quen thuộc trong ca dao
Trang 18
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 Cộng đồng lớp 12ª6
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
-Giọng điệu riêng trong thơ Tố Hữu là giọng tâm tình ngọt ngào,tha thiết.
-Trên nhiều chặng đường thơ Tố Hữuđã kết hợp hài hoà nội dung với hình thức biểu hiện và tạo hiệu quả
nghệ thuật cao.
Kết bài: -Tố Hữu là một trong những tác gia lớn của Việt Nam
-Sự nghiệp văn học của Tố Hữu đóng góp phần to lớn cho nền văn học Việt Nam
Câu 19: Cảm nhận về hai khổ thơ đầu của bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
Hoàn cảnh sáng tác tạo nên một sắc thái tâm trạng đặc biệt, đầy xúc động bâng khuâng: Cầm tay
nhau biết nói gì hôm nay Đó là cuộc chia tay của những người từng sống gắn bó suốt mười lăm năm ấy, có
biết bao kỉ niệm ân tình, từng sẻ chia mọi cay đắng ngọt bùi, nay cùng nhau gợi lại những hồi ức đẹp đẽ,
khẳng định nghĩa tình thuỷ chung và hướng về tương lai tươi sáng. Chuyện ân tình cách mạng đã được Tố
Hữu khéo léo thể hiện như tâm trạng của tình yêu lứa đôi.
- Diễn biến tâm trạng như trong tình yêu lứa đôi được tổ chức theo lối đối đáp quen thuộc của ca dao, dân
ca, bên hỏi, bên đáp, người bày tỏ tâm sự, người hô ứng, đồng vọng.
+ Bốn câu đầu là lời ướm hỏi dạt dào tình cảm của ngưòi ở lại,đồng thời cũng khảng định tấm lòng thuỷ
chung của mình:

Đại từ Mình-Ta:Mối quan hệ gần gũi thân thiết -> gợi bao lưu luyến, bâng khuâng, bồn chồn, bịn rịn.
Điệp từ “nhớ.”(láy lại)
Lời nhắn nhủ của VB “Mình có nhớ ta, mình có nhớ không” vang lên ray rứt,gợi nỗi nhớ triền miên15
năm gợi thời gian.
Cây, núi, sông, gợi không gian thời gian hoạt động kháng chiến tại không gian Việt Bắc + 4 câu sau là
tiếng lòng của người cán bộ cách mạng về xuôi.
Nghe câu hỏi nên người về bâng khuâng , bồn chồn => Tình cảm thắm thiết của người cán bộ với cảnh
và ngưêi Việt Bắc
Đại từ phiếm chỉ “ai”nhưng lại rất cụ thể gợi sự gần gũi thân thương
Áo chàm: Hình ảnh bình dị, chân tình, chỉ người Việt Bắc.
“Cầm tay ” > Câu thơ bỏ lửng ngập ngừng nhưng đã diễn đạt chính xác thái độ xúc động nghẹn ngào
không thể nói nên lời của người cán bộ từ dã Việt Bắc về xuôi
.=> Hỏi và đáp đều mở ra bao nhiêu kỉ niệm về một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng,
mở ra bao nhiêu nỗi niềm nhớ thương. Thực ra, bên ngoài là đối đáp, còn bên trong là độc thoại, là sự biểu
hiện tâm tư, tình cảm của chính nhà thơ, của những người tham gia kháng chiến.
Trang 19
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 Cộng đồng lớp 12ª6
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Câu 20 Cảm nhận của em về đoạn thơ tả cảnh bốn mùa của bài thơ Việt Bắc
Mở bài :
- Nhắc đến Việt Bắc là nhắc đến cội nguồn của cách mạng, nhắc đến mảnh đất trung du nghèo khó mà
nặng nghĩa nặng tình - nơi đã in sâu bao kỉ niệm của một thời kì cách mạng gian khổ nhưng hào hùng sôi
nổi khiến khi chia xa, lòng ta sao khỏi xuyến xao bồi hồi.
