Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Nhân vật trong tiểu thuyết Tiếng người của Phan Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 96 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
Nguyễn Thị Liên K32D - Khoa Ngữ văn
1
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
LỜI CAM ĐOA
Khoá luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS.GVC.
Nguyễn Thị Kiều Anh. Tôi xin cam đoan rằng:
Khoá luận này là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi.
Những tư liệu được trích dẫn trong khoá luận là trung thực.
Kết quả nghiên cứu này không hề trùng khít với bất kì công trình
nghiên cứu của tác giả nào đã được công bố trước đó.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Thị Liên
Nguyễn Thị Liên K32D - Khoa Ngữ văn
2
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 5
2. Lịch sử vấn đề 7
3. Mục đích nghiên cứu 10
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 10
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
6. Phương pháp nghiên cứu 10
7. Đóng góp của khoá luận 10
8. Bố cục của khoá luận 11
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC 12
1.1. Quan niệm về nhân vật văn học 12


1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học 12
1.1.2. Vai trò, chức năng của nhân vật văn học 16
1.1.3. Các loại nhân vật văn học cơ bản 18
1.2. Quan niệm về nghệ thuật xây dựng nhân vật văn học 21
1.2.1. Kết cấu 21
1.2.2. Các biện pháp thể hiện nghệ thuật xây dựng nhân vật 25
1.2.3. Lời nói nghệ thuật 28
1.3. Nhân vật tiểu thuyết và nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam
thời kì đổi mới 30
1.3.1. Nhân vật tiểu thuyết 30
1.3.2. Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới 33
CHƯƠNG 2: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI VÀ
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT “TIẾNG
NGƯỜI” CỦA PHAN VIỆT 37
2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người 37
2.1.1. Khái niệm “Quan niệm nghệ thuật về con người” 37
2.1.2. Vai trò của khái niệm “Quan niệm nghệ thuật về con người”
trong tìm hiểu đánh giá tác giả và tác phẩm văn học 40
2.1.3. Vài nét về sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con
người trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986
42
2.1.4. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết “Tiếng
người” của Phan Việt 47
Nguyễn Thị Liên K32D - Khoa Ngữ văn
3
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
2.2. Thế giới nhân vật 52
2.2.1. Nhân vật cô đơn, sợ hãi, hoài nghi 52
2.2.2. Nhân vật tự ý thức
2.2.3. Nhân vật xu thời

65
69
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG
TIỂU THUYẾT “TIẾNG NGƯỜI” CỦA PHAN VIỆT
72
3.1. Miêu tả ngoại hình nhân vật 72
3.2. Miêu tả hành động nhân vật 75
3.3. Khám phá nhân vật qua những tình huống tâm lí 80
3.4. Lời văn trần thuật đan xen kể, tả với triết lí, bình luận, trữ
tình ngoại đề 85
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Văn học Việt Nam đương đại chứng kiến sự toả sáng của hàng loạt
các cây bút tài năng. Bên cạnh các cây bút trong nước thì những cây bút hải
ngoại cũng góp phần không nhỏ tạo nên dòng chảy liên tục của văn học
đương đại. Giữa làng văn Việt ở hải ngoại, Phan Việt đã dần trở thành một cái
tên đầy ấn tượng trên văn đàn. Phan Việt tên thật là Nguyễn Ngọc Hường,
sinh năm 1978, tốt nghiệp Đại học Ngoại thương năm 2000, sau đó sang Mĩ
học cao học ngành truyền thông tại Omaha (bang Nebraska). Từ năm 2002
đến nay, Phan Việt là nghiên cứu sinh chương trình tiến sĩ về chính sách xã
hội tại Đại học Chicagô, Mĩ. Có thể thấy rằng, Phan Việt là nhà văn đầu tiên ở
hải ngoại đoạt giải thưởng Văn học tuổi 20, lần 3 (do Hội Nhà văn TP. HCM
báo TS và Nxb Trẻ tổ chức, 2005) với tập truyện ngắn đầu tay Phù phiếm
Nguyễn Thị Liên K32D - Khoa Ngữ văn
4
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
truyện. Sau đó, Phan Việt ngày càng thể hiện sự gắn bó và tâm huyết của chị
dành cho văn chương. Năm 2007, chị tham gia dịch và hiệu đính Suối nguồn

(The Fountainhead) của Ayn Rand - một trong hai tác phẩm đứng đầu bảng
xếp hạng những tiểu thuyết hay nhất thế kỉ XX - do nhật báo New York công
bố theo bình chọn của độc giả. Năm 2008, chị giới thiệu đến công chúng cuốn
tiểu thuyết Tiếng người (Nxb Trẻ và báo Tuổi trẻ). Chị vừa cho ra mắt tác
phẩm Nước Mĩ, nước Mĩ (Nxb Trẻ và công ty Phương Nam kết hợp xuất bản
và phát hành). Tuy là một cây bút mới xuất hiện trên văn đàn nhưng Phan
Việt là một nhà văn không còn xa lạ với bạn đọc Việt Nam. Đây chính là lí do
thứ nhất.
1.2. Phan Việt là một nhà văn sống, học tập và làm việc tại Mĩ - nơi
được coi là trung tâm văn hoá của nhân loại, thu hút biết bao nghệ sĩ tài năng
có tên tuổi, đồng thời nơi đây cũng là cái nôi của những cách tân nghệ thuật
đương đại trên cả hai phương diện lí luận và thực tiễn sáng tác. Do vậy, Phan
Việt không chỉ chịu ảnh hưởng của những đợt sóng cách tân mà còn thực sự
bị cuốn vào guồng quay trong quỹ đạo chuyển động tất yếu của đời sống văn
học đương đại thế giới. Song trong tác phẩm của mình, với lối hành văn hiện
đại, thông minh, sắc sảo, nghệ thuật tự sự độc đáo, linh hoạt, với những liên
tưởng bất ngờ, thú vị đã phá vỡ các biên độ không gian - thời gian. Đó chính
là những yếu tố mới lạ lôi cuốn độc giả đi đến những dòng chữ cuối cùng
trong tác phẩm Tiếng người của Phan Việt - mặc dù đó thực sự là một cuộc
thử thách không đơn giản của tư duy. Đó chính là lí do thứ hai.
1.3. Văn học nghệ thuật là địa hạt của sự sáng tạo. Từ sự quan sát đời
sống văn học đương đại có thể nhận thấy chưa bao giờ cá tính sáng tạo của
nhà văn và sự độc đáo mới lạ của tác phẩm lại được đề cao như trong giai
đoạn này. Những đợt sóng cách tân đổi mới diễn ra không có điểm dừng
khiến cho những sáng tạo, thể nghiệm của nhà văn luôn bị đặt trước nguy cơ
Nguyễn Thị Liên K32D - Khoa Ngữ văn
5
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
“cũ đi”, bị phủ nhận một sớm một chiều. Thậm chí, mỗi nhà văn cũng luôn
phải tự làm mới mình qua từng tác phẩm như Aragông từng quan niệm: “Tôi

