1
BÀI TẬP NHÓM 12
Lớp K50 – Đại học Tài Chính – Ngân hàng
Đại học Tây Bắc – Thành phố Sơn La
Giảng viên hướng dẫn : T.S Đỗ Thị Kim Hoa
Trình bày khái quát tỷ giá và tác động của
chính sách tỷ giá đối với cán cân thương
mại ở Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012.
Danh sách thành viên nhóm 12
1. Nguyễn Thị Minh Thúy
2. Trịnh Hoài Thương
3. Phạm Thị Xuyến
4. Phan Thị Thảo
5. Nguyễn Đức Vinh
6. Nguyễn Văn Trung
2
A. Lý thuyết
I. Những vấn đề cơ bản về tỷ giá
1. Các khái niệm
1.1. Tỷ giá ( Exchange Rate ) là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua
đồng tiền khác.
Ví dụ: 1 USD = 20.820 VND
Trong ví dụ này, giá của USD được biểu thị thông qua VND và 1 USD có giá là
20.820 VND.
1.2. Tỷ giá là số đơn vị đồng tiền yết giá; đối với một quốc gia cụ thể, thì tỷ giá là
số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ, nghĩa là đồng ngoại tệ đóng vai trò là
đồng tiền yết giá, còn đồng nội tệ đóng vai trò là đồng tiền yết giá, còn đồng
nội tệ đóng vai trò là đồng tiền định giá.
1.3. Tỷ giá danh nghĩa song phương ( Bilateral nominal exchange rate – ner ): là
giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác mà chưa
đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng.
Giá hàng hóa (Price) – P
Tỷ giá (Exchange) – E
Về cơ bản P và E giống nhau, chỉ có điều P là hàng hóa thông thường, còn E là giá
hàng hóa đặc biệt (ngoại tệ).
Tỷ giá này được gọi là tỳ giá danh nghĩa bởi vì nó chưa đề cập đến sức mua (yếu
tố thực) giữa USD và VND, cụ thể chúng ta chưa biết rõ là 1 USD mua được bao nhiêu
hàng hóa ở Mĩ và 20.820 VND mua được bao nhiêu hàng hóa ở Việt Nam.
Sự biến động của tỷ giá được biểu hiện bằng chỉ số.
Ví dụ : tỷ giá tại thời điểm (t) là : E(VND/USD) = 12.000
tại thời điểm (t+1) là : E(VND/USD) = 14.000.
3
sự thay đổi tỷ giá này được biểu thị bằng chỉ số : chọn thời điểm (t) là thời
điểm cơ sở có chỉ số tỷ giá là 100%, tại thời điểm (t+1) chỉ số tỷ giá sẽ là :
(14.000/12.000) x 100% = 116,67%
1.4. Tỷ giá danh nghĩa đa phương (tỷ giá trung bình) (Nominal effective
exchange rate – NEER).
NEER
i
=
e
ij
.w
j
Thực chất tỷ giá NEER không phải là tỷ giá mà là chỉ số. Nếu NEER tăng thì
VND được coi là giảm giá so với các đồng tiền còn lại; ngược lại nếu NEER giảm thì
VND được coi là lên giá so với các đồng tiền còn lại.
Vì tỷ giá danh nghĩa chưa đề cập đến tương quan sức mua giữa hai đồng tiền, do đó,
đối với mỗi quốc gia, khi tỷ giá danh nghĩa tăng hay giảm không nhất thiết phải đồng
nghĩa với sự tăng lên hay giảm sức cạnh tranh thương mại quốc tế của quốc gia này. Để
đo sự thay đổi sức cạnh tranh thương mại quốc tế, chúng ta sử dụng khái niệm tỷ giá
thực.
1.5. Tỷ giá thực song phương ( Bilateral Real Exchange Rate) bằng tỷ giá danh
nghĩa đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ ạm phát giữa trong nước với nước ngoài, do
đó, nó là chỉ số phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ.
+ tỷ giá thực trạng thái tĩnh ( tại một thời điểm ) :
E
R
= E =
(1)
Trong đó : E
R
– là tỷ giá thực (dạng chỉ số)
E – là tỷ giá danh nghĩa.
P
*
- mức giá cả ở nước ngoài bằng ngoại tệ.
P – mức giá cả ở trong nước bằng nội tệ. (VND)
Bản chất tỷ giá thực thể hiện sự so sánh mức giá hàng hóa ở trong nước và ở nước
ngoài khi cả hai đều tính bằng nội tệ.
4
Từ đó ta rút ra kết luận :
Nếu E
R
> 1, tức là E.P
*
> P, thì VND được xem là định giá thực thấp (real
undervalued), nghĩa là nếu chuyển đổi mỗi đồng nội tệ sang ngoại tệ ta chỉ mua
được ít hàng hóa ở nước ngoài so với trong nước. Đồng tiền định giá thực thấp sẽ
tạo nên vị thế cạnh tranh thương mại tốt hơn so với nước bạn hàng, nghĩa là xuất
khẩu được nhiều nước bạn hàng, nghĩa là xuất khẩu được nhiều hơn, còn nhập
khẩu thì ít hơn.
Nếu E
R
< 1, tức là E.P
*
< P, thì VND được xem là định giá thực cao (real
overvalued), nghĩa là nếu chuyển đổi mỗi đồng nội tệ sang ngoại tệ ta sẽ mua được
nhiều hàng hóa hơn ở nước ngoài so với trong nước. Đồng tiền định giá thực cao
sẽ làm cho vị thế cạnh tranh thương mại kém hơn so với nước bạn hàng, nghĩa là
xuất thì ít, còn nhập thì nhiều.
Nếu E
R
= 1, tức là E.P
*
= P, ta nói rằng hai đồng tiền là ngang giá sức mua (PPP),
nghĩa là khi chuyển đổi mỗi nội tệ ra ngoại tệ ta mua được số hàng hóa là như
nhau ở trong nước và ở nước ngoài.
Tỷ lệ định giá cao, thấp của một đồng tiền được xác định :
Ω
=
.
100%
Q
F
và Q
D
là số lượng hàng hóa mua được ở nước ngoài và ở trong nước
bằng 1 đơn vị tiền
Ω > 0 :
đồng tiền được định giá thực cao (Real Overvalued)
Ω < 0 :
đồng tiền được định giá thực thấp (Real undervalued)
+
tỷ giá thực trạng thái động :
Theo công thức (1), để tính toán và quan sát được sự vận động của tỷ giá thực thời
điểm này sang thời điểm khác, người ta sử dụng thực dạng động.
