Tiết 47 : MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN
I- MỤC TIÊU :
- Nêu được một số đặc điểm của nước nuôi thủy sản
- Nêu được một số tính chất vật lí,hóa học, sinh học của nước ao
- Biết được các biện pháp cải tạo nước và đáy ao
II- CHUẨN BỊ :
- Phóng to các hình 76, 77 SGK, sưu tầm các tranh ảnh liên quan đến bài học
và thu thập một số sinh vật sống trong nước
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1- Ổn định lớp :
2- KTBC :
- Nuôi thủy sản có vai trò gì trong nền kinh tế và đời sống xã hội ?
- Nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản là gì ?
3- Bài mới :
Giới thiệu bài : Các động vật thủy sản và hầu hết các loại thức ăn của nó
đều sống trong nước. Nước là môi trường sống của thủy sản. Nước có nhiều
đặc điểm và tính chất ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật sống trong nước.
Bài học hôm nay giúp chúng ta hiểu vấn đề này
Hoạt động 1 : ĐẶC ĐIỂM CỦA NƯỚC NUÔI THỦY SẢN
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- Nước có nhiều đặc điểm ảnh hưởng
đến các sinh vật trong nước đặc biệt
là tôm cá
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả
lời các câu hỏi sau :
+ Cho đường hoặc muối vào nước
khuấy ta thấy có hiện tượng gì ? Giải
thích
+ Vào mùa hè trời nóng nhưng sờ tay
vào nước em có cảm giác như thế
nào ?Giải thích
+ Vì sao ở những ao nuôi tôm, nười
ta thường đặt các chong chóng quay?
Giải thích
Vậy nước có những đặc điểm gì ?
- Có khả năng hòa tan các chất vô cơ
và hữu cơ
- Có khả năng điều hòa nhiệt độ
- Thành phần khí ôxi thấp và
cacbonic cao
Hoạt động 2 : TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC NUÔI THỦY SẢN
1- Tính chất lí học
- GV yêu cầu HS quan sát hình 76
trả lời câu hỏi
+ Nguồn nhiệt tạo ra trong ao chủ
yếu do đâu ? Nhiệt độ có ảnh hưởng
như thế nào đến tôm, cá ?
+ Độ trong là gì ? Độ trong thích hợp
cho tôm cá bằng bao nhiêu ?
- GV giới thiệu dụng cụ dùng để đo
độ trong là đĩa sếch xi và hướng dẫn
cách đo độ trong của nước
- Nước nuôi thủy sản có màu là do
những nguyên nhân nào ?
- HS thảo luận trả lời
- Nước nuôi thủy sản có 3 màu chính
đó là những màu nào ?
- Sự chuyển động của nước có ảnh
hưởng như thế nào đến đời sống của
tôm cá ?
:
a) Nhiệt độ : có ảnh hưởng đến tiêu
hóa, hô hấp và sinh sản của tôm, cá.
Nhiệt độ thích hợp cho tôm là 25
o
C
đến 35
o
C, cá là 20
o
C đến 30
o
C
b) Độ trong : Tốt nhất là 20 đến
30cm
c) Màu nước : Có nhiều màu khác
nhau
- Màu nõn chuối hoăc vàng lục
Nướ
c béo
- Màu tro đục, xanh đồng Nước
gầy
- Màu đen, mùi thối Nước bệnh
- Em hãy phân biệt 3 hình thức
chuyển động của nước : Sóng, đối
lưu, dòng chảy ?
- HS thảo luận trả lời
- GV chốt lại các tính chất lí học của
nước
d) Sự chuyển động của nước : Có
ảnh hưởng đến lượng oxi, thức ăn.
Nước chuyển động đều và liên tục
làm tăng lượng oxi, thức ăn được
phân bố đều trong ao, kích thích quá
trình sinh sản của tôm, cá
2- Tính chất hóa học
- GV yêu cầu HS đọc thông tin phần
a)thảo luận nhóm trả lời câu hỏi :
+ Các chất khí hòa tan trong nước
phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
+ Những khí nào hòa tan trong nước
có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống
của tôm, cá ?
+ Vai trò của khí oxi và khí cacbonic
trong nước?
a- Các chất khí hòa tan :
- Khí oxi : có trong nước là do quang
hợp của thực vật thủy sinh và từ
không khí tan vào. Khí oxi bị tiêu
hao là do quá trình hô hấp của động
thực vật, do sự bốc hơi của nước.
Lượng oxi hòa tan tối thiểu trong
nước từ 4mg/l trở lên thì tôm, cá mới
sống được. Nếu thấp hơn sẽ ảnh
+ Trong nước có nhiều loại muối hòa
tan như đạm nỉtat, lân, sắt Các
muối này sinh ra do đâu?
+ Độ pH thích hợp cho tôm, cá là
bao nhiêu ?
GV tóm lại tính chất hóa học của
nước
hưởng đến đời sống của cá
- Khí cacboniccó trong nước là do hô
hấp của sinh vật và sự phân hủy các
hợp chất hữu cơ. Hàm lượng cho
phép có trong nước từ 4- 5mg/l, trên
25mg/l gây độc cho tôm cá
b) Các muối hòa tan :
- Đạm nitơrat, lân, sắt Các muối
này sinh ra do sự phân hủy các chất
hữu cơ, do nguồn phân bón và do
nước mưa đưa vào
c) Độ pH :
Thich hợp cho tôm cá từ 6 đến 9
Tính chất sinh học :
- GV hướng dẫn HS quan sát hình
78, SGK phân biệt các sinh vật theo
3 nhóm sau :
Thực vật phù du
+ Sinh vật phù du Ha : Tảo
- Có rất nhiều sinh vật sống trong
nước như thực vật thủy sinh, động
vật phù du và các loại dộng vật đáy
khuê hình đĩa,
Hb : Tảo
dung
Hc : Tảo 3góc
Động vật phù du
:
Hd : Cyclops
He : Trùng 3 chi
+ Thực vật bậc cao : Hg : Rong mái
chèo
Hh : Rong tôm
+ Động vật đáy : Hi : Ấu trùng mũi
lắc
Hk : Ốc, hến
Hoạt động 3 : BIỆN PHÁP CẢI TẠO NƯỚC VÀ ĐÁY AO
GV : Yêu cầu HS trả lời câu hỏi :
- Những ao nào cần được cải tạo ?
- Nêu biện pháp cải tạo nước ao mà
em biết ?
- Ở địa phương em cải tạo đáy ao
bằng cách nào?
GV Tiến hành cải tạo ao trước khi
thả tôm cá hoặc sau những lần nuôi
mà ao không đủ oxi, thức ăn. Cải tạo
ao phải kết hợp cải tạo đáy ao
- Cải tạo nước, đất dáy ao nhằm nâng
cao chất lượng của nước nuôi tôm và
cá
4- Củng cố :
- Trình bày đặc điểm của nước nuôi thủy sản ?
- Em hãy nêu tóm tắt tính chất lí học của nước nuôi thủy sản ?
- Nước nuôi thủy sản có những tính chất hóa học nào ?
- Để nâng cao chất lượng của nước nuôi thủy sản ta cần phải làm gì ?
5- Dặn dò :
- Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK
- Chuẩn bị bài : Thực hành xác định nhiệt độ, độ trong và độ pH của nước
+ Nhiệt kế, đĩa sếch xi, thang màu pH chuẩn, Giấy đo pH
+ Hai thùng nhựa đựng mẫu nước nuôi cá
IV- RÚT KINH NGHIỆM :