viết ra chỉ để nói ngược lại chính tôi”. Tiếp cận tiểu thuyết Tiếng người của
Phan Việt, tác giả khoá luận nhận thấy sự trăn trở và ý thức cách tân mãnh liệt
của nhà văn thể hiện đậm nét trong cách lựa chọn và xây dựng hệ thống nhân
vật. Nhân vật là tụ điểm phản ánh rõ lối đi riêng của Phan Việt trên hành trình
làm mới thể loại tiểu thuyết và khám phá, tái hiện những “ẩn mật bản ngã”
trong chiều sâu tâm hồn con người. Với Tiếng người, bằng một thể nghiệm,
một cách viết khá mới lạ, độc đáo cùng với kĩ thuật lồng ghép, cắt dán, ghép
mảnh, những dòng tâm tư, ý thức của nhân vật, loại “tiểu thuyết trong tiểu
thuyết” điểm nhìn trần thuật di động, đa điệu, đa thanh, Phan Việt đã có một
sự đóng góp quan trọng cho sự cách tân nghệ thuật tiểu thuyết Việt Nam hiện
đại, đưa tiểu thuyết Việt Nam hoà nhập với tiểu thuyết hiện đại thế giới. Đó là
lí do thứ ba.
Chính vì những lí do trên mà chúng tôi chọn đề tài “Nhân vật trong
tiểu thuyết “Tiếng người” của Phan Việt” để khai thác, tìm kiếm những tiềm
ẩn còn nằm sâu trong lớp văn bản, đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn để
nắm bắt tư tưởng của tác phẩm một cách khoa học, toàn diện.
2. Lịch sử vấn đề
Phan Việt là một cây bút khá mới trong làng văn học Việt Nam đương
đại bởi vậy mà nguồn tư liệu nghiên cứu về nhà văn này chưa thật dày dặn,
mới chỉ dừng lại ở những lời giới thiệu tác phẩm, những bài điểm sách trên
các trang web, những cuộc phỏng vấn, trao đổi giữa các nhà báo với nhà văn
Phan Việt. Qua những cuộc trả lời phỏng vấn, trao đổi trên email, Phan Việt
đã trực tiếp phát biểu những vấn đề liên quan tới tác phẩm, quan niệm về
nghệ thuật, quan niệm về nghề viết Có thể điểm qua một vài cuộc trao đổi
tiêu biểu như:
Nguyễn Thị Liên K32D - Khoa Ngữ văn
6
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
Trong cuộc trao đổi với tác giả Phan Việt về tiểu thuyết Tiếng người
trên email (thứ 2, 19/ 11/ 2007), nhà báo Song Phạm đã khẳng định: “Tất cả

những thứ bất hạnh, duyên nghiệp, trò vè tâm tưởng, nhữnh cái vòi nhuyễn
của thể vô thức là những gì và nó đã làm gì với Duy cũng như cuộc sống
gia đình anh thì bạn đọc buộc phải đọc truyện mới biết”.
Trong bài Đọc tiểu thuyết “Tiếng người” của Phan Việt trên Dân trí
(số ra ngày 18/ 3/ 2008), tác giả bài báo đã viết: “Sau hơn ba năm im hơi lặng
tiếng kể từ khi đoạt giải Văn học tuổi 20, Phan Việt xuất hiện trở lại với một
cuốn tiểu thuyết sẽ bắt độc giả đọc từ đầu đến cuối Tiếng người đề cập đến
đời sống của một thế hệ thanh niên lớn lên trong thời kì đổi mới, những người
đang bước vào lứa tuổi 30 thông qua quan hệ của Duy và M. Họ có thể được
xem như là hai đại biểu ưu tú của thế hệ: thông minh, hiểu biết, được học
hành đầy đủ, thành đạt và có sự tự tin vào chính mình. Tuy nhiên, sống bên
cạnh nhau mà họ vẫn cảm thấy cô đơn, trống vắng. Họ trải nghiệm hạnh
phúc với niềm vui thú lẫn cay đắng qua đó họ mới cảm thấy mình thực sự
trưởng thành”.
Trong bài Kẻ đi tìm tiếng người (số ra ngày 07/ 04/ 2008), tác giả
Dương Bình Nguyên nhận xét: “Phải đặt trong người viết một trái tim dũng
cảm mới có đủ tâm sức mà tự mình đi, cô độc đi ở một nơi mà không ai biết,
không ai thích, không ai đọc những gì mình viết ra. Và cũng phải đặt trong
trái tim ấy một tình yêu đủ lớn với chữ nghĩa, để bắt đầu “nhập thế” với thể
loại tiểu thuyết. Đi tìm “những tiếng nói của một đời không bày tỏ hết” Phan
Việt là một người phụ nữ hiện đại, văn chương của chị loại bỏ toàn bộ những
khuôn thức cũ, tràn trề tự do. Nhưng trên hết tôi cảm giác ở Phan Việt, viết
văn như hành trình đi tìm chính mình, đi tìm những ý nghĩa mới trong những
chiều kích khác nhau của cuộc sống”.
Nguyễn Thị Liên K32D - Khoa Ngữ văn
7
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
Trong chương trình giới thiệu Mỗi ngày một cuốn sách phát trên kênh
VTV1, tác giả bài viết khẳng định: “Tất cả những chi tiết mà Phan Việt đưa
vào tác phẩm rất thực, rất đời thường. Nó làm nên sự hấp dẫn của Tiếng