Cứ thế sợi nhớ, sợi thương cứ thế mà đan cài xoắn xuýt như tiếng gọi "Ta - mình" của đôi lứa yêu nhau.
Đúng như lời thơ Chế Lan Viên từng viết " Khi ta ở đất chỉ là nơi ở/ Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn".
Vâng! Việt Bắc đã hóa tâm hồn dào dạt nghĩa yêu thương trong thơ Tố Hữu với những lời thơ như tiếng
nhạc ngân nga, với cảnh với người ăm ắp những kỉ niệm ân tình có bao giờ quên được.
"Ta về mình có nhớ ta

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung"

Thân Bài :
Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị, thơ ông diễn tả những tình cảm cách mạng thật nhẹ nhàng mà cũng thật
đậm sâu.
Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu nói riêng, của thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung. Bài thơ
được viết vào tháng 10/1954, khi Trung ương Đảng và Chính phủ, Bác Hồ và cán bộ kháng chiến từ giã
"Thủ đô gió ngàn" về với "Thủ đô Hoa vàng nắng Ba Đình".
Cả bài thơ là một niềm hoài niệm nhớ thương tuôn chảy về những năm tháng ở chiến khu Việt Bắc rất gian
khổ nhưng vui tươi hào hùng. Nhưng có lẽ để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong bài ca Việt Bắc có lẽ là đoạn
thơ về bức tranh tứ bình với bốn mùa xuân - hạ - thu - đông.
Mở đầu đoạn thơ là hai câu thơ giới thiệu nội dung bao quát cảm xúc chung của đoạn thơ:
"Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người"
- Câu thơ đầu tiên sử dụng câu hỏi tu từ "mình có nhớ ta", câu thơ thứ hai là tự trả lời, điệp từ "ta" lặp lại
bốn lần cùng với âm "a" là âm mở khiến câu thơ mang âm hưởng ngân xa, tha thiết nồng nàn.
- Với Tố Hữu, người cán bộ ra đi không chỉ nhớ đến những ngày tháng gian khổ "bát cơm sẻ nửa chăn sui
đắp cùng", mà còn nhớ đến vẻ đẹp đáng yêu của Hoa cùng Người.
+Ở đây, hoa tượng trưng cho vẻ đẹp thiên nhiên Việt Bắc.
+Con người là con người Việt Bắc với tấm áo chàm nghèo khổ nhưng đậm đà lòng son. Hoa và Người
quấn quýt với nhau trong vẻ đẹp hài hòa đằm thắm để tạo nên cái nét riêng biệt, độc đáo của vùng đất này.
Trang 20
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 Cộng đồng lớp 12ª6
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Chính điều ấy đã tạo nên cái cấu trúc đặc sắc cho đoạn thơ.Trong bốn cặp lục bát còn lại câu sáu dành cho
nhớ hoa, nhớ cảnh, câu tám dành cho nhớ người.Cảnh và Người trong mỗi câu lại có những sắc thái đặc
điểm riêng thật hấp dẫn.
- Nhắc đến mùa đông ta thường nhớ đến cái lạnh thấu xương da, cái ảm đạm của những ngày mưa phùn
gió bấc, cái buồn bã của khí trời u uất. Nhưng đến với Việt Bắc trong thơ Tố Hữu thì thật lạ. Mùa đông
bỗng ấm áp lạ thường:
“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”.

+ Điểm xuyết trên cái nền màu xanh bát ngát bao la của cánh rừng, là màu hoa chuối đỏ tươi đang nở rộ
lung linh dưới ánh nắng mặt trời.
+ Cái màu "đỏ tươi" - gam màu nóng của bông chuối nổi lên giữa màu xanh bát ngát của núi rừng, làm
cho thiên nhiên Việt Bắc trở nên tươi sáng, ấm áp và như tiềm ẩn một sức sống, xua đi cái hoang sơ lạnh
giá hiu hắt vốn có của núi rừng.