5
Tại thời điểm 0, gọi:
- P
0
, P
*
0
là mức giá hàng hóa ở trong nước và ở nước ngoài.
- E
0
là tỷ giá danh nghĩa.
- E
R0
là tỷ giá thực.
Tại thời điểm t ( t = 1, 2, 3, 4, ), gọi:
- P
t
, P
*
t
là mức hàng hóa ở trong nước và ở nước ngoài.
- E
t
là tỷ giá danh nghĩa.
- E
Rt
là tỷ giá thực.
Các chỉ số:
- CPI
0
t
là chỉ số giá ở trong nước tại thời điểm t so với thời điểm 0, nghĩa là:
CPI
0
t
= P
t
/P
0
.
- CPI
0*
t
là chỉ số giá ở nước ngoài tại thời điểm t so với thời điểm 0, nghĩa là:
CPI
0*
t
= P
t
*
/P
0
*
.
- e
0
t
là chỉ số giá danh nghĩa tại thời điểm t so với thời điểm 0, nghĩa là:
e
0
t
= E
t
/E
0
- e
0
Rt
là chỉ sổ tỷ giá thực tại thời điểm t so với thời điểm 0, nghĩa là: e
0
Rt
=
E
Rt
/E
R0.
Từ công thức:
e
Rt
0
= (2)
Thay:
E
Rt
= và
E
R0
=
Vào công thức (2), ta được:
6
e
Rt
0
=
.
e
Rt
0
=
e
Rt
0
= e
t
0
.
.
100%
1.6. Tỷ giá thực đa phương (Real Effetive Exchange Rate – REER) bằng tỷ giá
danh nghĩa đã biên đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát ở trong nước với tất
cả các nước còn lại, do đó, nó phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ với tất
cả các đồng tiền còn lại.
REER là thước đo tổng hợp vị thế cạnh tranh thương mại của một số nước so với tất
cả các nước bạn hàng còn lại. Do đó hiện nay hầu hết các nước đều tính toán và công bố
chỉ tiêu này.
Để tính được REER, ta tiến hành một số bước:
- Bước 1: tính tỷ giá NEER.
- Bước 2: tính chỉ số lạm phát trung bình của tất cả các đồng tiền trong rổ
theo tỷ trọng GDP trong nước
- Bước 3: tính REER theo công thức:
REER
i
= NEER
i
x
j = ; i là số kỳ tính
toán
Trong đó:
=
7
CPI
j
w
là chỉ số giá tiêu dùng trung bình của tất cả các đồng tiền trong rổ
CPI
i
VN
là chỉ số giá tiêu dùng của nội tệ
Chú ý:
+ Trạng thái tĩnh: là việc tại một thời điểm nhất định, so sánh mức tỷ giá thực với
100. Nếu tỷ giá thực lớn hơn 100, điều này nói lên rằng vị thế cạnh tranh của quốc gia là
cao hơn nước bạn hàng. Nếu tỷ giá thực nhỏ hơn 100, điều này nói lên rằng vị thế cạnh
tranh của quốc gia là thấp hơn nước bạn hàng. Nếu tỷ giá thực bằng 100, điều này nói lên
vị thế cạnh tranh của hai quốc gia là như nhau.
+ Trạng thái động: là việc xem xét tỷ giá thực tăng lên hay giảm xuống từ thời kỳ
này sang thời kỳ khác. Nếu tỷ giá thực tăng, điều này nói lên rằng sức cạnh tranh của
quốc gia là được cải thiện. Nếu tỷ giá thực giảm, điều này nói lên rằng sức cạnh tranh của
quốc gia bị xói mòn.
2. Phân loại tỷ giá
2.1. Căn cứ ngiệp vụ kinh doanh ngoại hối:
Tỷ giá mua vào – Bid Rate: là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng mua vào
đồng tiền yết giá.
Tỷ giá bán ra – Ask (or Offer) Rate: là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng
bán ra đồng tiền yết giá.
Tỷ giá cơ sở (giao ngay) – Spot Rate : là tỷ giá được hình thành theo quan hệ cung
cầu trực tiếp trên Forex, được thỏa thuận ngày hôm nay, và việc thanh toán xảy ra
sau hai ngày làm việc tiếp theo.
Tỷ giá phái sinh – Derivative Rate: bao gồm các tỷ giá áp dụng trong các hợp
đồng: kỳ hạn (Forward), Hoán đổi (Swap), Tương lai (Future) và Quyền chọn
(Option). Tỷ giá phái sinh không được hình thành theo quan hệ cũng cầu trực tiếp
trên Forex, mà được hình thành (bắt nguồn) từ các thông số có sẵn trên thị trường
như: tỷ giá giao ngay, mức lãi suất của hai đồng tiền, phí thực hiện hợp đồng Tỷ
8
giá phái sinh thuộc loại tỷ giá có thời hạn, nghĩa là được thỏa thuận ngày hôm nay,
nhưng việc sử dụng thanh toán xảy ra sau đó từ ba ngày làm việc trở nên.
Tỷ giá mở cửa – Opening Rate: Là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng giao dịch đầu tiên
trong ngày.
Tỷ giá đóng cửa – Closing Rate: là tỷ giá áp dụng co trường hợp đóng cuối cùng
được giao dịch trong ngày. Thông thường, ngân hàng không công bố tỷ giá của tất
cả các hợp đồng đã được kí kết trong ngày, mà chỉ công bố tỷ giá đóng cửa. Tỷ giá
đóng cửa là một chỉ tiêu chủ yếu về tình hình biến động tỷ giá trong ngày. Cần chú
ý là tỷ giá đóng cửa hôm nay không nhất thiết phải là tỷ giá mở cửa hôm sau.
Tỷ giá chéo – Crosed Rate: là tỷ giá giữa hai đồng tiền được suy ra từ đồng tiền
thứ 3 (còn gọi là đồng tiền trung gian)
Tỷ giá chuyển khoản – Transfer Rate: tỷ giá chuyển khoản áp dụng cho các giao
dịch mua bán ngoại tệ là các khoản tiền gửi tại NH.