người khiến người đọc sống lại những cảm xúc chính xác của mình vào một
thời điểm có thật trong cuộc đời mà họ đã trải qua. Tiếng người khiến người
đọc tự vấn hạnh phúc trong cuộc đời đôi khi là cái khó nắm bắt và không ai
dám chắc nó có phải là cái có thật hay không”.
Có thể nói, những bài viết liên quan đến Phan Việt không nhiều chủ
yếu là các bài viết được đăng tải trên các website văn học. Bên cạnh đó cũng
phải kể tới những lời giới thiệu, lời bình ngắn về tác phẩm của Phan Việt của
các tác giả, các nhà nghiên cứu phê bình.
Trong lời bạt cuối cuốn Phù phiếm truyện nhà Lí luận phê bình Huỳnh
Như Phương đã đưa ra dự báo về Phan Việt: “Nếu tác giả quyết tâm chọn lựa
và theo đuổi con đường văn chương thì đây sẽ là một trong những nhà văn
trẻ tiên báo cho một chiều kích mới của văn học Việt Nam hiện đại”. Dự báo
ấy càng có thêm cơ sở khi Tiếng người xuất hiện trên văn đàn, với lối viết
chặt chẽ, tỉnh táo, mạnh mẽ, khả năng phân tích tâm lí nhân vật, đào sâu, mổ
xẻ đến tận đáy sâu của tâm hồn nhân vật.
Trong lời bạt của tiểu thuyết Tiếng người, nhà văn Nguyễn Đông Thức
khẳng định: “Tiếng người” không phải là một chuyện kể đơn giản (nó sẽ khó
đọc hơn Oxford thương yêu của Dương Thuỵ) mà có nhiều tầng nấc để người
đọc suy ngẫm về các giá trị của cuộc sống. Thật ra tôi rất thích cái tựa đề
“Bong bóng” cùng một chủ đề lẩn khuất: Mọi thứ trên đời đều là bong
bóng, là phù vân, vô thường, vô nghĩa. Nhưng Phan Việt đã gác lại cái tựa
đó. Cô muốn người đọc tự chiêm nghiệm về những điều cô muốn nói”.
Trong bài Tiểu thuyết như là sự hiện hữu những khoảnh khắc thầm
kín của tâm trạng, in trên Phong điệp.net, (2008) tác giả Phùng Gia Thế nhận
Nguyễn Thị Liên K32D - Khoa Ngữ văn
8
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
định: “Sau Phù phiếm truyện, Tiếng người là một cuộc tìm kiếm mới của tác
giả, ở tiểu thuyết, trong một hình vóc cổ điển. Quả vậy, 46 phần trên 279
trang truyện không khiến người ta có cảm giác đây là một cuộc chơi kĩ thuật.

Khước từ những sự kiện xã hội, tiểu thuyết tập trung vào các sự kiện tâm
trạng. Có thể nói, cấu trúc của truyện là một sự mẫn cảm về sự hiện diện của
tâm trạng. Một tiếng nói thầm kín, tinh tế, trung thực và đầy khao khát”.
Có thể thấy, các bài viết của các tác giả trên là những bài nghiên cứu
đầu tiên có tính chất học thuật về tác phẩm của Phan Việt nói chung và tiểu
thuyết Tiếng người nói riêng. Song trong những bài báo, bài viết đánh giá,
nhận xét đó chưa có bài viết nào đề cập đến nhân vật của tác phẩm một cách
toàn diện. Nghiên cứu về nhân vật vẫn là một mảnh đất trống để người viết
khám phá. Lấy tác phẩm nghệ thuật làm đối tượng nghiên cứu, tìm hiểu sâu
hơn về nhân vật trong tác phẩm, tác giả khoá luận muốn tìm hiểu sâu hơn về
tác phẩm để thấy được sự cách tân của tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới
đồng thời nghiên cứu nó dưới sự soi sáng của lí thuyết Thi pháp học hiện đại.
3. Mục đích nghiên cứu
Khoá luận hướng tới tìm ra những điểm độc đáo, nổi bật trong cách tiếp
cận con người, những kiểu loại nhân vật tiêu biểu và những yếu tố nghệ thuật
đặc sắc trong việc xây dựng nhân vật tiểu thuyết Tiếng người của Phan Việt.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ chính của khoá luận là học tập và nắm vững lí luận về nhân
vật văn học nói chung, nhân vật tiểu thuyết nói riêng, chỉ ra những nét nổi bật
về nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới. Đồng thời cần chỉ ra
những điểm mới trong việc tiếp cận, khai thác nhân vật, nắm được những kiểu
nhân vật cơ bản và phân tích những nét độc đáo cũng như hiệu quả của các
biện pháp nghệ thuật khi xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Tiếng người
của Phan Việt.
Nguyễn Thị Liên K32D - Khoa Ngữ văn
9
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của khoá luận là: “Nhân vật trong tiểu
thuyết “Tiếng người” của Phan Việt”.

Phạm vi nghiên cứu: Tiểu thuyết Tiếng người của Phan Việt
6. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong khoá luận này gồm:
- Phương pháp phân tích đối tượng theo quan điểm hệ thống
- Phương pháp phân tích tác phẩm và phân tích nhân vật
- Phương pháp hệ thống lịch sử - chức năng
- Phương pháp thống kê, so sánh
7. Đóng góp của khoá luận
Thứ nhất, tác giả khoá luận đã khái quát lí thuyết về nhân vật văn học,
vận dụng để tìm hiểu nhân vật trong tiểu thuyết Tiếng người của Phan Việt
và nêu ra được những điểm cơ bản về nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam
thời kì đổi mới.
Thứ hai, tác giả khoá luận đã chỉ ra và phân tích những khía cạnh mới
trong việc tiếp cận con người, tìm hiểu những kiểu nhân vật cơ bản trong tiểu
thuyết Tiếng người của Phan Việt, phân tích được những yếu tố độc đáo
trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn. Qua đó, người viết góp thêm
một tiếng nói khẳng định những đóng góp quan trọng của Phan Việt nói riêng
và bộ phận văn học hải ngoại nói chung vào quá trình cách tân thể loại tiểu
thuyết Việt Nam đương đại.
8. Bố cục của khoá luận
Cũng như các khoá luận khác, ngoài mở đầu và kết luận, nội dung của
khoá luận được triển khai thành 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận về nhân vật văn học
Nguyễn Thị Liên K32D - Khoa Ngữ văn
10
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
- Chương 2: Quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới nhân vật
trong tiểu thuyết “Tiếng người” của Phan Việt
- Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết “Tiếng
người” của Phan Việt