Câu thơ làm ta liên tưởng đến màu đỏ của hoa lựu trong thơ Nguyễn Trãi:
“Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tịn mùi hương”.
=> Từ liên tưởng ấy ta thấy, mùa đông trong thơ Tố Hữu cũng lan tỏa hơi ấm của mùa hè chứ không lạnh
lẽo hoang sơ bởi màu đỏ của hoa chuối cũng như đang phun trào từ giữa màu xanh của núi rừng.
+Cùng hiện lên với cái lung linh của hoa chuối ấy là con người của vùng chiến khu lên núi làm nương, phát
rẫy sản xuất ra nhiều lúa khoai cung cấp cho kháng chiến "Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng" .
+Trước thiên nhiên bao la, con người dường như càng trở nên kỳ vĩ, hùng tráng hơn.
+ Ở đây nhà thơ không khắc họa gương mặt mà chớp lấy một nét thần tình rực sáng nhất. Đó là ánh mặt
trời chớp lóe trên lưỡi dao rừng ở ngang lưng.
+ Ở đây câu thơ vừa mang ngôn ngữ thơ nhưng lại vừa mang ngôn ngữ của nghệ thuật nhiếp ảnh. Con
người như một tụ điểm của ánh sáng. Con người ấy cũng đã xuất hiện ở một vị trí, một tư thế đẹp nhất - "
đèo cao". Con người đang chiếm lĩnh đỉnh cao, chiếm lĩnh núi rừng, tự do " Núi rừng đây là của chúng ta/
Trời xanh đây là của chúng ta".
=> Đấy là cái tư thế làm chủ đầy kiêu hãnh và vững chãi: Giữa núi và nắng, giữa trời cao bao la và rừng
xanh mênh mang. Con người ấy đã trở thành linh hồn của bức tranh mùa đông Việt Bắc.
Đông qua, xuân lại tới. Nhắc đến mùa xuân ta liên tưởng ngay đến sức sống mới của cỏ cây, hoa lá, của
trăm loài đang cựa mình thức dậy sau mùa đông dài. Mùa xuân Việt bắc cũng vậy:
“Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”.
Trang 21
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 Cộng đồng lớp 12ª6
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
+ Bao trùm lên cảnh vật mùa xuân là màu trắng dịu dàng, trong trẻo, tinh khiết của hoa mơ nở khắp rừng:
"Ngày xuân mơ nở trắng rừng". "trắng rừng" được viết theo phép đảo ngữ và từ "trắng" được dùng như

động từ có tác dụng nhấn mạnh vào màu sắc, màu trắng dường như lấn át tất cả mọi màu xanh của lá, và
làm bừng sáng cả khu rừng bởi sắc trắng mơ màng, bâng khuâng, dịu dàng của hoa mơ . Động từ "nở" làm
sức sống mùa xuân lan tỏa và tràn trề nhựa sống.
- Mùa xuân càng trở nên tươi tắn hơn nữa bởi sự xuất hiện của hình ảnh con người với hoạt động " chuốt
từng sợi giang".
+ Con người đẹp tự nhiên trong những công việc hằng ngày. Từ "chuốt" và hình ảnh thơ đã nói lên được
bàn tay của con người lao động: cần mẫn, tỉ mẩn, tài hoa, nhanh nhẹn, chăm chút đó cũng chính là phẩm
chất tần tảo của con người Việt Bắc.
- Mùa hè đến trong âm thanh rộn rã của tiếng ve, bức tranh Việt Bắc lại sống động hơn bao giờ hết:
“Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình”.
+ Thời điểm ve kêu cũng là thời điểm rừng phách đổ vàng. Động từ "đổ" là động từ mạnh, diễn tả sự vàng
lên đồng loạt của hoa phách đầu hè.
