Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Giáo án công nghệ lớp 7 - 10 PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.23 KB, 9 trang )


Tiết PPCT: 10
PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS
- Hiểu được những nguyên tắc và biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại.
- Giải thích được cơ sở của việc phòng là chính.
2. Kĩ năng:
- Rèn HS kĩ năng vận dụng biện pháp vệ sinh, an toàn trong phòng trừ sâu,
bệnh hại cây trồng.
- Biết sử dụng biện pháp ưu tiên trong phòng trừ sâu, bệnh hại.
3. Thái độ: Rèn cho HS ý thức bảo vệ cây trồng đồng thời bảo vệ môi trường
sống.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Tranh hình 21, 22, 23 SGK/ 31, 32
2. Học sinh: Đọc trước thông tin bài, nghiên cứu bài và soạn bài.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đàm thoại gợi mở, Trực quan, thảo luận, diễn giảng.
IV. TIẾN TRÌNH :

1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 2HS
Câu hỏi
1. Nêu tác hại của sâu bệnh?




Côn trùng trải qua các
giai đoạn biến thái nào?


Biến thái ở giai đoạn nào
sâu phá hoại mạnh nhất?
(10đ)



2. Thế nào là bệnh cây ?

Nêu những dấu hiệu
thường gặp ở cây bị sâu,
bệnh phá hại?10đ)

Đáp án
Sâu, bệnh có ảnh hưởng xấu đến sinh
trưởng, phát triển của cây trồng, cây trồng
biến dạng chậm phát triển, màu sắc thay đổi,
giảm năng suất, chất lượng nông sản.
Côn trùng trải qua 2 giai đoạn biến thái:
+ Biến thái hoàn toàn: Trứng

sâu non


nhộng

sâu trưởng thành.
+ Biến thái không hoàn toàn: Trứng

sâu
non


sâu trưởng thành.
Biến thái hoàn toàn là sâu non; Biến thái
không hoàn toàn là sâu trưởng thành
Bệnh cây là trạng thái không bình thường của cây
do vi sinh vật gây hại hoặc điều kiện sống bất lợi
gây nên.
Khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hoại thườ
ng
màu sắc, cấu tạo hình thái, trạng thái, các bộ
phận của cây bị thay đổi.

Điểm
















3. Giảng bài mới:


* Hoạt động 1: Giới thiệu
Hằng năm ở nước ta sâu, bệnh đã làm thiệt hại tới 10 – 12% sản lượng thu
hoạch nông sản. Nhiều nơi sản lượng thu hoạch bị mất trắng. Do vậy việc phòng
trừ sâu, bệnh phải được tiến hành thường xuyên, kịp thời. Bài học hôm nay ta sẽ
nghiên cứu vấn đề đó: “Phòng trừ sâu, bệnh hại”

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên tắc
phòng trừ sâu, bệnh hại.
 HS đọc thông tin SGK/30
? Khi tiến hành phòng trừ sâu bệnh phải
bảo đảm các nguyên tắc nào?
- GV phân tích: “ Phòng là chính”
Phòng ngừa tốt làm cho sâu, bệnh
không có điều kiện phát triển để gây hại.
Phòng theo 2 hướng:
+ Tăng cường sức chống chịu của cây,
hạn chế sự gây hại của sâu bệnh.
+ Thay đổi môi trường sống của sâu,
bệnh
 Liên hệ: Ở địa phương hoặc gia đình em
đã áp dụng biện pháp gì để tăng cường
I. Nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh
hại.
Khi tiến hành phòng trừ sâu bệnh
phải bảo đảm các nguyên tắc:
- Phòng là chính.
- Trừ sớm, kịp thời nhanh chóng và triệt
để.

- Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng
trừ.







sức sống, sức chống chịu của cây với sâu,
bệnh?
( Bón nhiều phân hữu cơ, làm cỏ, vun
xới, trồng giống cây chống sâu, bệnh,
luân canh)
- GV: Lợi ích của nguyên tắc “ Phòng là
chính”: Ít tốn công, cây sinh trưởng tốt,
sâu bệnh ít, giá thành thấp.
 HS Phân tích ý nghiã 2 nguyên tắc còn
lại
+ Trừ sớm nhanh chóng kịp thời và triệt
để: Khi phát hiện sâu, bệnh diệt trừ ngay
không để sâu, bệnh phát triển lây lan trừ
kịp thời gian, đúng loại thuốc. Diệt trừ
sâu triệt để là diệt từ trứng đến sâu non.
Từ cây trồng đến cỏ dại ven bờ.
+ Sử dụng tổng hợp các biện pháp:
Phối hợp các biện pháp luân canh cây
trồng, làm đất, dùng giống chống sâu,
bệnh, gieo trồng đúng thời vụ, chăm sóc
cây trồng.

* Hoạt động 3: Giới thiệu các biện pháp


















II. Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh
hại



phòng trừ sâu, bệnh hại
? Có mấy biện pháp phòng trừ sâu bệnh
hại ? ( 5 biện pháp)
- GV thông báo: Tuỳ theo từng loại sâu,
bệnh và điều kiện cụ thể mà áp dụng các
biệp pháp phòng trừ thích hợp.