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC
1.1. Quan niệm về nhân vật văn học
1.1.1. Khái niệm về nhân vật văn học
Thuật ngữ “nhân vật” xuất hiện từ rất sớm (tiếng Hi Lạp: persona,
tiếng Anh: personage, tiếng Nga: personaj). Hơn 2000 năm trước đây, trong
tiếng Hi Lạp cổ, “persona” vốn mang ý nghĩa là “cái mặt nạ” - một dụng cụ
biểu diễn của diễn viên trên sân khấu. Theo thời gian, chúng ta đã sử dụng
thuật ngữ này với tần số nhiều nhất, thường xuyên nhất để chỉ những đối
Nguyễn Thị Liên K32D - Khoa Ngữ văn
11
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
tượng mà văn học miêu tả và thể hiện. Nó trở thành thuật ngữ để chỉ nhân vật
văn học.
Đôi khi, nhân vật văn học còn được người ta gọi bằng các thuật ngữ
khác như: “vai” (actor) và “tính cách” (character). Tuy nhiên, các thuật ngữ
này lại có nội hàm hẹp hơn so với “nhân vật” (persona).
Thuật ngữ “vai” chủ yếu nhấn mạnh đến tính chất hành động của cá
nhân, thích hợp với loại “nhân vật hành động”. Còn thuật ngữ tính cách lại
chỉ thiên về những nhân vật có tính cách trong thực tế sáng tác, không phải
nhân vật nào cũng hành động, đặc biệt là những nhân vật thiên về “suy tư”, và
cũng không phải nhân vật nào cũng có tính cách rõ rệt. Từ đó có thể thấy các
thuật ngữ “vai”, “tính cách” không bao quát được hết những biểu hiện khác
nhau của các loại nhân vật trong sáng tác văn học.
“Nhân vật” là thuật ngữ có nội hàm phong phú, có sức khái quát những
hiện tượng phổ biến của tác phẩm văn học ở mọi bình diện và cấp độ. Như
vậy, thuật ngữ “nhân vật” là đúng đắn và đầy đủ nhất.
Nhìn một cách rộng nhất, “nhân vật” là khái niệm không chỉ được dùng
trong văn chương mà còn được dùng trong nhiều lĩnh vực khác. Theo bộ Từ

điển tiếng Việt thì “nhân vật” là khái niệm mang hai nghĩa: Thứ nhất, đó là
"đối tượng (thường là con người) được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn
học nghệ thuật”. Thứ hai, đó là “người có vai trò nhất định trong xã hội” [22;
881]. Tức là thuật ngữ “nhân vật” được dùng phổ biến ở nhiều mặt, cả đời
sống nghệ thuật, đời sống xã hội - chính trị lẫn đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Nhưng trong phạm vi nghiên cứu của khoá luận, chúng tôi chỉ đề cập đến
“nhân vật” theo nghĩa thứ nhất mà bộ Từ điển tiếng Việt định nghĩa như vừa
trích ở trên tức là, nhân vật trong tác phẩm văn chương.
Trong Từ điển văn học (tập 2), các tác giả đã xác nhận:
Nguyễn Thị Liên K32D - Khoa Ngữ văn
12
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
“Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, tiêu điểm để
bộc lộ chủ đề, tư tưởng chủ đề và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có
tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc hoạ. Nhân vật do đó là nơi
tập trung giá trị tư tưởng - nghệ thuật của tác phẩm văn học” [20; 86].
Với định nghĩa này, các nhà biên soạn từ điển đã nhìn nhận nhân vật từ
khía cạnh vai trò, chức năng của nó đối với tác phẩm và từ mối quan hệ của
nó với các yếu tố hình thức tác phẩm. Có thể nói đây là định nghĩa tương đối
toàn diện về nhân vật văn học.
Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân đề xuất một cách
nhìn khác. Nhân vật được ông xem xét trong mối tương quan với cá tính sáng
tạo, phong cách nhà văn, trường phái văn học:
“Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét
sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong
cách. Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người, một trong
những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn
từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài
cây, các sinh thể hoang đường đuợc gán cho những đặc điểm giống con
người” [1; 241].

Theo Lại Nguyên Ân, nhân vật văn học sẽ là một trong những yếu tố
tạo nên phong cách nhà văn và màu sắc riêng của một trường phái văn học.
Nhà nghiên cứu còn quan tâm chỉ ra những đối tượng tiềm tàng khả năng trở
thành nhân vật văn học.
Các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học quan niệm về nhân vật có
phần thu hẹp hơn: “Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong
tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu,
anh Pha ) cũng có thể không có tên riêng Khái niệm nhân vật văn học có
khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả mà
Nguyễn Thị Liên K32D - Khoa Ngữ văn
13
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm Nhân vật văn học là một
đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có
thật trong đời sống” [9; 235].
Một số nhà nghiên cứu khác lại định nghĩa nhân vật dựa trên tiêu chí
chức năng phản ánh hiện thực của tác phẩm văn học. Nhân vật là phương tiện
để nhà văn tái hiện đời sống, mở rộng thế giới nghệ thuật cho tác phẩm.
Cuốn Lí luận văn học (tập 2) do Phương Lựu (chủ biên) có định nghĩa
khá kĩ về nhân vật văn học: “Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người
được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Đó là
những nhân vật có tên như như Tấm, Cám, Thạch Sanh Đó là những nhân
vật không tên như thằng bán tơ, một mụ nào đó trong "Truyện Kiều" Đó là
những con vật trong truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại bao gồm cả thần
linh, ma quỷ, những con vật mang nội dung và ý nghĩa con người Khái
niệm “nhân vật” có khi được sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con
người cụ thể nào mà chỉ một hiện tượng cụ thể trong tác phẩm Nhưng chủ
yếu vẫn là hình tượng con người trong tác phẩm Nhân vật văn học là một
hiện tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu hiệu để nhận ra” [17; 277- 278].
Trong cuốn Lí luận văn học do GS. Hà Minh Đức (chủ biên) định

nghĩa: “Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ược lệ, đó
không phải là sự sao chụp mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự
thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp,
tính cách Và cần chú ý thêm một điều: thực ra khái niệm nhân vật thường
được quan niệm với một phạm vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là con người,
những con người có tên hoặc không tên, được khắc hoạ sâu đậm hoặc chỉ
xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm mà còn có thể là những sự vật, loài vật
khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách con người Cũng có khi đó không
Nguyễn Thị Liên K32D - Khoa Ngữ văn
14
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
phải là những con người hoặc có liên quan tới con người, được thể hiện nổi
bật trong tác phẩm” [7; 126].
Trong Giáo trình Lí luận văn học dành cho các trường Cao đẳng Sư
phạm (tập 2) những người biên soạn sách có xu hướng nghiên cứu nhân vật
trong tư cách là đối tượng để nhà văn khái quát, phân tích đời sống và tái hiện
bằng các phương tiện đặc trưng của văn chương: “Nhân vật văn học là khái
niệm dùng để chỉ hiện tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học -
cái đã được nhà văn nhận thức và tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện
riêng của nghệ thuật ngôn từ” [27; 73].
Như vậy, các nhà văn, nhà nghiên cứu Lí luận văn học bằng cách này
hay cách khác khi định nghĩa về nhân vật văn học vẫn cơ bản gặp nhau ở nội
hàm không thể thiếu của khái niệm này: Thứ nhất, đó phải là đối tượng mà
văn học miêu tả, thể hiện bằng những phương tiện văn học. Thứ hai, đó là
những con người hoặc con vật, đồ vật, sự vật, hiện tượng mang linh hồn con
người, là hình ảnh ẩn dụ của con người. Thứ ba, đó là đối tượng mang tính
ước lệ và có cách điệu so với đời sống hiện thực bởi nó đã được khúc xạ qua
lăng kính chủ quan của nhà văn.
Đối với mỗi nhân vật văn học thì tính cách được coi là điểm quan trọng
nhất là “nội dung của mọi nhân vật văn học” [17; 280]. Đôxtôievxki cũng

