Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giáo án Công nghệ lớp 7 - MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.63 KB, 5 trang )

Tiết 2 : MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG

I - MỤC TIÊU :
- HS hiểu được thành phần cơ giới của đât trồng là gì ? Thế nào là đất chua,
kiềm , trung tính. Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng. Thế nào là
độ chua của đất.
- Có ý thức bảo vệ, duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
II- CHUẨN BỊ :
- Bảng phụ , bảng nhóm, phiếu học tập
III - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1- Ổn định lớp :
2- KTBC :
- Nêu vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt ? Các biện pháp để thực hiện
nhiệm vụ của trồng trọt ?
- Đất trồng có tầm quan trọng như thế nào ? Gồm những thành phần nào ?
3 – Bài mới :
Giới thiệu bài : Thành phần và tính chất của đất của đất có ảnh hưởng đến
năng xuất và chất lượng nông sản. Muốn sử dụng đất hợp lí cần phải biết
được các đăc điểm và tính chất của đất.
Hoạt động 1 : Thành phần cơ giới của đất là gì ?

Hoạt động của GV Hoạt dộng của HS
GV : Yêu cầu HS trả lời câu hỏi
- Phần rắn của đất gồm những thành
phần nào ?
- Sờ tay vào đất em thấy như thế nào
?
Tỉ lệ các hạt này trong đất gọi là
thành phần cơ giới của đất
- Nêu ý nghĩa của việc xác định
thành phần cơ giới của đất ?


HS trả lời
Tỉ lệ % của các hạt cát , limon và
sét trong đất tạo nên thành phần cơ
giới của đất
- Căn cứ vào thành phần cơ giới
người ta chia đất thành: Đất cát, đất
thịt và đất sét
Hoạt đông 2 : Thế nào là độ chua, độ kiềm của đất ?
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS đọc thông tin phần II,
trả lời câu hỏi
- Độ pH dùng để làm gì ?
- Dùng thang pH để giảng HS
Trị số pH dao động từ 0 – 14
- Với giá trị nào của pH thì đất được
gọi là đất chua, kiềm và trung tính ?
- Đọc thông tin phần II
- Trả lời câu hỏi
- HS nghe giảng
Độ chua , độ kiềm của đất được đo
bằng độ pH. Trị số pH dao động từ 0
– 14
- Đất chua pH < 5,5



- Người ta xác định đất chua , đất
kiềm đất trung tính để làm gì ?
- Đất trung tính pH : 6,6 – 7,5
- Đất kiềm pH > 7,5

HS trả lời : Để có kế hoạch sử dụng,
cải tạo
Hoạt động 3 : Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS đọc phần III trả lời câu
hỏi
-Vì sao đất giữ được nước và chất
đinh dưỡng ?
Bổ sung : Hạt càng bé thì khả năng
giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt

- Cho biết khả năng giữ nước và chất
dinh dưỡng của các loại đất : cát, sét,
thịt ?
HS đọc thông tin phần III
Nhờ các hạt cát , limon, sét và chất
mùn mà đất giữ được nước và chất
dinh dưỡng

- HS thảo luận nhóm trả lời
Hoạt động 4 : Độ phì nhiêu của đất
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả
lời câu hỏi
- HS trả lời
- Đất đủ nước và chất dinh dưỡng
- Ở đất đủ nước và chất dinh dưỡng,
cây sinh trưởng và phát triển ntn ?
- Đất thiếu nước và chất dinh dưỡng
cây phát triển như thế nào ?

GV phân tích
Vậy độ phì nhiêu của đất là gì ?
GV nhấn mạnh : Đất phì nhiêu là đất
có đủ nước, chất dd, đảm bảo cho
năng xuất cao và không chứa các
chất độc hại
cây phát triển tốt
- Đất thiếu nước và chất dinh dưỡng
cây trồng chậm phát triển
Đô phì nhiêu của đât là khả năng
của đất cung cấp đủ nước, ôxi và
chất dinh dưỡng cần thiết cho cây
trồng, bảo đảm cho năng xuất cao
đồng thời không chứa các chất có
hại cho cây
4 - CỦNG CỐ :
- Thế nào là thành phần cơ giới của đất ? Xác định thành phần cơ giới của
đất để làm gì ?
- Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng ? Độ phì nhiêu của đất là gì
?
5 -DẶN DÒ :
- Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi SGK
- Chuẩn bị bài : “ TH Xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương
pháp vê tay. Xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu.
- Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ như SGK
IV – RÚT KINH NGHIỆM :






×