Tỷ giá tiền mặt – Bank Note Rate: tỷ giá tiền mặt áp dụng cho ngoại tệ tiền kim
loại, tiền giấy, séc du lịch và thẻ tín dụng. Thông thường, tỷ giá mua tiền mặt thấp
hơn và tỷ giá bán tiền mặt cao hơn so với tỷ giá chuyển khoản.
Tỷ giá điện hối: là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện. Ngày nay do ngoại hối được
chuyển chủ yếu là bằng điện nên tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng tỷ giá điện hối.
Tỷ giá thư hối: là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư (không phổ biến, hiện nay hầu
như không dùng).
2.2. Căn cứ cơ chế điều hành chính sách tỷ giá:
Tỷ giá chính thức – Official Rate (ở Việt Nam ngày nay là tỷ giá gia dịch bình
quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng): là tỷ giá do NHTW công bố, nó
phản ánh chính thức về giá trị đối ngoại của đồng nội tệ. Tỷ giá chính thức được
áp dụng để tính thuế xuất nhập khẩu và một số hoạt động khác liên quan đến tỷ giá
chính thức. Ngoài ra, ở Việt Nam tỷ giá chính thức còn là cơ sở để các NHTM xác
định tỷ giá kinh doanh trong biên độ cho phép.
Tỷ giá chợ đen – Black Market Rate: là tỷ giá được hình thành bên ngoài hệ thống
ngân hàng, do quan hệ cung cầu trên thị trường chợ đen quyết định.
9
Tỷ giá cố định – Fixed Rate : là tỷ giá do NHTW công bố cố định một biên độ dao
động hẹp. Dưới áp lực cung cầu trên thị trường, để duy trì tỷ giá cố định, buộc
NHTW phải thường xuyên can thiệp, do đó làm cho dự trữ ngoại hối quốc gia thay
đổi.
Tỷ giá thả nổi hoàn toàn – Freely Floating Rate: là tỷ giá được hình thành hoàn
toàn theo cung cầu thị trường, NHTW không hề can thiệp.
Tỷ giá thả nổi có điều tiết – Managed Floating Rate: là tỷ giá được thả nổi, nhưng
NHTW tiến hành can thiệp đẻ tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho nền kinh tế.
3. Các phương pháp yết tỷ giá
3.1. Yết tỷ giá trực tiếp (yết giá ngoại tệ trực tiếp) – Derect Quotation
Giá ngoại tệ được bộc lộ trực tiếp bằng tiền (VND), xét từ giác độ quốc gia,
trong đó:
- Ngoại tệ, với vai trò là hàng hóa (Commodity Currency), là đồng tiền yết
giá, có số đơn vị cố định và bằng 1 đơn vị.
- Nội tệ, với vai trò là tiền tệ (Terms Currency), là đồng tiền định giá, có số
đơn vị thay đổi phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên Forex.
3.2. Yết tỷ giá gián tiếp ( yết giá ngoại tệ gián tiếp) – Inderect Quotation
Giá ngoại tệ chỉ được bộc lộ một cách gián tiếp bằng tiền (VND), để biết được
giá USD trực tiếp, ta sử dụng phép tính:
E(VND/USD) =
Xét từ giác độ quốc gia thì phương pháp yết tỷ giá gián tiếp mà trong đó:
- Nội tệ đóng vai trò là đồng tiền yết giá, có số đơn vị cố định và là bằng 1
đơn vị
- Ngoại tệ đóng vai trò là đồng tiền định giá, có số đơn vị thay đổi phụ thuộc
vào quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối.
10
3.3. Yết tỷ giá trong thực tế
3.3.1. Về đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá
Trên thị trường Interbank, các tỷ giá đều được yết với USD, trong đó:
- USD đóng vai trò là đồng tiền yết giá đối với tất cả các đồng tiền khác
(ngoại trừ 5 đồng tiền dưới đây)
- USD đóng vai trò là đồng tiền định giá đối với 5 đồng tiền là: GBP, AUD,
NZD, EUR và SDR
Bằng sơ đồ ta biểu diễn mối quan hệ yết tỷ giá như sau:
Đồng tiền trung gian Các đồng tiền còn lại
1
USD =
x C
1
x C
2
.
.
x C
n
X
USD =
1 GBP
1 AUD
1 NZD
1 EUR
1 SDR
3.3.2. Về yết tỷ giá trực tiếp và gián tiếp:
- Tất cả các quốc gia trên thế giới (có cả Việt Nam) đều áp dụng phương
pháp yết tỷ giá trực tiếp (ngoại trừ 4 trường hợp dưới đây).
- Các nước Anh, New Zealand, Úc và các nước đồng tiền chung EURO lad
dùng phương pháp yết tỷ giá gián tiếp.
- Riêng nước Mỹ vừa áp dụng phương pháp yết tỷ giá trực tiếp và gián tiếp,
trong đó:
11
+ Trực tiếp với các ngoại tệ GBP, AUD, NZD, EUR và SDR.
+ Gián tiếp với tất cả các ngoại tệ còn lại.
3.3.3. Về đồng tiền đứng trước và đứng sau:
- Cách 1: viết là USD/ VND = x, nghĩa là đặt đồng tiền yết giá đứng trước,
còn đồng tiền định giá đứng sau.
- Cách 2: viết là VND/USD = x, nghĩa là đặt đồng tiền định giá đứng trước,
còn đồng tiền yết giá đứng sau.
4. Điểm tỷ giá, cách đọc và cách viết tỷ giá
4.1. Điểm tỷ giá – Points
Điểm tỳ giá là đơn vị (thông thường là đơn vị thạp phân) cuối cùng của tỷ giá
được yết theo thông lệ trong các gia dịch ngoại hối.
Vì tương quan giá trị giữa các đồng tiền là khác nhau, nên các tỷ giá khác nhau có
chữ số thập phân được yết cũng khác nhau.
Ví dụ:
1 EUR = 1,1109 USD 1 điểm có nghĩa là 0,0001 USD
1 USD = 127,62 JPY 1 điểm có nghĩa là 0,01 JPY
Đối với những đồng tiền chính, thông thường được yết giá với 4 chữ số thập phân,
cho nên số thập phân thứ 4 (,0001) gọi là điểm tỷ giá của đồng tiền này.
Trong thực tế, nếu không có thỏa thuận nào khác, người ta thực hiện theo quy tắc
sau: Số chữ số thập phân (sau dấu phẩy) của tỷ giá nghịch đảo bằng số chữ số trước dấu
phẩy của tỷ giá thuận cộng với 3.