khẳng định: “Đối với nhà văn, toàn bộ vấn đề là ở tính cách” [17; 280]. Tính
cách với ý nghĩa rất lớn như vậy nên trước kia một số giáo trình Nga đã gọi
nhân vật là tính cách. Ở đây cần phải hiểu tính cách là các phẩm chất xã hội
lịch sử của con người thể hiện qua các đặc điểm cá nhân, gắn liền với phẩm
chất, tâm sinh lí của họ: “Tính cách cũng là nhân vật nhưng là nhân vật được
thể hiện với một chất lượng tư tưởng và nghệ thuật cao hơn, tuy chưa đạt đến
mức độ là những điển hình” [9; 105]. Và tính cách tự nó cũng bao hàm những
thuộc tính như: có nét cụ thể, độc đáo của một con người cá biệt nhưng lại
Nguyễn Thị Liên K32D - Khoa Ngữ văn
15
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
mang cả những nét chung, tiêu biểu cho nhiều người khác ở một mức độ nhất
định, đồng thời có một quá trình phát triển hợp logic khách quan của đời
sống.
Như vậy, nhân vật có hạt nhân là tính cách. Trong tác phẩm văn
chương có nhân vật được khắc hoạ tính cách nhiều hay ít nhưng cũng có nhân
vật không được khắc hoạ tính cách. Điều này phụ thuộc vào chức năng nghệ
thuật và giá trị tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm qua nhân vật đó.
1.1.2. Vai trò, chức năng của nhân vật văn học
Nhân vật là yếu tố vừa thuộc về nội dung vừa thuộc về hình thức tác
phẩm. Nhân vật là điều kiện thiết yếu để sự khám phá, sự đánh giá - lí giải, sự
miêu tả mang tính nghệ thuật của tác giả về đời sống đạt đến tính toàn vẹn, có
chiều sâu, có sức hấp dẫn riêng đối với độc giả.
Xem xét vai trò của nhân vật đối với hình thức tác phẩm, trong cuốn
Văn chương dẫn luận, G.N. Pospelov nhấn mạnh: “Nhân vật là phương
diện có tính thứ nhất trong hình thức tác phẩm. Nó quyết định phần lớn vừa
cốt truyện, vừa lựa chọn chi tiết, vừa ngôn ngữ, vừa kết cấu” [23; 157].
Nhân vật văn học có nhiều chức năng tương ứng với nhiều vai trò khác
nhau trong tác phẩm. Trước hết, nhân vật văn học là đơn vị cơ bản, là phương
tiện tất yếu và quan trọng nhất giúp nhà văn phản ánh một cách chân thực

cuộc sống. Bằng sự suy ngẫm, chiêm nghiệm, bằng những tìm tòi khám phá,
nhà văn xây dựng nên nhân vật và hệ thống nhân vật để từ đó khái quát các
tính cách xã hội và đời sống gắn liền với nó.
Tính cách là sự thể hiện các phẩm chất xã hội, lịch sử của con người
qua các đặc điểm cá nhân, gắn liền với phẩm chất, tâm sinh lí của họ. Tính
cách của nhân vật mang vai trò hết sức quan trọng đối với cả nội dung và hình
thức của tác phẩm văn học. Về nội dung: nhân vật với tính cách của nó là
phương tiện để thể hiện tư tưởng của tác phẩm, tức thông qua sự hoạt động và
Nguyễn Thị Liên K32D - Khoa Ngữ văn
16
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
mối liên hệ giữa các tính cách người đọc sẽ đi đến một sự khái quát hóa về
mặt nhận thức tư tưởng. Về hình thức: nhân vật với tính cách của nó quyết
định phần lớn các yếu tố hình thức như kết cấu, những quy luật loại thể, ngôn
ngữ (lời nói nghệ thuật), các biện pháp nghệ thuật thể hiện Về luận điểm
này, Heghen cũng đã từng nói: “Tính cách là điểm trọng tâm của mối quan hệ
giữa nội dung và hình thức”. Ta cũng cần lưu ý rằng tính cách nhân vật mang
tính lịch sử, nghĩa là với mỗi thời đại lịch sử các tính cách được tôn vinh hay
coi nhẹ là khác nhau, có thể trong thời kì này tính cách này được tôn sùng
nhưng ở thời kì sau thì không.
Cùng với việc thể hiện tính cách, nhân văn học thực hiện chức năng thể
hiện số phận con người. Bởi tính cách, số phận là kết tinh của môi trường,
hoàn cảnh nên nhân vật văn học còn đóng vai trò là người dẫn dắt bạn đọc
vào các thế giới khác nhau của đời sống và trước hết là phương tiện để nhà
văn mở ra những cánh cửa vào hiện thực rộng lớn, tiếp cận các đề tài, chủ đề
mới mẻ. Qua nhân vật ta hiểu được bản chất của chế độ xã hội mà nó đang
sống.
Bên cạnh đó, nhân vật còn có chức năng thể hiện quan niệm nghệ thuật
và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người, về cuộc đời. Văn học phản ánh
thế giới bằng hình tượng song điều đó không có nghĩa là nhà văn sao chụp lại,

