Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Chủ động làm mẹ an toàn doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.4 KB, 4 trang )

Chủ động làm mẹ an toàn



Người mẹ nào cũng muốn mang thai và sinh con khỏe mạnh nhưng những tai biến trong
sản khoa là điều khó lường trước. Vì vậy, trong khi mang thai và lúc sinh cần biết tạo cho
mình sự an toàn chắc chắn để “mẹ tròn con vuông”.

























Trước khi mang thai
Ở độ tuổi sinh đẻ (từ 15-35 tuổi) chị em nên tiêm vacxin phòng uốn ván. Việc tiêm phòng
uốn ván cho mình đủ số mũi cần thiết sẽ phòng được tai biến uốn ván trong sản khoa.
Nên kiểm tra sức khỏe toàn diện trước khi muốn có thai: Việc kiểm tra có thể phát hiện
được những bệnh mãn tính (nếu có) để điều trị kịp thời và kiểm soát trước khi có thai thì
mới có thể cho ra đời những đứa con khỏe mạnh và thời kỳ mang thai an toàn.
Không nên tự ý sử dụng những loại thuốc, dược phẩm, nội tiết tố kích thích sự thụ thai…
hoặc thuốc Đông y chưa rõ nguồn gốc mà không có ý kiến của thầy thuốc chuyên khoa.
Trong thời kỳ mang thai
Cần chủ động đi khám thai tại cơ sở y tế. (ít nhất phải khám thai được 3 lần trong thời
gian mang thai).
Thời kỳ có thai 3 tháng đầu: Nếu thấy chậm kinh trên 8 ngày, nên sử dụng que thử thai
để kiểm tra. Trường hợp kết quả thử “dương tính” thì nên thực hiện đi khám thai lần đầu.
Trong lần khám này, bà mẹ sẽ được đăng ký thai nghén, xác định chắc chắn có thai hay
không. Nếu cơ sở khám có máy siêu âm thai, bà mẹ còn biết được thông tin sự làm tổ và
phát triển của bào thai có bình thường hay bất thường và những lời khuyên của bác sĩ.
Thời kỳ 3 tháng giữa: Cho dù biết thai phát triển bình thường cũng nên đi khám lại ít nhất
1 lần để bác sĩ kiểm tra cụ thể. Đồng thời trong lần khám này, bà mẹ sẽ có thể được biết
những thông tin về sự phát triển của thai.
Thời kỳ 3 tháng cuối: Tốt nhất nên khám mỗi tháng một lần hoặc theo hẹn của bác sĩ.
Việc khám thai những lần này, bà mẹ sẽ biết được sự phát triển của thai, ngôi thai, rau
thai, dự kiến ngày sinh, trọng lượng của con khi ra đời cũng như tiên lượng tương đối về
cuộc sinh sắp tới và những lời khuyên thiết thực của thầy thuốc.
Tiêm phòng uốn ván: Cần phải chủ động báo cho thầy thuốc khám thai biết những thông
tin về lần tiêm phòng uốn ván của mình trước đây (nếu có) và tuân thủ theo sự hướng dẫn
tiêm phòng uốn ván cho mẹ và con trong kỳ thai này. Thông thường nếu bà mẹ chưa
được tiêm phòng uốn ván lần nào thì có thể trong kỳ thai này phải được tiêm 2 mũi
vacxin phòng uốn ván. Mũi tiêm đầu tiên là khi thai bước sang tuần thứ 13 (thai tháng
thứ 4) và mũi tiêm thứ 2 cách mũi đầu tiên ít nhất 1 tháng hoặc muộn nhất là trước khi
sinh ít nhất 1 tháng để cơ thể mẹ kịp tạo ra kháng thể chống bệnh.

