Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Vết bớt ở con trẻ - không nên chủ quan! docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.83 KB, 5 trang )

Vết bớt ở con trẻ - không
nên chủ quan!


Hầu như đứa trẻ nào vừa
sinh hoặc ngay sau khi
sinh cũng có vùng da
sậm màu gọi là vết bớt,
vết chàm. Một số vết này
phai mờ dần theo thời
gian nhưng cũng có thể
theo chiều hướng ngược
lại. Phần lớn các vết bớt
này không gây đau đớn và gây hại. Tuy nhiên, cũng
không nên chủ quan khi một vài trường hợp liên quan
đến vấn đề sức khỏe phải điều trị tương đối phức tạp.



Về nguyên nhân, có thể chia làm 2 loại chính là vết chàm
và u máu, dựa theo việc gia tăng sắc tố da ở vùng đó hay
mạch máu phát triển không bình thường. Tuy nhiên, theo
dấu hiệu nhận biết bên ngoài, ta có thể bắt gặp những dạng
bớt sau:

Dạng thường gặp nhất là vết chàm xuất hiện bẩm sinh ở
vùng mông và vùng thắt lưng. Chúng có màu xanh, nhưng
đôi khi có màu xám xanh, xám đen hay nâu. Vết chàm này
sẽ nhạt dần khi trẻ đến tuổi đi học nhưng không bao giờ hết
và không cần phải lo lắng điều trị.


Vết đốm màu hồng cam là dạng cụm mạch máu làm xuất
hiện những vết nhỏ, hồng, phẳng trên da. 1/3 số trẻ sơ sinh
có loại vết này với vùng da thông thường ở sau gáy, vùng
giữa mắt, trên trán, mũi, môi trên hay mí mắt. Chúng sẽ mờ
dần khi trẻ lớn nhưng vết đỏ sau gáy thường không hết.
Loại này không cần phải điều trị.

Một số trẻ lại có vết bớt màu rượu vang đỏ, khi mới sinh đó
là vết phẳng màu hồng đỏ nhưng dần dần sậm màu hơn và
có thể chuyển sang màu tím đỏ và cũng có thể lan rộng hơn
và dày hơn. Vùng bớt này nếu ở mí mắt có thể gây tăng
nguy cơ mắc bệnh glaucoma (bệnh tăng nhãn áp). Bớt màu
vang đỏ cũng có thể là dấu hiệu của những rối loạn khác,
cũng có thể không, nhưng thường điều trị bằng liệu pháp
laser hay cấy ghép da.

Với vết bớt màu “cà phê sữa” mà người Pháp thường gọi,
hình oval với màu từ nâu nhạt đến nâu vừa. Chúng thường
xuất hiện trên thân thể, phần mông và chân. Vết bớt này lớn
dần theo độ tuổi, màu sắc cũng đậm hơn và thường không
gây ra vấn đề về sức khỏe. Tuy vậy, nếu đồng thời xuất
hiện các vết bớt lớn hơn đồng xu thì có khả năng liên quan
đến các u nhọt thần kinh, nên đi khám bác sỹ sớm.

U máu màu dâu tây là một nhóm mạch máu nhỏ, cuộn chặt
với nhau, hay xuất hiện trên bề mặt da tại mặt, da đầu, lưng
hay ngực. Chúng có màu đỏ hoặc tím, phẳng hoặc nổi nhẹ.
Loại bớt này xuất hiện chỉ vài tuần sau khi sinh, phát triển
rất nhanh trong năm đầu cho đến khi rút bớt ở độ tuổi lên 9.
Khi đó, vùng da đó vẫn còn vết mờ hoặc có nếp gờ. Không

cần điều trị nhưng vì lý do thẩm mỹ, liệu pháp điều trị bằng
thuốc và laser sẽ phát huy hiệu quả.

U máu dạng bọt biển: Loại bớt này cũng là một bệnh lý của
mạch máu khi các mạch máu to hơn bình thường, hoặc tập
trung quá nhiều ở một vị trí khiến chúng bị quấn vào nhau,
hình thành nên bớt. Bớt này thường xuất hiện trên đầu và
dưới cổ, khi lớn, chúng đậm hơn và vào độ tuổi dậy thì có
thể biến mất.

Cũng được gọi là u máu nhưng những dị dạng mạch máu
bẩm sinh chỉ xuất hiện rõ ràng ở giai đoạn trẻ đã lớn hoặc
trưởng thành, chiếm 1-4% ở trẻ sơ sinh. Các vết bớt thường
xuất hiện ở quai hàm, má, lưỡi, môi, cũng có thể ở thân
mình, chi hay các cơ quan bên trong, trong đó có não.
Chúng phát triển chậm nhưng không tan biến theo thời
gian, các biện pháp điều trị là cần thiết nếu cảm thấy đau và
gây rối loạn chức năng.

Nốt ruồi bản chất là những tế bào trong da tập trung một
chỗ thay vì dàn trải đồng đều. Chúng xuất hiện bất kỳ đâu
trên cơ thể, ở dạng đơn lẻ hay từng cụm, màu sắc chủ yếu
là đen, nâu hoặc đỏ. Nốt ruồi có xu hướng sậm hơn dưới
ánh nắng mặt trời, nhạt dần khi trưởng thành và có thể mất
đi ở tuổi già. Phần lớn nốt ruồi không ảnh hưởng đến sức
khỏe. Tuy nhiên nó có thể là một phần nguy cơ ung thư da
nếu có dấu hiệu như: thay đổi về kích thước, hình dạng,
trông dị thường hơn các nốt ruồi khác, xuất hiện sau 20
tuổi.


×