bê nguyên xi hiện thực cuộc sống vào trong tác phẩm. Nhà văn phải là người
sáng tạo ra trên cơ sở sự trải nghiệm, suy ngẫm theo cách cảm thụ của bản
thân.
Tóm lại, nhân vật có một vai trò hết sức quan trọng trong tác phẩm của
mỗi nhà văn. Nó là hình thức, là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực
cuộc sống, thể hiện quan niệm, tư tưởng của bản thân: “Nhân vật văn học
được sáng tạo ra, hư cấu để khái quát và biểu hiện tư tưởng, thái độ đối với
cuộc sống. Ca ngợi nhân vật là ca ngợi đời, lên án nhân vật là lên án đời,
Nguyễn Thị Liên K32D - Khoa Ngữ văn
17
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
xót xa cho nhân vật là xót xa cho đời. Do vậy tìm hiểu nhân vật là tìm hiểu
cách hiểu về cuộc đời của tác giả đối với con người”.
1.1.3. Các loại nhân vật văn học cơ bản
Nhân vật văn học là một hiện tượng đa dạng về kiểu loại. Xét nhân vật
văn học qua từng thời kì phát triển của nền văn học, người ta có thể phân chia
nhân vật văn học thành nhiều kiểu loại khác nhau: nhân vật trong văn học dân
gian khác với nhân vật trong văn học viết, nhân vật thần thoại khác nhân vật
truyền thuyết và nhân vật cổ tích. Xét về cấu trúc, nhân vật chính khác nhân
vật phụ, nhân vật trung tâm. Xét về ý thức, hệ nhân vật chính diện khác nhân
vật phản diện. Xét về cấu trúc hình tượng, nhân vật chức năng, nhân vật loại
hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng đều có những đặc trưng khác
nhau.
Thứ nhất, dựa trên vai trò của nhân vật trong kết cấu và cốt truyện của
tác phẩm có nhân vật chính, nhân vật phụ và nhân vật trung tâm. Nhân vật
chính là nhân vật đóng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều, giữ vị trí then chốt
và liên quan đến các sự kiện chủ yếu của tác phẩm, là cơ sở để tác giả triển
khai đề tài cơ bản của mình. Đó là nhân vật được tác giả “dày công” miêu tả,
khắc họa được thể hiện rõ nét, gây ấn tượng sâu đậm đối với người đọc.
Trong số các nhân vật chính của tác phẩm lại có nhân vật được thể hiện đặc

biệt nổi bật, có ý nghĩa tư tưởng, thẩm mĩ sâu sắc nhất, đó là nhân vật trung
tâm. Nhân vật trung tâm là nhân vật xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm, có
mối liên hệ với tất cả những nhân vật khác trong tác phẩm, đó là nơi quy tụ
các mối mâu thuẫn của tác phẩm, là nơi thể hiện vấn đề trung tâm của tác
phẩm.
Bên cạnh nhân vật chính là các nhân vật phụ. Đó là những nhân vật ít
xuất hiện trong tác phẩm, đóng vai trò thứ yếu trong việc triển khai đề tài và
biểu hiện tư tưởng tác phẩm. Nhân vật phụ là nhân vật ít được miêu tả, không
Nguyễn Thị Liên K32D - Khoa Ngữ văn
18
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
được chú trọng miêu tả nhưng lại không thể thiếu được vì nó có vai trò
“giăng mối” các đầu mối quan hệ, bổ sung và hỗ trợ về nhiều mặt, kể cả hình
thức và nội dung tác phẩm, nó soi sáng cho nhân vật trung tâm, cho vấn đề
trung tâm của tác phẩm góp phần thể hiện sự đa dạng sinh động của bức tranh
đời sống được miêu tả.
Thứ hai, dựa trên mối quan hệ với lí tưởng xã hội của nhà văn lại có thể
chia thành nhân vật chính diện (nhân vật tích cực) và nhân vật phản diện
(nhân vật tiêu cực). Hai kiểu nhân vật này cũng mang tính lịch sử, trong đó
nhân vật chính diện mang lí tưởng, quan điểm tư tưởng đạo đức tốt đẹp của
tác giả, của thời đại được nhà văn khẳng định, đề cao. Còn nhân vật phản diện
ngược lại mang những phẩm chất xấu, trái với đạo đức và lí tưởng đáng lên
án và phủ định.
Ngoài hai cách chia thường thấy như trên về nhân vật, dựa vào cấu trúc
nhân vật người ta lại có thể nói tới các kiểu nhân vật như: nhân vật chức
năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách và nhân vật tư tưởng.
Nhân vật chức năng là loại nhân vật xuất hiện để thực hiện một số chức
năng nào đó. Loại nhân vật này thường có đặc điểm, tính cách ổn định với
những phẩm chất cố định, không thay đổi từ đầu đến cuối. Nhân vật chức
năng thông thường chỉ thấy trong văn học dân gian, văn học cổ trung đại như:

Tiên, Bụt, Thần xuất hiện để giúp đỡ người tốt, thử thách con người, ban phát
hạnh phúc.
Nhân vật loại hình là loại nhân vật thể hiện tập trung các phẩm chất xã
hội, đạo đức của một loại người nhất định của một thời. Đó là nhân vật nhằm
khái quát cái chung về loại của các tính cách và nhờ vậy được gọi là điển
hình. Loại nhân vật này bao giờ cũng có một số phẩm chất loại biệt về mặt xã
hội được nêu bật hơn hẳn các tính cách khác. Bêlinxki nói: “Điển hình vừa là
một người, vừa là nhiều người. Trên người anh ta bao quát rất nhiều người,
Nguyễn Thị Liên K32D - Khoa Ngữ văn
19
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
nguyên cả một phạm trù người, thể hiện cùng một khái niệm”. Dĩ nhiên, nhân
vật loại hình như mọi nhân vật văn học khác, đòi hỏi một cá tính nhất định,
được thể hiện một cách sinh động qua các chi tiết cụ thể, chân thực. Nhân vật
loại hình thường xuất hiện nhiều trong các trào lưu văn học cổ điển.
Acpagông, Tac-tuyp, Giuốc-đanh là nhân vật như thế.
Nhân vật tính cách là nhân vật có tính cách nổi bật, được xây dựng cụ
thể, sinh động như con người thực ngoài đời. Nhân vật tính cách thường đa
diện, chứa đầy mâu thuẫn và chính những mâu thuẫn đó làm cho tính cách
không tĩnh tại mà luôn vận động, phát triển đôi khi làm bất ngờ cho cả người
sáng tạo ra nó. Cấu trúc của nhân vật tính cách phản ánh một trình độ cao của
văn học trong việc khái quát và chiếm lĩnh đời sống.
Nhân vật tư tưởng là loại nhân vật có nhiều điểm tương đồng với nhân
vật chức năng và có hạt nhân cấu trúc là một tư tưởng, một ý thức. Xây dựng
loại nhân vật này nhà văn nhằm tới việc phát biểu hoặc tuyên truyền cho một
tư tưởng nào đó về đời sống và việc phát biểu, tuyên truyền đó đôi khi thậm
chí được thực hiện lộ liễu không cần che giấu. Sự đa dạng về tính cách bị tổn
thất tầm vóc của những nhân vật này được quyết định bởi tầm vóc tư tưởng
mà tác giả muốn biểu đạt.
Việc phân chia nhân vật thành các loại khác nhau như trên chỉ mang ý

