Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.56 KB, 1 trang )
ĐỀ CƯƠNG VĂN 11A9
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ 1 – NGỮ VĂN 11A – TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
I. HAI ĐỨA TRẺ ( Thạch Lam )
1. Xuất xứ : Trích trong tập truyện ngắn Nắng trong vườn (1938).
2. Giá trị nghệ thuật :
- Truyện ngắn trữ tình, cốt truyện đơn giản, kể theo trình tự thời gian.
- Nhân vật được khai thác chủ yếu vào tâm trạng và cảm xúc.
- Giọng điệu, lời văn nhẹ nhàng, phù hợp.
- Cảm xúc tinh tế, hình ảnh đẹp vừa mang ý nghĩa tả thực, vừa biểu tượng.
3. Giá trị nội dung : Niềm cảm thương chân thành đối với cuộc sống chìm khuất, mòn mỏi, quẩn quanh
của những con người nhỏ bé nơi phố huyện tối tăm và đồng cảm với những ước mơ, khao khát đổi đời của họ.
II. CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ ( Nguyễn Tuân ) :
1. Xuất xứ :
- Được in lần đầu tiên trên Tạp chí Tao Đàn (1939), với nhan đề Dòng chữ cuối cùng , khi đưa vào tập Vang
bóng một thời đổi tên thành Chữ người tử tù.
2. Giá trị nghệ thuật :
- Xây dựng nhân vật bằng bút pháp “vẽ mây nảy trăng”.
- Kể chuyện sinh động.
- Dựng cảnh, tả cảnh độc đáo.
- Chi tiết đầy kịch tính, lôi cuốn.
- Văn phong vừa cổ kính ( từ ngữ, đối thoại nhân vật ) vừa hiện đại ( nội tâm, tâm trạng nhân vật… ).
- Câu văn có nhịp điệu thong thả, từ tốn. Tạo nên chất nhạc độc đáo cho tác phẩm.
3. Giá trị nội dung :
- Hình tượng Huấn Cao mang dáng dấp của nhân vật lí tưởng theo quan niệm xã hội phong kiến ngày xưa : bậc
quân tử “đấng trượng phu”..
- Ca ngợi ba nhân cách cao đẹp giữa một xã hội đầy rẫy xấu xa, đồng thời nêu cao cái đẹp chữ nghĩa, chí tung
hoành và đạo lí về cách sống đẹp.
- “ Chữ người tử tù” nói riêng và “ Vang bóng một thời ” nói chung tiêu biểu cho văn phong tài hoa, tài tử của
Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám.
III. CHÍ PHÈO ( Nam Cao ) :
1. Nhan đề :