Ví dụ: Với tỷ giá ban đầu E(VND/USD) = 13998, ta thấy rằng, tỷ giá ban đầu có 5
chữ số trước dấu phẩy, do đó tỷ giá đối ứng sẽ được yết với ( 5 + 3 ) = 8 chữ số thập phân
như sau: E(USD/VND) = 0,00007144.
4.2. Cách đọc và cách viết tỷ giá:
Khi đọc một tỷ giá, ta chia tỷ giá thành nhiều cụm để đọc, hai chữ số cuối đọc là điểm
(Points), hai chữ số tiếp theo đọc là số (feagurs).
12
Ví dụ: tỷ giá VND/USD = 1 55 42
Đọc là: một – năm lăm số - bốn hai điểm.
Tỷ giá có nhiều cách viết:
- Cách viết đầy đủ: 1 USD = 15.000 VND
- Cách viết gọn hơn: VND/USD = 15.000
- Cách viết chuyên nghiệp: VND = 15.000
Nếu tỷ giá mua và tỷ giá bán:
- Cách viết đầy đủ: VND/USD = 15.010 – 15.020
Hay: VND = 15.010 – 15.020
- Cách viết gọn hơn: VND/USD = 15.010/20
Hay: VND = 15.010/20
- Cách viết chuyên nghiệp: VND/USD = 10/20
5. Tỷ giá mua, tỷ giá bán và lãi kinh doanh ngoại hối
5.1. Tỷ giá mua và tỷ giá bán
Tỷ giá mua là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng mua đồng tiền yết giá.
Tỷ giá bán là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng bán đồng tiền yết giá.
Với cách yết giá hai chiều, thỳ tỷ giá đứng trước gọi là tỷ giá và tỷ giá đứng sau gọi là
tỷ giá bán.
Ví dụ: một ngân hàng yết tỷ giá: E(SGD/USD) = 1,6410 – 1,6415
Trong đó:
- Tỷ giá đứng trước 1,6410 gọi là tỷ giá mua đồng tiền yết giá là USD. Hay
nói cách khác, ngân hàng yết giá sẵn sàng mua USD tại tỷ giá: 1 USD =
1,6410 SGB.
13
- Tỷ giá đứng sau 1,6415 gọi là tỷ giá bán, nghĩa là tại đó ngân hàng yết giá
sẵn sàng bán đồng tiền yết giá là USD. Hay nói cách khác, ngân hàng yết
giá sẵn sàng bán USD tại tỷ giá: 1 AUD = 1, 6415 SGB.
5.2. Chênh lệch tỷ giá mua và tỷ giá bán
Chênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán gọi là Spread. Để có được thu nhập từ hoạt
động mua bán ngoại hối, ngân hàng yết tỷ giá sao cho tỷ giá mua vào là thấp hơn tỷ giá
bán ra.
Ví dụ: E(VND/USD) = 15.550 – 15.560
Spread được tính theo hai cách như sau:
- Tính theo điểm tỷ giá (số tuyệt đối):
Spread = 15.560 – 15.550 = 10 VND, tức 10 điểm
Điều này có nghĩa là: nếu ngân hàng yết giá đồng thời vừa mua vừa bán 1
USD thì lãi sẽ là 10 điểm, tức 10 VND.
- Tính theo tỷ lệ % (số tương đối):
Spread =
.
100%
Spread =
.
100% = 0,0643%
Spread không phải là một tỷ lệ cố định cho tất cả các giao dịch và cho tất cả các
đồng tiền, mà phụ thuộc vào:
- Số lượng ngoại tệ trong giao dịch: số lượng giao dịch lớn thì spread càng
nhỏ.
- Tầm cỡ cũng như sự nổi tiếng của trung tâm tài chính thì spread sẽ càng
nhỏ.
14
- Tính chất ổn định hoặc không ổn định của các đồng tiền tham gia giao dịch:
các đồng tiền có giá trị ổn định thì được giao dịch với spread nhỏ hơn so
với đồng tiền không ổn định.
- Tỷ trọng của đồng tiền trong giao dịch: những đồng tiền được giao dịch
nhiều như EUR, GBP thì spread của chúng sẽ nhỏ hơn.
- Phương tiện giao dịch là tiền mặt, hối phiếu, séc, kỳ phiếu, thẻ tín dụng hay
chuyển khoản
Nếu ngân hàng đồng thời mua và bán với số lượng như nhau, thì ngân hàng sẽ thu
được lợi nhuận mà không cần bỏ một đồng vốn nào. Nếu ngân hàng mở rộng spread, thì
lợi nhuận thu được sẽ lớn hơn mỗi giao dịch. Tuy nhiên, một ngân hàng muốn tăng doanh
số giao dịch thì một trong những yếu tố quyết định là thu hẹp spread; ngược lại, muốn
giảm doanh số giao dịch thì mở rộng spread.
6.
Tỷ giá nhà môi giới
Quy tắc về tỷ giá giao dịch qua môi giới:
- Một ngân hàng có thể chỉ đặt lệnh mua, chỉ đặt lệnh bán hay đồng thời cả
hai.
- Tất cả các tỷ giá đặt mua bao giờ cũng thấp hơn hoặc tối đa là bằng tỷ giá
đặt bán.
- Khi có một tỷ giá đặt mua bằng một tỷ giá đặt bán thì nhà môi giới sẽ khớp
lệnh ngay và thu phí.
- Tỷ giá của nhà môi giới phải (gọi là giá tay trong – inside price):
+ mua vào là cao nhất trong các tỷ giá đặt mua.
+ bán ra là thấp nhất trong các tỷ giá đặt bán.
Bằng cách gọi này cho nhà môi giới để hỏi tỷ giá, các ngân hàng có được tỷ
giá nhà môi giới một cách mau chóng hơn so với ngân háng giao dịch trực
tiếp với nhau. Các nhà môi giới thu một khoản phí thông qua các dịch vụ
của mình gọi là phí môi giới (Brokerage). Tỷ giá nhà môi giới còn được gọi
là giá tay trong (inside price), bởi vì chỉ thông qua nhà môi giới ta mới biết
được tỷ giá chào mua và chào bán cạnh tranh nhất.
15
7.