nghĩa tương đối và ở bình diện nào đó còn mang tính lịch sử. Ranh giới phân
chia nhân vật không phải lúc nào cũng rạch ròi. Đặc biệt về sau này, văn học
của chúng ta hướng tới việc thể hiện con người chân thực, sinh động, đa chiều
hơn. Nhưng tựu chung lại điều cần chú ý nhất vẫn là khả năng phản ánh và
tác động đến cuộc sống, khả năng hấp dẫn lôi cuốn người đọc của nhân vật.
1.2. Quan niệm về nghệ thuật xây dựng nhân vật văn học
Như đã trình bày ở trên, nhân vật ngoài chức năng quan trọng là
phương tiện để nhà văn gửi gắm ý tưởng nghệ thuật của mình còn có vai trò
Nguyễn Thị Liên K32D - Khoa Ngữ văn
20
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
quyết định đến phần lớn những yếu tố hình thức của tác phẩm văn chương. Vì
thế, có thể nói: qua mỗi yếu tố của hình thức tác phẩm, ta sẽ thấy được cụ thể
nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn. Cả ba yếu tố: kết cấu, các biện
pháp nghệ thuật thể hiện nhân vật, lời nói nghệ thuật đều tham gia vào việc
xây dựng nhân vật. Do vậy, việc tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật thực
chất là xem xét, tìm hiểu ba khía cạnh đó của hình thức.
1.2.1. Kết cấu
Kết cấu là một phương tiện cơ bản của sáng tác nghệ thuật. Trong cuốn
Lí luận văn học do Phương Lựu (chủ biên), các tác giả định nghĩa: “Kết cấu
là toàn bộ tổ chức tác phẩm phục tùng đặc trưng nghệ thuật cụ thể mà nhà
văn tự đặt ra cho mình. Kết cấu tác phẩm không bao giờ tách rời nội dung
cuộc sống và tư tưởng trong tác phẩm” [19; 295].
Cuốn Lí luận văn học do Hà Minh Đức (chủ biên), NXB Giáo dục, H,
2007 lại quan niệm như sau về kết cấu: “Kết cấu là sự tạo thành và liên kết
các bộ phận trong bố cục của tác phẩm, là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố, các
chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan và
theo một chiều hướng tư tưởng nhất định” [7; 143].
Trong bài Tính nghệ thuật, một đối tượng nghiên cứu riêng và một
cách tiếp cận riêng, tác giả Nắng Mai đã có một quan niệm cụ thể hơn về kết

cấu: “Kết cấu là việc sắp xếp, lắp ráp chẳng những kiến trúc trong chiều sâu,
mà còn bố cục, bài trí ở bên ngoài, nhằm tổng hợp những tương quan cho
thành sinh thể toàn vẹn. Kết cấu là yếu tố không thể hiện trực tiếp trên câu
chữ, mà nó là chất liệu kết dính, liên kết các bộ phận, chi tiết rời rạc thành
dòng thống nhất. Trong tác phẩm kết cấu có vai trò của người đạo diễn thay
mặt tác giả làm nên hệ thống các hình tượng như là kết quả của sự thống
nhất hoàn thiện các yếu tố hình thức nghệ thuật” [18; 20].
Nguyễn Thị Liên K32D - Khoa Ngữ văn
21
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
Những quan niệm trên đều có những nét cơ bản giống nhau đó là: kết
cấu là sự liên kết, lắp ráp, tổ chức các yếu tố hình thức cũng như tư tưởng tác
phẩm. Vì vậy, theo chúng tôi, việc xem xét, tìm hiểu nội dung của kết cấu tác
phẩm có thể tiến hành ở những phương diện sau:
Kết cấu trước hết thể hiện ở việc người nghệ sĩ trong tác phẩm của
mình gắn nhân vật này với nhân vật kia, tạo ra các mối quan hệ qua lại giữa
chúng. Từ đó các nhân vật sẽ tự bộc lộ bản chất xã hội - thẩm mĩ của mình.
Kết cấu còn là việc nhà văn gắn nhân vật vào các hoàn cảnh, môi
trường cụ thể, đặc biệt là những tình huống kịch tính, có vấn đề để cho nhân
vật hoạt động. Qua đó, nhân vật sẽ thể hiện phẩm chất, nhân cách, cá tính
riêng cũng như chiều hướng con đường đời của nó.
Kết cấu đồng thời còn là việc người nghệ sĩ gắn thành dòng thống nhất
những điều xảy ra trước với những điều xảy ra sau trong cuộc đời nhân vật.
Điều này có tác dụng làm nổi bật vấn đề trung tâm, nội dung tư tưởng chủ yếu
của tác phẩm cùng chiều hướng con đường đời của tất cả các loại nhân vật.
Tóm lại, kết cấu là phương tiện phức tạp và tinh vi bậc nhất của tác
phẩm văn học. Tài kết cấu được ví với tài của tạo hóa (làm ra sự sinh động
của thế giới nghệ thuật). Nếu tác phẩm văn chương được coi là “bức tranh
đời sống” thì kết cấu đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc tạo nên sự
đa dạng của bức tranh đời sống đó.

1.2.2. Các biện pháp thể hiện nghệ thuật xây dựng nhân vật
Các biện pháp nghệ thuật phong phú trong văn chương có được là do
văn chương mượn từ đời sống. Trong tác phẩm nhà văn sáng tạo chúng để
cho hay hơn, hấp dẫn hơn; xét đến cùng các biện pháp nghệ thuật là phương
tiện thể hiện đời sống đặc biệt là thể hiện nhân vật làm cho nhân vật trở thành
hình tượng nghệ thuật hiện lên trong sự hình dung của bạn đọc một cách sinh
động, toàn vẹn có cả bên trong lẫn bên trong lẫn bên ngoài, cả lí trí và tình
Nguyễn Thị Liên K32D - Khoa Ngữ văn
22
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
cảm, có sự vận động, phát triển tính cách trong hoàn cảnh môi trường…
Thông thường trong sáng tác văn chương nhà văn thường sử dụng các biện
pháp nghệ thuật sau: kể, tả, đối thoại, độc thoại, tâm tình, bàn luận - triết lí đặt
nhân vật vào xung đột - kịch tính. Việc sử dụng các biện pháp thể hiện nghệ
thuật “gắn liền với việc xây dựng hình tượng nhân vật toàn vẹn và sinh động”.
1.2.2.1. Biện pháp kể
Kể là một hoạt động sáng tạo của nhà văn, cụ thể đó là hình thức trần
thuật lại các sự kiện, biến cố, chi tiết, hoạt động… và làm cho đối tượng miêu
tả có một quá trình phát triển riêng, sinh động, không lặp lại. Qua biện pháp
kể, quan hệ giữa các nhân vật, quan hệ giữa nhân vật với môi trường hay các
hành động, cử chỉ, ý nghĩ của nhân vật được xâu chuỗi, nối kết một cách logic
với nhau. Trong tác phẩm có nhiều cách kể, có thể theo trình tự thời gian
hoặc xáo trộn trật tự thời gian, có thể nhà văn trực tiếp làm người kể chuyện
cũng có thể để nhân vật kể chuyện. Do vậy, kể không chỉ là một biện pháp thể
hiện nghệ thuật đơn thuần mà còn được nâng cao thành một phương thức tạo
ra tác phẩm như một câu chuyện. Lúc đó, các biện pháp thể hiện nghệ thuật
khác chỉ đóng vai trò bổ trợ cho kể.
Có thể nói, kể là biện pháp thể hiện nghệ thuật chủ đạo của thể loại tự
sự nói chung và tiểu thuyết nói riêng.
1.2.2.2. Biện pháp tả

