Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tính miễn dịch của sữa mẹ potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.87 KB, 3 trang )

Tính miễn dịch của sữa mẹ



Nói đến sữa mẹ là nói đến một chất dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ vì sữa
mẹ có đủ các axit amin thiết yếu trong thành phần đạm với một tỷ lệ thích hợp.
Chất béo lại có 57% là axit béo không no một hoặc nhiều nối đôi rất quan trọng với sự
phát triển trí não và hệ thần kinh; cũng như chất đường duy nhất có trong sữa là lactose
giúp cho sự hấp thu canxi, sắt và thành tố bifidus một chất đường có nitơ đã giúp cho loại
vi khuẩn có tên lactobacillus bifidus lành tính phát triển trong ruột trẻ ngăn cản sự phát
triển của vi khuẩn gây bệnh.

Nhưng phẩm chất miễn dịch của sữa mẹ, giúp trẻ chống đỡ bệnh tật tăng sức đề kháng lại
ít được đề cập đến.


Sữa mẹ không chỉ đơn thuần là một tập hợp các chất dinh dưỡng, nó là một dịch thể sống
có độ phức hợp sinh học rất cao, vừa có tính bảo vệ tích cực, vừa có tính điều khiển miễn
dịch. Không chỉ cung cấp một sự bảo vệ độc đáo chống lại các bệnh lây nhiễm và dị ứng,
sữa mẹ còn kích thích sự phát triển thích hợp của hệ thống miễn dịch ở bản thân trẻ sơ
sinh. Tác dụng hiển nhiên và lập tức nhất của sữa mẹ là sự giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong
của trẻ sơ sinh khi so với nhóm trẻ nuôi bằng thực phẩm thay thế. Một nghiên cứu gần
đây ở Scotland theo dõi 674 cặp bà mẹ - trẻ sơ sinh trong 2 năm thấy rằng các trẻ sơ sinh
được cho bú mẹ trong 3 tháng đầu hoặc hơn sẽ ít đi rất nhiều các bệnh về dạ dày - ruột
trong năm đầu tiên của cuộc đời so với các trẻ bú sữa thay thế từ lúc mới sinh hoặc được
cai sữa hoàn toàn ngay từ giai đoạn sớm sau sinh.

Các đặc tính chống lây nhiễm trong sữa non và sữa trưởng thành có cả thành phần hòa
tan và thành phần tế bào. Các thành phần hòa tan bao gồm Immunoglobulin (IgA - IgM
IgG), lysozyme, lactoferin, nhân tố nhị phân, các enzym và các chất điều khiển miễn dịch
khác. Các thành phần tế bào bao gồm macrophage (chứa IgA, lysozyme và lactoferin) tế


bào limpho, bạch cầu hạt trung tính và các tế bào biểu mô. Các cấu phần này tập trung rất
cao ở sữa non và giảm đi ở sữa trưởng thành.

SIgA là thành phần globulin quan trọng nhất, nó được tạo ra bởi các tế bào nhũ tương
(Plasma) dưới biểu mô của hệ ruột. Nghiên cứu các mẫu sữa non nồng độ globulin miễn
dịch SIgA cao nhất trong ngày đầu giảm dần ở ngày thứ 2 và ngày thứ 3 chỉ còn khoảng
1/4 so với ngày đầu (Đào Ngọc Diễn - Nguyễn Văn Bàng & cs), do đó cần cho trẻ bú
sớm ngay sau khi đẻ để trẻ bú được sữa non rất phù hợp tiêu hóa của trẻ đồng thời bảo vệ
cơ thể trẻ chống lại nhiễm khuẩn ngay sau khi chào đời.

SIgA còn được tạo ra từ tuyến vú, nó chịu được các enzym phân giải protein và nồng độ
pH thấp, IgA tan sẽ bao phủ niêm mạc ruột như ruột "lớp sơn trắng" và làm cho nó không
bị các mầm bệnh thâm nhập vào. Người ta tin rằng các kháng thể IgA sẽ bao bọc các độc
tố vi khuẩn và các kháng nguyên phân tử lớn (macromolecular antigen) do vậy ngăn chặn
sự tiếp cận của chúng với biểu mô. Sữa mẹ cũng kích thích sự sản xuất SIgA của bản
thân đứa trẻ.

Lysozyme là một enzym có đặc tính tiêu diệt vi khuẩn và chống lại một số virut, ở sữa
mẹ có hàm lượng lớn hơn 5000 lần so với sữa bò.

Lactoferin là một glucoprotein bọc sắt chưa bão hòa, bảo vệ sắt chống lại các vi sinh vật
sống phụ thuộc sắt, do đó nó là loại kìm khuẩn. Cũng giống SIgA, lactoferin chịu được
các hoạt động phân giải protein.

Nhân tố nhị phân được đề cập trong các thành phần hòa tan, đó là một carbonhydrat chứa
nitơ, dễ bị thủy phân bởi nhiệt, nó xúc tiến sự tụ cư ở ruột nhờ các lactonbacilli với sự có
mặt của lactose. Kết quả nồng độ pH thấp ở lòng ống ruột sẽ làm ức chế sự phát triển của
E.Coli vi khuẩn Gram (-) và các loại nấm như Candida albican.

Bất cứ một mầm bệnh nào mà người mẹ bị nhiễm cũng làm kích thích sự sản xuất các

kháng thể đặc trưng có mặt trong sữa mà con của bà mẹ đó nhận được.

Trong ống nghiệm, sữa mẹ đã được chứng tỏ là tích cực chống lại nhiều mầm bệnh như
E.Coli, V.Choleare, Salmonella, Shigella và có tính bảo vệ đặc trưng chống lại rất
nhiều trong các mầm bệnh này (gồm virut Rubella, Herpes simple và cả ký sinh trùng
như G.Lamblia). Đến nay chưa có một nghiên cứu nào về vai trò ngăn ngừa và chữa trị
tiềm tàng của sữa mẹ đối với sự lây nhiễm HIV.

Hoạt động của các cấu phần tế bào của sữa mẹ còn chưa được rõ. Mức tập trung cao nhất
là các đại thực bào, tiếp đến là tế bào lympho và bạch cầu hạt trung tính. Những tế bào
ngăn ngừa sự lây nhiễm bằng cách tổng hợp thực bào (bạch huyết cầu) và sự tiết ra các
chất miễn dịch có mức độ cao đặc trưng nào đó với các vi sinh vât mà người mẹ tiếp xúc.

×