+ Màu của cây phách đổ vàng cả suối ngàn dường như làm cho ánh nắng của mùa hè và cả tiếng ve kêu
râm ran kia nữa cũng trở nên óng vàng ra. Đây là một bức tranh sơn mài được vẽ lên bằng hoài niệm, nên
lung linh ánh sáng, màu sắc và rộn rã âm thanh.Tố Hữu không chỉ có biệt tài trong việc miêu tả vẻ đẹp riêng
của từng mùa, mà còn có tài trong việc miêu tả sự vận động đổi thay của thời gian và cảnh vật.
+ Chỉ trong một câu thơ trên mà ta thấy được cả thời gian luân chuyển sống động: tiếng ve kêu báo hiệu
mùa hè đến và cây Phách ngả sang màu vàng rực rỡ.
=> Đây chính là một biểu hiện đặc sắc của tính dân tộc.
- Hiện lên trong cái thiên nhiên óng vàng và rộn rã ấy, là hình ảnh cô gái áo chàm cần mẫn đi hái búp
măng rừng cung cấp cho bộ đội kháng chiến: "Nhớ cô em gái hái măng một mình".
+ Hái măng một mình mà không gợi lên ấn tượng về sự cô đơn, hiu hắt như bóng dáng của người sơn nữ
trong thơ xưa; trái lại rất trữ tình, thơ mộng, gần gũi thân thương tha thiết. Hình ảnh thơ cũng gợi lên được
vẻ đẹp chịu khó chịu thương của cô gái. Đằng sau đó, ẩn chứa biết bao niềm cảm thông, trân trọng của tác
giả.
- Thu sang, khung cảnh núi rừng chiến khu như được tắm trong ánh trăng xanh huyền ảo lung linh dịu
dàng :
"Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung"

+ Không gian bao la tràn ngập ánh trăng, đó là ánh trăng của tự do, của hòa bình dọi sáng niềm vui lên
Trang 22
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 Cộng đồng lớp 12ª6
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
từng núi rừng, từng bản làng Việt Bắc. Ta cũng từng biết đến mùa thu đầy ánh trăng trong thơ của Bác khi
còn ở chiến khu:
“Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu
Ấy tin thắng trận liên khu báo về”.
+ Ở đây không có tiếng chuông báo thắng trận nhưng lại vang lên tiếng hát.
+ Đó là tiếng hát trong trẻo của đồng bào dân tộc, là tiếng hát nhắc nhở thủy chung ân tình. Đây cũng chính
là tiếng hát của Việt Bắc của núi rừng của tình cảm mười lăm năm gắn bó thiết tha mặn nồng.
Vâng! Bức tranh mùa thu Việt Bắc đã làm hoàn chỉnh bức tranh tuyệt mỹ của núi rừng và khép lại đoạn
thơ bằng tiếng hát "ân tình thủy chung" gợi cho người về và cả người đọc những rung động sâu xa của tình
yêu quê hương đất nước.
Kết bài :
- Với những nét chấm phá đơn sơ giản dị, vừa cổ điển vừa hiện đại, đoạn thơ trên của Tố Hữu đã làm nổi
bật được bức tranh cảnh và người qua bốn mùa của chiến khu Việt Bắc.
- Cảnh và người hòa hợp với nhau tô điểm cho nhau, làm cho bức tranh trở nên gần gũi thân quen, sống
động và có hồn hơn. Tất cả đã tan chảy thành nỗi nhớ nhung quyến luyến thiết tha trong tâm hồn người cán
bộ về xuôi.
Câu 21 Những nét cơ bản nhất về nhà thơ Chế Lan Viên và bài thơ Tiếng hát con tàu :
1. Nhà thơ Chế Lan Viên (1920 - 1989):
- Tên thật: Phan Ngọc Hoan, quê gốc Quảng Trị . Năm 1927 chuyển vào sống ở An Nhơn Bình Định
- Làm thơ sớm.( 12,13 tuổi)
+ Trước cách mạng tháng 8: là nhà thơ tiêu biểu cho văn học lãng mạn.