Tả là một hoạt động sáng tạo của nhà văn, đòi hỏi nhà văn phải khéo
kết hợp các danh từ với các kiểu tính từ, động từ; khéo kết nối các kiểu câu
với nhau sao cho hiệu quả cuối cùng là đối tượng được miêu tả hiện lên trước
sự hình dung của bạn đọc bằng càng nhiều giác quan càng tốt. Nếu biện pháp
kể tạo ra thời gian nghệ thuật thì biện pháp tả lại tạo ra không gian nghệ thuật
cho tác phẩm. Biện pháp này rất hữu dụng trong việc cụ thể hoá đối tượng.
Nó không chỉ cho người đọc hình dung về hình thức, vẻ bề ngoài của đối
Nguyễn Thị Liên K32D - Khoa Ngữ văn
23
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
tượng mà cùng với dụng ý của nhà văn còn hé mở cả những điều thầm kín sâu
xa, cái bản chất bên trong của đối tượng.
Tuy nhiên, với từng loại văn, từng kiểu nhân vật, đặc biệt với từng
dụng ý nghệ thuật và từng tài năng sáng tạo riêng, mỗi nhà văn lại có cách sử
dụng biện pháp thể hiện nghệ thuật này ở mức độ và hình thức khác nhau.
Song mục đích cuối cùng của biện pháp tả “là để cho ngoại hình nhân vật,
dáng vẻ, hành động, cử chỉ của nó, môi trường tự nhiên - xã hội bao quanh
(vừa sinh ra nó, vừa lưu trữ dấu vết của nó) hiện lên cụ thể, sinh động trước
sự hình dung, tưởng tượng của bạn đọc bằng cả năm giác quan” [18; 26].
1.2.2.3. Biện pháp đối thoại
Đối thoại trong văn chương là hình thức mà nhà văn để các nhân vật trò
chuyện, trao đổi, thậm chí tranh luận với nhau về một vấn đề nào đó. Các mối
quan hệ giữa các nhân vật càng đa dạng, các nhân vật đối thoại càng nhiều thì
càng bộc lộ tính cách, cá tính, nghề nghiệp, giai cấp, lứa tuổi, giới tính… của
mình. Hơn nữa, sự bộc lộ đó còn thể hiện qua nội dung lời thoại, qua cả cách
(hình thức) nhân vật đối thoại. Biện pháp này “giúp bạn đọc như nghe thấy
nhân vật nói năng với lối tư duy và ứng xử riêng trong những tình huống cụ
thể. Đôi khi lời đối thoại còn được tác giả giới thiệu kèm theo giọng nói, cách
nói. Thông qua cách nói giúp người đọc hiểu được cái bên trong thế giới nội
tâm của nhân vật” [18; 26].

Với mỗi loại văn, biện pháp này được sử dụng đậm hay nhạt là khác
nhau. Thơ trữ tình hầu như không có đối thoại, còn kịch thì lại đậm đặc những
lời đối thoại, bởi theo giới nghiên cứu: đối thoại là biện pháp nghệ thuật thể
hiện đặc trưng của thể kịch. Đối thoại trong kịch nhiều về số lượng và quan
trọng về chất lượng, khả năng thể hiện nội dung của biện pháp đối thoại rất
Nguyễn Thị Liên K32D - Khoa Ngữ văn
24
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
lớn. Ngôn ngữ đối thoại của mỗi nhân vật có một đặc điểm riêng, không nhân
vật nào giống nhân vật nào. Còn ở các tác phẩm tự sự thì việc sử dụng biện
pháp đối thoại rất đa dạng, linh hoạt. Với những đặc điểm đó, biện pháp nghệ
thuật này có tác dụng lớn trong việc cá biệt hoá các nhân vật, làm nên điểm
riêng biệt không thể trộn lẫn.
1.2.2.4. Biện pháp độc thoại
“Biện pháp độc thoại nội tâm cho biết tiếng nói thầm thì, ý nghĩa sâu
kín chỉ riêng nhân vật với mình ở bên trong. Đó là lúc nhân vật thật nhất” [2;
26]. Trong tác phẩm, biện pháp này thường được sử dụng khi nhân vật rơi vào
những hoàn cảnh éo le, nhiều kịch tính, xung đột, rơi vào trạng thái cô lập đòi
hỏi nhân vật phải băn khoăn trăn trở để đưa ra quyết định cuối cùng. Cùng với
những biện pháp khác cho thấy hình thức bên ngoài của nhân vật, biện pháp
độc thoại nội tâm hoàn thiện nhân vật ở mức độ cao hơn, đó là chiều sâu tâm
hồn nhân vật. Đây cũng chính là ưu thế của văn chương so với các loại hình
nghệ thuật khác. Nếu như hội hoạ, điêu khắc chỉ nói rõ ngoại hình, vóc dáng
của đối tượng; âm nhạc chỉ tác động trực tiếp vào thính giác để người tiếp
nhận tự suy ra hoàn toàn cái hồn của đối tượng thì nhờ độc thoại nội tâm, văn
chương có khả năng vượt trội trong việc miêu tả đời sống tâm lí - cái trừu
tượng, khó nắm bắt của đối tượng. Những suy nghĩ, tình cảm tinh tế của nhân
vật sinh động hay không tuỳ thuộc vào khả năng sáng tạo của nhà văn, chứ
không bị hạn chế như việc sáng tạo trong các ngành nghệ thuật khác.
1.2.2.5. Biện pháp để nhân vật tâm tình

Tâm tình là hình thức nhân vật bày tỏ thành lời những suy nghĩ tâm tư
của mình (hay của tác giả) với nhân vật khác. Thường thì lời tâm tình cũng
chính là lời đối thoại, nhưng với một sắc điệu khác, một giọng điệu khác,
điềm đạm, thâm trầm và giàu cảm xúc, suy tư hơn. Qua biện pháp nghệ thuật
này ta có thể có cái nhìn vào chiều sâu nhân vật, thấy được niềm đam mê, nỗi
Nguyễn Thị Liên K32D - Khoa Ngữ văn
25

×