Trước khi sinh
Bên cạnh những lời khuyên thiết thực của thầy thuốc, trong thời kỳ mang thai, người phụ
nữ cũng cần:
Vệ sinh thân thể và tầng sinh môn: Cần thiết phải đảm bảo vệ sinh thân thể và tầng sinh
môn tốt nhằm tránh những bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm khuẩn tầng sinh môn có
thể gây nguy cơ thai chết lưu hoặc sinh non, sảy thai…
Sinh hoạt tình dục: Trong thời gian có thai, việc sinh hoạt tình dục vẫn có thể duy trì bình
thường. Tuy nhiên các động tác tình dục cần phù hợp để tránh được những chấn thương,
sang chấn ảnh hưởng đến thai và tử cung dẫn đến sảy thai vỡ ối non, sinh non…
Chăm sóc và vệ sinh vú: Trong thời gian có thai, bầu ngực (vú) tăng phát triển để chuẩn
bị những bầu sữa đầy để nuôi con. Vì vậy cần vệ sinh vú hàng ngày, nên mặc loại áo
ngực mềm.
Thể dục thể thao, lao động phù hợp: Khi có thai, bà mẹ cần phải có chế độ lao động vừa
phải, không mang vác quá nặng, gắng sức. Nên tập những động tác thể dục nhẹ nhàng
như đi bộ, tập thở và những động tác mà các bác sĩ hướng dẫn, giúp cho sự phát triển của
thai và sinh đẻ dễ dàng.
Có một tinh thần thoải mái vui vẻ: Luôn tạo cho mình một tinh thần vui vẻ, thư thái tràn
trề hy vọng và tin tưởng vào bản thân cũng như chuyên môn của thầy thuốc, điều đó rất
có lợi cho sự phát triển của thai. Trong thời gian chờ đợi cuộc “vượt cạn” nên tưởng
tượng những tương lai tốt đẹp, đứa con khỏe mạnh xinh đẹp, thông minh sẽ ra đời an
toàn.
Khi chuyển dạ và sinh con: Đối với những phụ nữ đã từng sinh con thì dễ dàng nhận biết
khi nào chuyển dạ song những phụ nữ lần đầu tiên làm mẹ thường rất lúng túng. Dấu
hiệu thường gặp báo hiệu chuyển dạ là: xuất hiện những cơn co tử cung nhiều hơn
thường ngày (đau bụng cơn), có xuất tiết dịch hồng dính (dân gian gọi là “nhựa chuối”) ở
âm đạo.
Khi có biểu hiện chuyển dạ nên đến cơ sở y tế gần nhất. Các bà mẹ cần phải biết là những
tai biến trong sản khoa nguy hiểm như: nhiễm khuẩn, băng huyết, vỡ tử cung, sản giật,
uốn ván sơ sinh là những tai biến vô cùng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng nhưng rất
khó lường và thường xảy ra trong cuộc sinh.

Những bà mẹ có một trong những yếu tố sau nhất định không được sinh con tại nhà hoặc
trạm y tế xã mà phải được đưa tới các trung tâm y tế có đội ngũ thầy thuốc chuyên khoa
và trang thiết bị có thể giải quyết tốt mọi cấp cứu sản khoa:
- Chiều cao < 1m45
- Cân nặng < 35kg
- Khung chậu hẹp, lệch (đã được xác định bởi thầy thuốc chuyên khoa)
- Tuổi bà mẹ >35 mới sinh con đầu hoặc > 40 sinh con rạ
- Đã sinh con > 4 lần
- Có tiền sử con chết ngay sau khi sinh
- Có tiền sử sinh khó, trong những lần sinh trước
- Có tiền sử nhiễm độc thai nghén hoặc băng huyết sau sinh
- Được bác sĩ xác định thai kém phát triển, thai già tháng, đa thai, đa ối, thiểu ối rau tiền
đạo, ngôi bất thường (ngôi ngang, ngôi ngược)
- Có tiền sử mổ lấy thai lần trước
- Nếu có bệnh tim mạch, tăng huyết áp, hen phế quản, rối loạn đông máu, viêm gan mãn,
viêm thận mãn
- Ối vỡ khi chưa có hoặc mới có dấu hiệu chuyển dạ
- Chuyển dạ kéo dài > 8 giờ.

×