Đầu cơ và kinh doanh chênh lệch tỷ giá
Phân biệt hành vi đầu cơ tỷ giá (Speculations) và kinh doanh chênh lệch tỷ giá (
Arbitrage)
Tiêu chí
Hành vi đầu cơ tỷ giá
(Speculations)
Kinh doanh chênh lệch giá
(Arbitrage)
Thời gian
Mua và bán x
ảy ra tại hai thời điểm khác
nhau
Mua và bán xảy ra đồng thời
Vốn kinh doanh Phải bỏ vốn Không cần bỏ vốn
Trạng thái ngoại hối Tạo ra trạng thái ngoại hối mở Không tạo ra trạng thái ngoại hối
Rủi ro tỷ giá Chịu rủi ro tỷ giá Không chịu rủi ri tỷ giá
Cơ sở kinh doanh
Phán đoán th
ị tr
ư
ờng v
à s
ẵn s
àng ch
ịu
rủi ro
Quan sát thị trường
Lãi kinh doanh Không chắc chắn và không biết trước Chắc chắn và biết trước
Địa điểm kinh doanh Có thể tại một thị trường Tại hai thị trường
Cơ hội kinh doanh Có thể tiến hành bất cứ lúc nào Chỉ là thoảng qua
8. Tỷ giá chéo và kinh doanh tỷ giá chéo
- Theo nghĩa rộng: tỷ giá giữa hai đồng tiền bất kỳ được xác định thông qua
đồng tiền thứ 3(hay còn gọi là đồng tiền trung gian) gọi là tỷ giá chéo.
Ví dụ:
Ta có hai tỷ giá:
E(X/Z) = (a, b)
Và E(Y/Z) = (c, d)
Thì tỷ giá E(E/Y) = (x, y) gọi là tỷ giá chéo, đồng tiên Z được gọi là đồng
tiền thứ trung gian, hay đồng tiền thứ 3.
16
- Theo nghĩa hẹp: vì trên FOREX tất cả các đồng tiền đều được yết giá với
USD, do đó, tỷ giá giữa đồng tiền bất kỳ trong đó không có mặt của USD
gọi là tỷ giá chéo. Nói cách khác, tỷ giá giữa ai đồng tiền bất kì đều được
suy ra từ tỷ giá giữa chúng với USD, tức USD luôn đóng vai trò là ddoogn
tiền thứ 3, hay đồng tiền trung gian
II. Chính sách tỷ giá hối đoái
1. Khái niệm và mục tiêu của tỷ giá hối đoái
1.1. Khái niệm
Chính sách tỷ giá là những hoạt động của chính phủ (mà đại diện thường là
NHTW) thông qua một chế độ tỷ giá nhất định (hay cơ chế điều hành tỷ giá) và hệ
thống các công cụ can thiệp nhằm duy trì một mức tỷ giá biến động đến một mức
cần thiết phù hợp với mục tiêu chính sách kinh tế quốc gia.
1.2. Mục tiêu
- Về mục tiêu ổn định giá cả: với các yếu tố không đổi, khi phá giá nội tệ (tức
tỷ giá tăng), làm cho giá hàng hóa nhập khẩu (bao gồm hàng tiêu dùng và
nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị cho sản xuất trong nước) tính bằng nội tệ
tăng. Giá hàng hóa nhập khẩu tăng làm cho mặt bằng giá cả chung của nền
kinh tế tăng, tức gây lạm phát. Tỷ giá tăng càng mạnh và tỷ trọng hàng hóa
nhập khẩu càng lớn thỳ tỷ lệ làm phát càng cao. Điều này được thể hiệ qua
công thức:
P = . P
D
+ (1 – ) . E .
Trong đó:
– là tỷ trọng hành hóa sản xuất trog nước.
− ) – là tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu.
P
D
– là mức hàng hóa sản xuất trong nước tính bằng nội tệ.
-
là mức giá cả hàng hóa nhập khẩu tính bằng ngoại tệ
là tỷ giá (số đơn vị nội tệ trên 1 đơn vị ngoại tệ).
17
mức giá cả hàng hóa chung của nền kinh tế
Ngược lại, khi nâng giá nội tệ (tức tỷ giá giảm), làm cho giá hàng hóa nhập
khẩu tính bằng nội tệ giảm, tạo áp lực giảm lạm phát.
Qua phân tích cho thấy, chính sách tỷ giá có tể được sử dụng như một công cụ hữu
hiệu nhằm đạt mục tiêu ổn định giá cả. Với các yếu tố khác không đổi, muốn kiềm chế
lạm phát gia tăng, NHTW có thể sử dụng chính sách nâng giá nội tệ (tức tác động làm
cho tỷ giá giảm); muốn kích thích lạm phát gia tăng, NHTW có thể sử dụng chính sách
phá giá nội tệ (tức tác động làm cho tỷ giá tăng); muốn duy trì giá cả ổn định, NHTW
phải sử dụng chính sách tỷ giá ổn định và cân bằng.
- Về mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm đầy đủ: khi
các yếu tố khác là không đổi, thì với chính sách phá giá nội tệ sẽ làm cho:
+ kích thích tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, trực tiếp làm tăng
thu nhập quốc dân và tăng công ăn việc làm. Điều này được biểu hiện qua
công thức tính thu nhập quốc dân:
Y = C + I + G + X – M
Phá giá nội tệ làm cho xuất khẩu X tăng và nhập khẩu M giảm, do đó tác
dụng làm tăng trực tiếp thu nhập quốc dân Y.
+ phá giá nội tệ làm cho những ngành sản xuất không sử dụng (hoặc
sử dụng ít) đầu vào là hàng nhập khẩu sẽ tăng được lợi thế cạnh tranh về
giá só với hàng hóa nhập khẩu, từ đó mở rộng được sản xuất, tăng thu nhập
và tạo thêm công ăn việc làm mới.
Qua phân tích cho thấy, chính sách tỷ giá có thể được sử dụng như một công cụ
nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế và tăng công ăn việc làm. Với các yếu tố
khác không đổi, muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cần áp dụng chính sách phá giá nội
tệ; ngược lại muốn kiềm chế và giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế thì áp dụng chính sách
nâng giá nội tệ.
- Về mục tiêu cân bằng cán cân vãng lai: chính sách tỷ giá tác động trực tiếp
đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, là hai bộ phận chủ yếu
cấu thành cán cân vãng lai.
18
+ với chính sách tỷ giá định giá thấp nội tệ (undervalued) sẽ có tác
dụng thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, giúp cải thiện được
cán cân vãng lai từ trạng thái cân bằng hay thặng dư.