+ Sau cách mạng tháng 8 : tham gia hoạt động văn nghệ, tìm được con đường cho thơ đến với nhân dân,
cách mạng.
- Con đường thơ trải qua nhiều biến động, bước ngoặt ( “Từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui”, từ

chân trời một người đến chân trời tất cả)
- Phong cách thơ Chế Lan Viên : giàu chất suy tưởng, triết lý, mang vẻ đẹp của trí tuệ và sự đa dạng phong
phú của thế giới hình ảnh
- Giải thưởng HCM về văn học 1996 đợt 1.
2. Bài thơ Tiếng hát con tàu :
- Rút từ tập “Ánh sáng và phù sa”.
Trang 23
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 Cộng đồng lớp 12ª6
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
- Bài thơ được gợi cảm hứng từ một sự kiện lịch sử những năm 1958- 1960: cuộc vận động đồng bào miền
xuôi lên xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc.
+ Nội dung: Bài thơ thể hiện khát vọng, niềm hân hoan trong tâm hồn nhà thơ khi trở về với nhân dân với
đất nước cũng là tìm về với ngọn nguồn nuôi dưỡng sự sáng tạo nghệ thuật của hồn thơ.
+ Nghệ thuật : bài thơ thể hiện những nét chính trong phong cách thơ Chế Lan Viên : sự sáng tạo hình ảnh
mới lạ, liên tưởng phong phú bất ngờ, cảm xúc gắn với suy tưởng triết lí.
Câu 22
Mở bài: -Tiếng hát con tàu ra đời trong hoàn cảnh cả nước đang trên đường xây dựng và phát triển kinh tế
sau những năm dài chiến tranh và đói nghèo
- Hình ảnh con là con tàu mang khát vọng lên đường
Thân bài:-Con tàu lên Tây Bắc-con tàu mộng tưởng
+Tây Bắc là địa danh xa xôi của tổ quốc, là biểu của những vùng đất mới, cuộc sống mới, là cội
nguồn cảm hứng cuả văn học nghệ thuật
+Con tàu là biểu tượng cho tâm hồn nhà thơ khao khát thoát khỏi cuộc sống chat hẹp để đến với
cuộc sống rộng lớn của nhân dân
- Con tàu vừa là sự hóa thân, vừa là sự phân thân của cái tôi trữ tình
- Con tàu đưa tác giả trở về với quá khứ. Con tàu trở nặng, chất đầy những toa thương, toa nhớ.
+Cảm xúc, tấm lòng của tác giả khi hồi tưởng về những năm tháng kháng chiến
+Sự gắn bó, long biết ơn sâu nặng của mình với nhân dân kháng chiến
- Từ những chuyến đi trên con tàu, tác giả rút ra những suy tưởng, triết lí
+Khi ta ở chỉ là nơi đát ở - Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn

+Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương
- Con tàu cất lên khúc hát sôi nổi, say mê. Khúc hát tâm tinhfcuartaam hồn đang khao khát được dâng hiến
cho tổ quốc
Kết bài: -Con tàu thể hiện nghệ thuật sang tạo hình ảnh của Chế Lan Viên
-Khao khát cập bến Tây Bắc của nhà thơ.
Câu 23: ý nghĩa nhan đề “ Tiếng hát con tàu”
- “Tiếng hát con tàu” là tiếng hát của một tâm hồn trên hành trình đi tìm cái mới lạ. Tác giả viết về quá
trình đi đến với Tây Bắc, đến với nhân dân như là đến với cuội nguồn của cuộc sống, cuội nguồn của thơ ca.
Chỉ đến với Tây Bắc, đến với nhân dân thì một con người mới tìm thấy ý nghĩa chân chính của cuộc sống,
một thi sĩ mới tìm thấy nguồn cảm hứng đích thực của mình, bởi vậy hạnh phúc của cá nhân là hoà nhập vào
cuộc đời.
