Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Mang thai mùa nào tốt nhất? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.58 KB, 3 trang )

Mang thai mùa nào tốt nhất?



Không phải thời gian nào trong năm cũng là thời điểm thích hợp cho việc thụ thai. Nếu
bạn dự định sinh con, hãy lựa chọn thời điểm tốt nhất mang thai để bé sinh ra thông minh
và khỏe mạnh.
Nhiều cặp vợ chồng dự định sinh con đẻ cái, tuy nhiên, không phải thời gian nào trong
năm cũng là thời điểm thích hợp cho việc thụ thai. Dưới đây là tư vấn của các bác sĩ sản
khoa về cách lựa chọn thời cơ thụ thai để có bé sơ sinh không khiếm khuyết, khoẻ và
thông minh nhất.

1. Tuổi sinh đẻ tốt nhất

Thời điểm tốt nhất cho việc thụ thai trong đời người phụ nữ là 24-29 tuổi, đàn ông
khoảng 30 tuổi. Tuổi người phụ nữ còn quá nhỏ (dưới 20 tuổi) hoặc đã cao (trên 35 tuổi)
đều bất lợi cho ưu sinh (sinh con theo ý muốn)

2. Mùa mang thai đẹp nhất

Trong 4 mùa 12 tháng, cần chọn tháng thụ tinh có lợi cho sự phát dục của bào thai. Theo
nhiều nghiên cứu, mang thai mùa Đông, Xuân không tốt bằng mùa Hạ, Thu. Bởi mùa
Đông không khí trong và ngoài phòng ở ô nhiễm khá nặng, mùa Xuân lại dễ mắc các
bệnh vì siêu vi trùng, đều không có lợi cho bào thai thời kỳ đầu.



Theo kết luận của đề tài khoa học Nghiên cứu bệnh truyền nhiễm trong mối quan hệ giữa
chất lượng môi trường với những khiếm khuyết ở trẻ sơ sinh của Trung Quốc, ô nhiễm
không khí có thể làm các gene di truyền và nhiễm sắc thể trong tế bào cơ thể phát sinh dị
thường, dẫn đến hiện tượng quái thai. Do nồng độ SO2 trong không khí mùa Đông cao


hơn hẳn các mùa khác (nhất là ở các khu công nghiệp) nên những khiếm khuyết ở các
đứa trẻ thụ thai vào mùa Đông cao hơn hẳn các mùa khác.

Ngoài ra, chất đốt mà gia đình dùng trong sinh hoạt (khí than, khí đốt ) có ảnh hưởng
nhất định đến sự phát dục của thai nhi. Lại thêm mùa Đông trời lạnh nên cửa thường
đóng, không khí trong nhà dễ độc hại. Do đó, tỷ lệ thai nhi thụ thai mùa Đông luôn cao
hơn các mùa khác.

Mùa Xuân, độ ẩm trong không khí lớn, nhiệt độ tăng dần khiến vi khuẩn sinh sôi, các
bệnh do siêu vi trùng (sở, cúm, viêm tuỷ, thuỷ đậu ) có khả năng tăng và bùng phát
thành dịch, xâm nhập vào nhau thai tạo thành quái thai. Đấy là chưa kể đến nhiều biến
động của thời tiết mùa xuân dễ khiến phụ nữ mang thai nhiễm lạnh và mắc bệnh.

Khi có thai vào dịp cuối Thu, đầu Đông, khí trời mát mẻ, cơ thể khoan khoái, phụ nữ
mang thai đã qua thời kỳ phản ứng thai nghén, nhu cầu ăn tăng lên; lại được đảm bảo
dưỡng chất (do đúng mùa thu hoạch rau và trái cây) rất có lợi cho sự phát triển não của
thai nhi. Đến thời kỳ sinh nở - dịp cuối Xuân, đầu Hạ, khí hậu ôn hoà, thực phẩm phụ
phong phú; sản phụ càng được tăng cường dưỡng chất, phục hồi sức khoẻ nhanh.

Về phía trẻ sơ sinh, mùa này dễ chăm sóc do mặc ít áo. đến lúc trẻ lớn lên cần ăn thêm thì
đã vào Đông - khi tránh được cao điểm của các bệnh dịch đường ruột mùa Hè. Đến khi
cai sữa đã là mùa Xuân ấm áp, rau tươi phong phú sẽ là nguồn dinh dưỡng quan trọng để
trẻ phát triển cơ thể và trí tuệ.

Do vậy, giới y học nhất trí cho rằng, trẻ sinh vào cuối Xuân, đầu Hạ thể chất tốt, ít mắc
bệnh. Vì mục đích ưu sinh (đẻ con theo ý muốn) và ưu dục (con được nuôi dưỡng tốt
nhất), các cặp vợ chồng nên thụ thai vào tháng 4, 5 là tốt nhất.
Ngoài ra, cần chọn thời điểm cả hai vợ chồng đang ở trạng thái sức khoẻ tốt nhất, đảm
bảo có tinh và trứng chất lượng tối ưu. Đặc biệt, nên nghĩ đến việc có đủ điều kiện cùng
nuôi con không. Chí ít khi con 2-5 tuổi mới nên nuôi bé một mình.


3. Các yếu tố bất lợi cho ưu sinh

- Mang thai khi có bệnh.

- Thụ thai thời kỳ tân hôn.

- Hút thuốc, uống rượu khi mang thai.

- Mang thai khi tình cảm xáo trộn.

- Thụ thai ngay sau khi ngừng uống thuốc tránh thai

- Thụ thai sau khi chiếu X quang nhiều lần

- Thụ thai trong hoàn cảnh bất lợi.

- Mang thai trong tình trạng dinh dưỡng kém.

×