+ với chính sách tỷ giá định giá cao nội tệ (overvalued) sẽ có tác
dụng kìm hãm xuất khẩu, giúp điều chỉnh cán cân vãng lai từ trạng
thái thặng dư về trạng thái cân bằng hay thâm hụt.
+ với chính sách tỷ giá cân bằng (epuilibrium) sẽ có tác dụng làm
cân bằng XK và NK, giúp cán cân vãng lai tự động cân bằng.
Qua phân tích trên, tỷ giá là một biến số kinh tế, tác động nên hầu hết các mặt hoạt
động của nền kinh tế, nhưng hiệu quả ảnh hưởng của tỷ giá lên hoạt động khác nhau là rất
khác nhau.
2.
Các công cụ của chính sách tỷ giá
2.1. Nhóm công cụ tác động trực tiếp lên tỷ giá
Thông thường, đó là hoạt động của NHTW trên thị trường ngoại hối thong qua
việc mua bán đồng nội tệ nhằm duy trì một tỷ giá cố định (trong chế độ tỷ giá cố định)
hay ảnh hưởng làm cho. Tỷ giá thay đổi đạt tới một mức nhất định theo mục tiêu đề ra
(trong chế độ tỷ giá thả nổi)
Để tiến hành can thiệp, buộc NHTW phải có một lượng dự trữ ngoại hối đủ mạnh.
Ngoài ra, NHTW thường sử dụng thêm một nghiệp vụ thì trường mở để hấp thụ lượng dư
cung hay bổ sung phần thiếu hụt tiền tệ trong lưu thông. Do có những hạn chế nhất định,
nên các NHTW của các nước phát triển đã dần dần chuyển từ can thiệp trực tiếp sang can
thiệp gián tiếp mà chủ yếu thông quan công cụ lãi suất tái chiết khấu.
Ngoài ra, thuộc nhóm công cụ trực tiếp còn phải kể đến các biện pháp can thiệp
hành chính của chính phủ có thể áp dụng là:
- Biện pháp kết nối: là việc chính phủ quy định đối với các thể nhân và pháp
nhân có nguồn thu ngoại tệ phải bán một tỷ lê nhất định trong một thời hạn
nhất định cho các tổ chức được phép kinh doanh ngoai hối. Mục đích chính
của biện pháp là nhằm tăng cung ngoại tệ tức thời để đáp ứng nhu cầu
ngoại tệ cho thị trường, hạn chế hành vi đầu cơ và giảm áp lực phải phá giá
nội tệ.
19
- Quy định hạn chế đối tượng được mua ngoại tệ, quy định hạn chế mục đích
sử dụng ngoại tệ, quy định hạn chế số lượng mua ngoại tệ, quy định hạn
chế thời điểm được mua ngoại tệ. Tất cả các biện pháp này đều nhằm mục
đích giảm cầu ngoại tệ, hạn chế đầu cơ và tác động giữ cho tỷ giá ổn định.
2.2. Nhóm công cụ tác động gián tiếp lên tỷ giá:
- Lãi suất chiết khấu: với các yếu tố khác không đổi, khi NHTW tăng mức
lãi suất tái chiết khấu, sẽ có tác động làm tăng mặt bằng lãi suất thị trường,
lãi suất thị trường tăng hấp dẫn các luồng vốn ngoại tệ chạy vào làm cho
nội tệ lên giá. Khi lãi suất tái chiết khấu giảm sẽ có tác dụng ngược chiều.
- Thuế quan: thuế quan cao có tác dụng làm hạn chế nhập khẩu, nhập khẩu
giảm làm cho cầu ngoại tệ giảm, kết quả là làm cho nội tệ lên giá. Khi thuế
quan thấp sẽ có tác dụng ngược lại.
- Hạn gạch: hạn gạch có tác dụng làm hạn chế nhập khẩu, do đó có tác dụng
lên tỷ giá giống như thuế quan cao. Dỡ bỏ hạn gạch có tác dụng làm tăng
nhập khẩu, do đó có tác dụng lên tỷ giá giống như thuế quan thấp.
- Giá cả: thông qua hệ thống giá cả, chính phủ có thể trợ giá cho những mặt
hàng xuất khẩu làm cho khối lượng xuất khẩu chiến lược hay đang trong
giai đoạn đầu sản xuất. Trợ giá xuất khẩu làm cho khối lượng xuất tăng,
làm tăng cung ngoại tệ, khiến cho nội tệ lên giá. Chính phủ cũng có thể bù
giá cho một số mặt hàng nhập khẩu thiết yếu; bù giá làm tăng nhập khẩu,
kết quả là làm cho nội tệ giảm giá.
3. Chế độ tỷ giá và vai trò của NHTW
3.1. Khái niệm và phân loại chế độ tỷ giá
3.1.1. Khái niệm
- Về mặt thuật ngữ, chế độ tỷ giá ( exchange rate regime ) còn có các tên gọi
khác như: cơ chế tỷ giá (exchange rate mechanism) hay cấu trúc tỷ giá
(exchange rate arrgentment). Tập hợp các quy tắc, cơ chế xác định và điều
tiết tỷ giá của một quốc gia tạo nên chế độ tỷ giá của quốc gia này.
3.1.2. Phân loại chế độ tỷ giá
20
- Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn: là chế độ, trong đó tỷ giá được xác định
hoàn toàn tự do theo quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối mà không
có bất cứ sự can thiệp nào của NHTW. Sự biến đổi tỷ giá là không có giới
hạn và luôn phản ánh những thay đổi trong quan hệ cung cầu trên thị
trường ngoại hối.
Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn không có sự can thiệp nào của chính phủ
chỉ tồn tại về mặt lý thuyết. Trên thực tế, sự can thiệp của Chính phủ là tùy
ý và không đặt ra bất cứ mục tiêu bắt buộc cụ thể nào phải đạt được.
- Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết:là chế độ, chỉ tồn tại khi NHTW tiến hành
can thiệp tích cực trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì tỷ giá biến động
trong một vùng nhất định, nhưng NHTW không cam kết duy trì một tỷ giá
cố định hay một biên độ dao động hẹp xunh quanh tỷ giá trung tâm. Chế độ
tỷ giá thả nổi có điều tiết được xem như chế độ tỷ giá cố định và chế độ tỷ
giá thả nổi hoàn toàn.
