Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Các thuốc dự phòng tiền sản giật pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.44 KB, 2 trang )

Các thuốc dự phòng tiền sản giật



Theo WHO, tiền sản giật (TSG) chiếm khoảng 4% trong sinh đẻ, cá biệt ở châu Phi có
nơi lên tới 18%. TSG đưa đến một số hậu quả nghiêm trọng: trẻ sinh ra chậm phát triển,
làm tăng tỷ lệ sinh non, gắn liền với các hậu quả về sau cho trẻ như khó học tập, bị đái
tháo đường, các bệnh về tim mạch
Để điều trị TSG người ta sử dụng các thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc làm giãn cơ,
chống co giật (magnesium sulfat). Tuy nhiên, các thuốc này khó dùng lại có nhiều tác
dụng không mong muốn nên cần có sự chỉ định, theo dõi của thầy thuốc.

Một số thuốc và cách dự phòng TSG:

Bổ sung calcium: Bổ sung calcium có làm thể giảm TSG. Tuy nhiên, tác dụng này chỉ thể
hiện rõ ở những người thực sự thiếu calcium trong khẩu phần ăn, calci hấp thu thấp hơn
900mg/ngày (trong thai kỳ mức calci hấp thu là 1.000-1.200mg/ngày.

Bổ sung vitamin E và C: Sự ôxy hóa (do các gốc tự do gây ra) là một trong các nguyên
nhân TSG. Vì vậy, bổ sung vitamin E và C làm giảm TSG rõ rệt. Kết quả này thu được
trên quy mô thử nghiệm nhỏ (283 người) hiện đang được nghiên cứu mở rộng thêm để bổ
sung chứng cứ. Lời khuyên đưa ra trong trường hợp này là không dùng liều cao hơn liều
thường dùng (vitamin E=400IU, vitamin C=1.000mg) vì khi dùng với liều cao và kéo dài
trẻ sinh ra có thể nhẹ cân hơn tuy không thấp hơn khối lượng chuẩn.

Tuy magnesium sulfat được dùng trong điều trị TSG và về lý thuyết ion magnesium làm
giãn cơ chống lại các kích thích thần kinh nhưng trên thực tế nghiên cứu thấy bổ sung ion
magnesium (với liều khá cao 365-500mg/ngày hay dùng các biệt dược chứa nhiều
vitamin và magnesium 100mg/viên) đều không làm giảm TSG.

Về lý thuyết, aspirin làm thay đổi cân bằng giữa prostacyclin và thromboxan nên có thể


ngăn ngừa TSG. Đa số các nghiên cứu chứng thực được điều này, tuy có một số ít
nghiên cứu có kết quả khác hơn. Đa số nghiên cứu cho biết dùng liều thấp hơn
75mg/ngày cho hiệu quả nhưng một số nghiên cứu cho biết dùng liều trên 75 mg/ngày
cho hiệu quả rõ hơn. Cần nhớ: dùng aspirin liều thấp ít có tác dụng phụ, nhưng dùng liều
cao và/hoặc kéo dài lại gây viêm loét dạ dày. Một số nghiên cứu gần đây cho biết dùng
aspirin có thể gây dị tật thai (nhưng ở liều dùng cao và có phối hợp với ibuprofen). Dẫu
sao hiện aspirin chưa được các thầy thuốc coi là một biện pháp dự phòng bắt buộc nên
thai phụ không nên tự ý dùng.

×