Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Trang bị cho trẻ kỹ năng sống tích cực potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.31 KB, 5 trang )

Trang bị cho trẻ kỹ năng
sống tích cực


Trong những năm qua,
mặc dù Việt Nam đã đạt
được những kết quả
đáng kể trong việc giảm
tỉ lệ tử vong ở trẻ em
dưới 5 tuổi, song theo
thống kê của Quỹ Nhi
đồng Liên hợp quốc
(UNICEF), trung bình
mỗi giờ trôi qua, vẫn có 3 trẻ em Việt Nam bị tử vong.
Mỗi năm ở nước ta, ước tính có khoảng 28.000 trẻ em
qua đời trước khi tròn 5 tuổi. Một trong những nguyên
nhân khiến trẻ tử vong là do việc chăm sóc sức khỏe và


vệ sinh cá nhân chưa được đảm bảo.

Hình thành nếp vệ sinh cá nhân cho trẻ

Theo bà Nguyễn Thị Hải, Trưởng phòng Mầm non, Sở GD-
ĐT tỉnh Lào Cai, trường hợp trẻ bị ốm hoặc tử vong do
nhiễm bệnh về vệ sinh và chăm sóc sức khỏe thường xuất
hiện ở những địa phương kinh tế khó khăn, trình độ dân trí
thấp và phong tục tập quán lạc hậu. Tại đây, các gia đình
vẫn chưa có thói quen giữ vệ sinh một cách khoa học mà
chủ yếu chăm sóc trẻ theo kinh nghiệm


Chính vì thế, năm 2008, Vụ Giáo dục Mầm non, Bộ
GD&ĐT đã phối hợp với Quỹ Unilever Việt Nam triển
khai Chương trình “Tuyên truyền giáo dục vệ sinh và chăm
sóc, bảo vệ sức khỏe cho trẻ Mầm non”. Gần 8.000 trẻ em,
phụ huynh học sinh và 100% giáo viên của 35 trường Mầm
non thuộc 5 tỉnh miền núi phía Bắc (gồm Hà Giang, Lạng
Sơn, Thái Nguyên, Lào Cai và Cao Bằng) đã tham gia
chương trình này. Trong năm 2009, chương trình tiếp tục
được triển khai tại 5 tỉnh miền Trung là Hà Tĩnh, Nghệ An,
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.

Trước đây, việc trẻ em miền núi rửa tay bằng xà phòng chỉ
là miễn cưỡng khi có sự kiểm soát, nhắc nhở của giáo viên.
Tuy nhiên, sau khi chương trình được triển khai thực hiện,
việc giữ vệ sinh cá nhân đã dần trở thành nề nếp, thói quen
tích cực. Nhiều em nhỏ đã biết tự giác rửa tay bằng xà
phòng trước bữa ăn, sau khi đi vệ sinh và khi thấy tay bẩn,
mà không cần sự nhắc nhở của giáo viên.

Không chỉ chú trọng đến tuyên truyền, Quỹ Unilever Việt
Nam còn hỗ trợ kinh phí cho các trường Mầm non xây
dựng, nâng cấp công trình vệ sinh, nước sạch và bồn rửa
tay, hỗ trợ xà phòng và một số sản phẩm như bột giặt, nước
lau sàn để các giáo viên và học sinh thực hiện việc vệ sinh
trường, lớp. Bà Nguyễn Thị Hải khẳng định: “Chương trình
có ý nghĩa giáo dục tốt.

Qua đó, các cán bộ, giáo viên Mầm non của tỉnh Lào Cai
nhận thức tốt hơn về vai trò của việc dạy trẻ vệ sinh cá
nhân. Chương trình cũng nhận được sự đánh giá tích cực từ

các cấp, ban ngành trong tỉnh về vai trò, trách nhiệm của
cấp học Mầm non đối với vấn đề giữ gìn vệ sinh, chăm sóc
sức khỏe cho trẻ nhỏ”.

Tiếp tục nhân rộng mô hình

Bà Nông Thị Yên, Trưởng phòng Giáo dục Mầm non, Sở
GD-ĐT Thái Nguyên, cho biết, toàn tỉnh Thái Nguyên tuy
chỉ có 7 trường Mầm non nằm trong chương trình, nhưng
trước hiệu quả thiết thực đối với cả giáo viên và học sinh,
Sở đã triển khai nhân rộng việc tuyên truyền kiến thức và
thực hành giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ Mầm non đến
hơn 40.000 trẻ tại 203 trường trong toàn tỉnh.

Đại diện 5 tỉnh miền núi phía Bắc tham gia chương trình
cho rằng, việc tiếp tục hỗ trợ để duy trì và nhân rộng các
kết quả đã đạt được rất có ý nghĩa. Bởi thực tế khi cán bộ,
giáo viên đến các gia đình tuyên truyền, nhiều phụ huynh
học sinh vẫn không có khái niệm, ý thức về việc rửa tay,
chân cho con.

Sau khi được vận động, họ đã có sự chuyển biến tích cực
khi thường xuyên nhắc nhở con cái sử dụng xà phòng rửa
tay. Được biết, trong năm 2009, ngoài việc triển khai
Chương trình tại 5 tỉnh miền Trung, dự án tại 5 tỉnh miền
núi phía Bắc vẫn tiếp tục được duy trì nhằm chăm sóc và
giáo dục kỹ năng sống tích cực cho trẻ em dân tộc miền
núi.


×