- Chế độ tỷ giá cố định: là chế độ tỷ giá, trong đó NHTW công bố và cam
kết can thiệp để duy trì một mức tỷ giá cố định, gọi là tỷ giá trung tâm (
Central Rate – E
CR
), trong một biên độ hẹp đã được định trước. Như vậy,
NHTW buộc phải mua hay bán ra đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối
nhằm duy trì cố định tỷ giá trung tâm và duy trì sự biến động của nó trông
một biên độ hẹp đã định trước. Để tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại
hối đòi hỏi NHTW phải có sẵn nguồn dự trữ ngoại hối nhất định.
III. Các nhân tố tác động lên tỷ giá
1. Những nhân tố tác động đến cán cân vãng lai, qua đó tác động
đến xu hướng biến động của tỷ giá dài hạn:
1.1. Cán cân thương mại và dịch vụ
Với các nhân tố khác không đổi, cán cân thương mại và cán cân dịch vụ
chịu ảnh hưởng bởi:
- Tương quan lạm phát giữa hai đồng tiền: theo lý thuyết ngang giá sức mua,
tỷ giá giữa hai đồng tiền phải biến động để phản áng tương quan lạm phát
giữa chúng theo công thức:
21
= . 100%
Trong đó: là tỷ lệ % thay đổi tỷ giá sau một năm;
là tỷ lệ lạm phát/ năm trong nước;
là tỷ lệ lạm phát/ năm ở nước ngoài.
Một cách tổng quát, mức tỷ giá sau thời gian (t) được xác định theo lý
thuyết ngang giá sức mua theo công thức sau:
E
t
= E
0
Trong đó: E
0
là tỷ giá thời kỳ cơ sở;
E
t
là tỷ giá thời kỳ t;
CPI
i
là chỉ số giá tiêu dùng trong nước;
CPI
i
*
là tỷ giá tiêu dùng nước ngoài;
t là thời kỳ ( i = 1, 2, 3, , t)
- Giá thế giới của hàng hóa XNK: nếu giá thế giới của hàng hóa XK tăng
hoặc giá thế giới của hàng hóa NK giảm đều có tác dụng cải thiện các cân
thương mại (tăng cung, giảm cầu ngoại tệ), khiến cho tỷ giá giảm, tức nội tệ
lên giá. Và ngược lại.
- Thu nhập (thực) của người cư trú và người không cư trú: nếu thu nhập của
người cư trú tăng tương đối so với người không cư trú, kích thích tăng nhập
khẩu ròng, làm tăng cầu ngoại tệ, khiến cho tỷ giá tăng, tức nội tệ giảm giá.
Và ngược lại.
- Thuế quan và hạn ngạch trong nước: nếu một quốc gia tăng mức thuế quan
hoặc áp dụng hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu, làm giảm cầu ngoại tệ, có
tác dụng làm cho tỷ giá giảm, tức nội tệ lên giá. Và ngược lại. Cần chú ý
là, thuế quan và hạn ngạch tác động lên tỷ giá là cùng chiều, nhưng thuế
quan tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà kinh doanh XNK;
trong khi đó, hạn ngạch tạo ra sự phân biệt đối xử, môi trường cạnh tranh
22
không bình đẳng, là nguyên nhân chính tạo ra khe hở trong quản lý và môi
trường cho tiêu cực.
- Thuế quan và hạn ngạch nước ngoài: nếu phía nước ngoài tăng mức thuế
quan hoặc áp dụng hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu, làm giảm cung ngoại
tệ, có tác dụng làm cho tỷ giá tăng, tức nội tệ giảm giá. Và ngược lại.
- Năng suất lao động: nếu năng suất lao động của một nước tăng nhanh hơn
nước khác, làm cho mức giá cả hành hóa của nước này có xu hướng giảm,
có tác dụng làm cho đồng tiền nước này lên giá.
- Tâm lý ưa thích hàng ngoại: chừng nào người dân của một nước còn ưa
thích hàng ngoại hươn hàng nội, sẽ kích thích nhập khẩu, là tăng cầu ngoại
tệ, khiến cho tỷ giá tăng, tức nột tệ giảm giá.
1.2. Cán cân chuyển gia vãng lai một chiều:
Các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu là mối quan hệ, tình hữu nghị, lòng tốt, lòng từ
thiện( Goodwills) Các khoản thu từ người không cư trú được ghi (+) và các khoản chi
cho người không cư trú được gh (-). Nếu cán cân chuyển giai ròng dương (thu lớn hơn
chi), làm tăng cung ngoại tệ trên FOREX, có tác dụng làm cho tỷ giá giảm, tức là nội tệ
lên giá. Và ngược lại.
1.3. Cán cân thu nhập
Nhân tổ quyết định đến thu nhập từ người lao động nước ngoài đó là số lượng,
mức lương và tỷ lệ tiết kiệm của họ. Nhân tổ quyết định đến thu nhập từ đầu tư nước
ngoài đó là giá trị đầu tư ở nước ngoài trước đó và tỷ lệ sinh lời của đầu tư. Nếu cán cân
thu nhập ròng dương (thu lớn hơn chi), làm tăng cung ngoại tệ trêm FOREX, có tác dụng
làm cho tỷ giá giảm, tức là cho nội tệ lên giá. Và ngược lại.
2. Những nhân tố tác động đến cán cân vốn và cán cân bù đắp chính
thức, qua đó tác động đến tỷ giá trong ngắn hạn:
2.1. Tương quan lãi suất hai đồng tiền: theo lý thuyết ngang giá lãi
suất, tỷ giá giữa hai đồng tiền phải biến động để phản ánh tương
quan mức lãi suất giữa chúng, theo công thức:
.100 (2)
23
Trong đó: E là tỷ lệ % thay đổi tỷ giá sau một năm;
R là mức lãi suất của nội tệ;
R
*
là mức lãi suất/ năm của ngoại tệ.
