Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Bệnh còi xương ở trẻ em ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.35 KB, 2 trang )

Bệnh còi xương ở
trẻ em

Chị tôi có con gái 4 tuổi
nhưng cháu rất gầy yếu,
thấp bé so với bạn cùng
tuổi, nhiều người nói
cháu bị còi xương. Nhờ
bác sĩ tư vấn cách chăm
sóc để cháu phát triển
bình thường?


Bệnh còi xương thường gặp ở trẻ nhỏ do xương
chậm phát triển vì thiếu vitamin D. Hậu quả là xương
của trẻ bị cong, dễ gãy xương khi có chấn thương

Nên tắm nắng cho trẻ mỗi
ngày vào buổi sáng để
phòng bệnh còi xương.
như té ngã. Biểu hiện của bệnh là trẻ hay đổ mồ hôi,
hay bị giật mình khi ngủ, kém ăn hay quấy khóc, gầy
yếu, chậm lớn. Ở một số trẻ đầu có vẻ to so với thân
mình. Nếu trẻ nhỏ bị còi xương thì thóp chậm kín,
răng chậm mọc, dễ bị sún răng. Trường hợp nặng có
thể thấy xương sống bị vẹo, cong xương tay, chân,
chậm biết lẫy, chậm biết ngồi, chậm biết đi. Có khi trẻ
bị co giật do thiếu canxi.

Việc chăm sóc điều trị chủ yếu ở tại nhà: cho trẻ ăn
nhiều bữa, đủ các chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa,


các loại gan động vật; chất đường như cơm, cháo,
khoai, sắn, ngô, đậu, bánh kẹo; chất mỡ như dầu
thực vật dùng xào nấu thức ăn, mỡ lợn, gà Thuốc
chữa bệnh còi xương dùng theo chỉ định của bác sĩ
gồm: vitamin D, canxi - gluconat, vitamin B1, B6,
B12, hay poly vitamin. Hằng ngày nên cho trẻ tắm
nắng khoảng 30 phút, tốt nhất là lúc mặt trời mới lên.
Nếu có điều kiện bạn nên đưa cháu đi khám ở phòng
khám tư vấn dinh dưỡng nhi.

×