? Biện pháp canh tác bao gồm những
công việc nào?








- GV treo tranh hình 21, 22, 23 SGK / 31,
32
 HS thảo luận (4 nhóm): Những công
việc và ưu nhược điểm của từng biện
pháp.


1. Biện pháp canh tác và sử dụng
giống chống sâu, bệnh.
- Vệ sinh đồng ruộng, làm đất: Diệt trừ
mầm móng sâu, bệnh, nơi ẩn náo.
- Gieo trồng đúng thời vụ: Tránh thời kì
sâu, bệnh phát sinh mạnh.
- Luân canh: Thay đổi điều kiện sống
và thức ăn của sâu, bệnh.
- Chăm sóc kịp thời bón phân hợp lý:
tăng sức chống chịu sâu, bệnh cho cây.
- Sử dụng giống chống sâu, bệnh:
Chống sự xâm nhập và gây hại của sâu,

bệnh.
2. Biện pháp thủ công
Dùng tay bắt sâu hay ngắt bỏ những
cành những cành lá bị bệnh, dùng vợt,
bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại.




 Đại diện các nhóm báo cáo
+ Ưu điểm: Đơn giản, dể thực hiện, có
hiệu quả khi sâu bệnh mới phát sinh.
+ Nhược điểm: Hiệu quả thấp, tốn công.
 HS quan sát hình 23 SGK/ 32: thuốc
hóa học được sử dụng trừ sâu, bệnh bằng
cách nào và nêu ưu nhược điểm của biệ
n
pháp?
(hình a phun thuốc, b rắc thuốc vào đất,
c trộn thuốc vào hạt giống
+ Ưu điểm: Diệt sâu, bệnh nhanh, ít tốn
công.
+ Nhược điểm: Dễ gây ngộ độc cho
người, cây trồng, vật nuôi. Làm ô nhiễm
môi trường đất, nước và không khí. Giết
chết
các sinh vật khác ở ruộng)
* Lưu ý : Để nâng cao hiệu quả thuốc và
khắc phục các nhược điểm nên bảo đảm
các yêu cầu: Sử dụng đúng loại thuốc,

nồng độ và liều lượng, phun đúng kĩ
thuật.
3. Biện pháp hóa học.
Sử dụng các loại thuốc hóa học để trừ
sâu, bệnh.
















4. Biện pháp sinh học
Sử dụng một số sinh vật như, ong mắt
đỏ, bọ rùa … , các chế phẩm để diệt sâu


? Để an toàn lao động khi sử dụng thuốc
hóa học người lao động phải làm gì?
( Đeo khẩu trang, găng tay, giày, đeo
kính, độ mũ, mặc quần dài, áo dài tay )

- GV: Biện pháp này người ta sử dụng
một số loại sinh vật, các chế phẩm sinh
học để diệt sâu hại.
 HS nêu ưu nhược điểm của biện pháp
này.
+ Ưu điểm: An toàn đối với người và
động vất máu nóng. Hiệu quả bền vững
lâu dài. Hiệu quả kinh tế cao hơn so với
biện pháp khác.
+ Nhược điểm: Hiệu quả chậm tốn nhiều
thời gian cho thiên địch phát triển. Diện
tích đất rộng, nhân thả thiên địch phải
nhiều. Hiệu quả phụ thuộc vào chất lượng
thiên địch. Giá thành cao kĩ thuật công
nghệ phức tạp.
 HS nêu nội dung của biện pháp.
- GV: Trong việc phòng trừ sâu, bệnh
hại.










5. Biện pháp kiểm dịch thực vật.
Kiểm tra, xử lí những sản phẩm nông

lâm nghiệp từ nơi này đến nơi khác.

hại cây trồng người ta rất coi trọng vận
dụng một cách tổng hợp các biện pháp
cho thích hợp không được coi nhẹ hay
chỉ dùng một biện pháp để phòng trừ.

4. Củng cố và luyện tập
- Nêu nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại ? ( HS nêu phần I )
- Kể các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại? ( Phần II: 5 biện pháp )
- Ở địa phương em đã thực hiện phòng trừ sâu, bệnh hại bằng biện pháp nào?
( Bón phân hữu cơ, làm cỏ vun xới, trồng giống cây chống sâu bệnh, luân
canh.)
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Học bài dựa vào câu hỏi SGK /30 trả lời. Đọc mục có thể em chưa biết
SGK/33
- Chuẩn bị: “Thực hành: Nhận biết một số lọai thuốc và nhãn hiệu của thuốc trừ sâu,
bệnh hại”( Đọc trước quy trình thực hành; Mỗi tổ 3 nhãn hiệu thuốc trừ sâu, bệnh hại của 3
nhóm độc)
V. RÚT KINH NGHIỆM
- Nội dung :

- Phương pháp :


- Hình thức tổ chức :


×