Vì R và R
*
là mức lãi suất, nên tần số thay đổi phụ thuộc vào chính sách
tiền tệ của NHTW
2.2. Những dự tính về sự biến động của tỷ giá giao ngay:
Công thức (2) có thể viết lại dưới dạng kỳ vọng như sau (trong đó E
e
là
mức tỷ giá giao ngay dự tính sau một năm):
+
1
Từ phương trình trên cho thấy, với các mức lãi suất nội tệ và ngoại tệ đã cho, thì
vế phải là một hằng số, do đó khi tỷ giá dự tính là tăng trong tương lai, sẽ tạo áp lực tăng
tỷ gái ngay ngày hôm nay. Điều này xảy ra là vì, khi tỷ giá dự tính tăng, tức E
e
tăng,
nghĩa là ngoại tệ (USD) dự tính là lên giá còn nội tệ (VND) dự tính là giảm giá, làm cho
các luồng vốn đầu cơ sẽ chạy khỏi VND để đầu tư vào USD. Dẫn đến cầu USD tăng trên
thị trường giao ngay, làm cho tỷ giá giao ngay hiện hành tăng lên. Như vậy, những dự
tính về tỷ giá giao ngay đã trở thành lực lượng thị trường ảnh hưởng đế sự biến động tỷ
giá ngày hôm nay.
2.3. Những cú sốc về chính trị, kinh tế, xã hội, thiên tai:
Mỗi cú sốc xảy ra, tác động ngay lập tức đến tỷ giá. Các cú sốc xuất hiện với tần
số càng nhanh và với cường độ càng mạnh, làm cho tỷ giá biến động cũng càng nhanh và
càng mạnh.
2.4. Sự can thiệp của NHTW trên FOREX:
Khi NHTW mua ngoại tệ vào, làm tăng cầu ngoại tệ trên FOREX, khiến cho tỷ giá
tăng; ngược lại, khi NHTW bán ngoại tệ, làm tăng cung ngoại tệ trên FOREX, khiến cho
tỷ giá giảm. Các NHTW không thờ ơ trước sự biến động thất thường của tỷ giá, nên đã
thường xuyên can thiệp trên FOREX để tỷ giá biến động có lợi cho nền kinh tế. Tần số và
cường độ can thiệp càng mạnh, càng khiến cho tỷ giá biến động nhanh và mạnh trong
24
ngắn hạn. Hơn nữa, tín hiệu can thiệp của NHTW có tác dụng tâm lý rất mạnh đến các
thành viên thị trường, khiến cho tỷ giá thay đổi nhanh chóng.
IV.
Hệ thống chế độ tỷ giá ngày nay
Theo phân loại của IMF, tại 31/12/2001, các chế độ tỷ giá gồm:
1. Chế độ tỷ giá không có đồng tiền pháp định riêng (Exchange rate
arangements with no separate tender):
Đây là trường hợp đối với một quốc gia khi không có đồng tiền pháp định riêng.
Đồng tiền sử dụng trong lưu thông có thể là:
- Quốc gia này sử dụng đồng tiền của một quốc gia khác trong lưu thông như
là một đồng tiền pháp định duy nhất.
- Quốc gia này là thành viên của một liên minh tiền tệ, trong đó các nước
thành viên thống nhất sử dụng một đồng tiền pháp định chung.
2. Chế độ bản vị tiền tệ (Currency board arrangements):
Đây là chế độ tỷ giá có sự cam kết chính thức của chính phủ chuyển đổi nội tệ
sang ngoại tệ là đồng tiền bản vị tại một mức tỷ giá cố định. Chế độ bản vị tiền tệ đặt ra
những hạn chế nghiêm ngặt trong việc phát hành tiền nhằm bảo đảm thực thi cam kết
chính thức của chính phủ.
3. Chế độ tỷ giá cố định thông thường (Conventionl pegged arrangement):
Đây là chế độ tỷ giá khi chính phủ neo đồng tiền của mình (một cách chính thức
hay ngầm định) với một đồng tiền chính hay một rổ các đồng tiền tại một mức tỷ giá cố
định, đồng thời cho phép tỷ giá được dao động trong một biên độ hẹp tối đa là ±1% xung
quanh tỷ giá trung tâm.
4. Chế độ tỷ giá cố định với biên dộ dao động rộng ( Pegged exchange
rates within horizontal bands):
Đây là chế độc tỷ giá khi chính phủ neo đồng tiền của mình (một cách chính thức
hay ngầm định) tại một mức tỷ giá cố định, đồng thời cho phép tỷ giá được giao động
trong một biên độ rộng hơn ±1% xung quanh tỷ giá trung tâm.
5. Chế độ tỷ giá cố định trượt (Crawling pegs):
25
Đây là chế độ tỷ giá cố định, nhưng định kỳ tỷ giá trung tâm sẽ được điều chỉnh:
- Hoặc theo một tỷ lệ nhất định được thông báo trước.
- Hoặc để phản ánh những thay đổi trong một số chỉ tiêu nhất định đã được
lựa chọn (lạm phát, cán cân thương mại).
6. Chế độ tỷ giá cố định trượt có biên độ (Exchange rates within crawling
bands):
Đây là tỷ giá cố định với các nội dung:
- Tỷ giá được dao động trong một biên độ nhất định xung quanh tỷ giá trung
tâm
- Tỷ giá trung tâm được điều chỉnh định kỳ:
+ Hoặc theo một tỷ lệ nhất định được thông báo trước.
+ Hoặc để phản ánh những thay đổi trong một số chỉ tiêu nhất định đã được
lựa chọn.
7. Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết không thông báo trước (Managed
floating with no preannounced path for exchange rate):
Chính phủ tác động ảnh hưởng lên xu hướng vận động của tỷ giá thông qua hành
động can thiệp tích cực trên thị trường ngoại hối, nhưng không có bất cứ một sự thông
báo trước hay một cam kết nào về hướng và mức độ can thiệp lên tỷ giá là như thế nào.
8. Chế độ tỷ giá thả nổi độc lập (Independent floating):
Đây là chế độ tỷ giá, trong đó, tỷ giá được xác định theo thị trường (chính phủ
không lái xu hướng vận động của tỷ giá). Bất cứ hoạt động can thiệp ngoại hối nào cũng
chỉ nhằm mục đích giảm sự biến động quá mức của tỷ giá, chứ không theo đuổi một
hướng vận động hay một giới hạn cụ thể nào về tỷ giá.
9. Cấu trúc tỷ giá (Exchange rate structure):
Nếu chế độ tỷ giá của một quốc gia chỉ bao gồm 1 tỷ giá, thì gọi là chế độ tỷ giá
đơn (Unitary exchange rate regime); nếu chế độ tỷ giá bao gồm từ hai tỷ giá trở lên, thì
gọi là chế độ đa tỷ giá (Multiple exchange rate regime). Trường hợp, chế độ tỷ giá bao
gồm hai tỷ giá, thì thường được gọi với tên riêng là chế độ tỷ giá kép (Dual exchange