Trang 24
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 Cộng đồng lớp 12ª6
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
- Thời điểm tác giả viết bài thơ này, chưa có đường tàu lên Tây Bắc. Tác giả đặt tên cho bài thơ là
“Tiếng hát con tàu” - đó là một sáng tạo nghệ thuật của Chế Lan Viên, nhà thơ viết theo lối tượng trưng hoá.
Lúc bấy giờ nước ta đang bước vào thời kì khôi phục kinh tế, xây dựng cuộc sống mới. Trên khắp đất nước
đang dấy lên những phong trào rầm rộ, những đoàn người, nhất là lớp trẻ đang hăng hái hành quân lên
những miền xa xôi để xây dựng nền kinh tế mới, xây dựng cuộc sống ấm no cho đất nước. Chính điều này
đã khiến cho Chế Lan Viên tìm đến hình tượng một đoàn tàu hăm hở, khẩn trương để diễn tả cuộc hành
trình.
- Trong tâm tưởng của Chế Lan Viên cũng đang diễn ra một cuộc đấu tranh. Nhà thơ đang phải đấu tranh
với chính mình để tìm kiếm một lẽ sống mới. Đó là sự từ bỏ những tư tưởng hẹp hòi từ bỏ cái thế giới nhỏ
hẹp của riêng mình để đến với những tư tưởng lớn. Nó gian khổ nhưng cũng đầy tin tưởng. Có lẽ vì thế mà
Chế Lan Viên đã tìm đến hình ảnh “Tiếng hát con tàu” để thể hiện cuộc hành trình tư tưởng của mình.
- “Tiếng hát con tàu” đã giúp cho Chế Lan Viên bày tỏ được lòng yêu nước nhiệt thành, lòng yêu cuộc
sống rộng mở. Người ta thấy ở đó toàn bộ tinh thần trách nhiệm của một con người đối với nhân dân, Tổ
quốc và một trách nhiệm của một tgi sĩ với thơ ca.
Câu 24 :Hiểu biết của em về những hình ảnh mang tính biểu tượng trong bài thơ”
Tiếng hát con tàu”

Mở bài :
- Chế Lan Viên là nhà thơ lãng mạn nổi tiếng trước Cách mạng tháng Tám với tập thơ “Điêu tàn” Bài
thơ “Tiếng hát con tàu” rút trong tập thơ “Ánh sáng và phù sa” (1960) là một bài thơ thời sự đáp lại lời
kêu gọi của Tổ quốc đi khai hoang Tây Bắc.
- Viết về một nhiệm vụ lịch sử nhưng nhà thơ không thể hiện một cách chung chung mà viết với một xúc
cảm chân thành, cuồng nhiệt và với những hình ảnh biểu tượng càng làm nổi bật lên vẻ đẹp của bài thơ.
Một vùng đất tươi đẹp và anh hùng của Tổ quốc hiện lên thành hình tượng thơ lấp lánh ánh sáng của trí
tuệ. Tâm hồn của thi sĩ đã hoá thành con tàu mộng tưởng, trở về với nhân dân mà cũng là trở về với
chính lòng mình.
Thân bài:
- Nhan đề bài thơ Tiếng hát con tàu là một nhan đề mang ý nghĩa biểu tượng.
+ Bởi lẽ trên thực tế, ở thời điểm bài thơ ra đời, chưa có một đường tàu nào lên Tây Bắc.
 Vì thế, có thể hiểu con tàu ở đây là biểu tượng cho khát vọng đi xa, vươn tới những vùng đất xa xôi,
đến với nhân dân, đến với đất nước.
- Con tàu cũng là tâm hồn nhà thơ với ước vọng về tìm ngọn nguồn sáng tạo nghệ thuật đích thực của
mình.
Trang 25

×