Tải bản đầy đủ (.ppt) (33 trang)

bài giảng vợ nhặt kim lân bài 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 33 trang )

BÀI GiẢNG NGỮ VĂN LỚP 12

KIM LÂN


KIM LÂN


I. GIỚI THIỆU

a/Tác giả :
- Kim Lân (1920 – 2007) tên khai sinh là
Nguyễn Văn Tài , quê ở Bắc Ninh .
- Hồn cảnh gia đình khó khăn, phải đi làm
từ nhỏ, sống gắn bó với ruộng đồng, người
dân.
- Kim Lân bắt đầu viết truyện ngắn vào
năm 1941. Tác phẩm của ông được đăng
trên báo như: đứa con người vợ lẽ, đôi
chim thành…


- Sau CMT8, Kim Lân tiếp tục làm báo, viết
văn. Ông vẫn chuyên về truyện ngắn và vẫn viết
về làng quê Việt Nam.
-Tuy viết không nhiều nhưng giai đoạn nào Kim
Lân cũng có tác phẩm hay. Là một cây bút viết
truyện ngắn vững vàng, ông đã viết về cuộc
sống và con người ở nơng thơn bằng tình cảm,
tâm hồn của một người vốn là con đẻ của đồng
ruộng.


-Tác phẩm chính : Nên vợ nên chồng (1955)
Con chó xấu xí (1962)


b/Xuất xứ – chủ đề của tác phẩm:
- “Vợ nhặt ” của Kim Lân ( in trong tập Con chó
xấu xí – 1962) là tác phẩm đặc sắc viết về nạn
đói khủng khiếp (hơn 2 triệu người chết đói)
năm Ất Dậu . Trên cái nền tăm tối ấy , nhà văn
đã miêu tả cảnh ngộ của những con người nghèo
khổ ở xóm ngụ cư với cái nhìn nhân hậu , phát
hiện họ ở vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng
vào cuộc sống , qua đó tác giả cũng tố cáo , lên
án tội ác của bọn thực dân Pháp , phát xít …..


+Hồn cảnh sáng tác:
- Truyện ngắn có tiền thân là tiểu thuyết
“xóm ngụ cư”, tác phẩm viết sau CMT8
(1946) nhưng cịn dang dở và bị mất
bản thảo. Sau khi hồ bình lập lại
(1954) tác giả dựa vào cốt truyện cũ đặt
tên là Vợ nhặt.


+ Ý nghĩa nhan đề :
- “Vợ Nhặt” là một nhan đề có nhiều ý
nghĩa . Người ta thường nói đến nhặt
được vật này vật khác chứ khơng mấy
ai nói “ nhặt” được vợ cả . Vả lại đối

với người VN, lấy vợ là một trong ba
việc quan trọng của cả một đời người .
Thế mà ở đây Tràng lại “ nhặt” được
vợ thật nhanh chóng và dễ dàng .


- “Nhặt” được vợ , con người ở đây lại có thể
nhặt được như cái rơm cái rác bên đường, tác
giả đã mượn hình ảnh đói nghèo đến tận cùng
của tầng lớp nông dân để tố cáo tội ác dã
man, tàn bạo của quân xâm lược. Đây là một
nhan đề phù hợp với nội dung truyện, khó có
thể tìm được một nhan đề khác hay hơn :
trong tận cùng đói khổ, kề bên cái chết, con
người vẫn khát khao mái ấm gia đình và
nương tựa vào nhau để có hạnh phúc.


c/Bố cục
+ Đoạn 1 : Tràng đưa người vợ nhặt về nhà
gặp mẹ
+ Đoạn 2:Tác giả kể lại chuyện hai người gặp
nhau và nên vợ nên chồng
+ Đoạn 3: Tình thương của người mẹ già
nghèo khó đối với đơi vợ chồng mới cưới
+ Đoạn 4: Những con người cơ cực này tủi
hờn cho thân phận của họ nhưng nhen nhóm
lịng tin về sự đổi đời trong tương lai
d/Tóm tắt tác phẩm :



II .PHÂN TÍCH TÁC PHẨM :
1/ Giá trị nội dung:
a.Giá trị hiện thực:
- Tái hiện một bức tranh sinh động, cụ thể phản
ánh hiện thực nạn đói 1945tố cáo tội ác của
thực dân, phong kiến.
- Khơng gian truyện: xóm ngụ cư , xóm của
những người lao động nghèo, những người tha
hương cầu thực.
- Hiện thực của cái đói qua tác phẩm được thể
hiện:


Hình ảnh con người thời đói:
+ Trẻ em “ngồi ủ rũ dưới những xó tường
khơng buồn nhúc nhích”.
+ Cả xóm: “người chết như ngả rạ”.
- Hai lần Kim Lân so sánh con người như ma:
+”những gia đình(…) dắt díu nhau lên xanh
xám như những bóng ma”
+ “Dưới những gốc đa gốc gạo xù xì bóng
những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng
ma”
 Kiểu so sánh thể hiện cảm quan đặc biệt của Kim
Lân về thời kì ghê rợn đó, cái thời kì mà ranh giới
giữa sự sống và cái chết mong manh như một sợi
tóc.



Hình ảnh khơng gian năm đói:
-Cuộc sống của người nơng dân ở xóm ngụ cư bị bao vây
bởi những màu,những mùi,những tiếng kêu thảm thiết.
Không gian càng điêu tàn đổ nát, cái chết lan tràn nơi nơi,
sự sống của con người chỉ cịn thoi thóp.
+ Màu: đó là màu “xanh xám” của da người sắp chết và
màu “đen kịt đầy trời” cùa những đàn quạ đói.
+ Mùi: mùi “gây” của xác người, mùi “khét lẹt” của
đống rấm ở những nhà có người chết.
+ Tiếng: đó là tiếng kêu”thê thiết” của lũ quạ trên mấy
cây gạo. Đó là tiếng” hờ khóc”, gió đưa vào tận nhà,văng
vẳng như từ dưới âm ti địa ngục.
 Qua đó, ta thấy Kim Lân săn đuổi hiện thực tới cùng,
sức mạnh huỷ diệt cuộc sống tới cùng của nạn đói.


Những bức ảnh về nạn đói khủng khiếp
năm 1945


Những người chết đói ở trại Giáp Bát
được cải táng về nghĩa trang Hợp
Thiện(Hà Nội)


Đừng hỏi bố mẹ em ở đâu! Chết đói cả
rồi!


Xác chết được dồn đến một chỗ không phân biệt

là nam hay nữ, già hay trẻ


La liệt những người chết đói bên đường


b.Giá trị nhân đạo :
- Giá trị nhân đạo sâu sắc nhất của
truyện ngắn này là trong tận cùng khốn khổ
đối diện với cái chết , con người vẫn có tấm
lịng nhân hậu cảm thơng và đùm bọc cho
nhau.
Qua đó , Kim Lân đã thể hiện khát khao
mãnh liệt của con người về một mái ấm gia
đình và niềm tin hướng về CM của người
dân lao khổ.


Người “ vợ nhặt ” :

- Là một cô gái khơng tên gọi, khơng q
hương, gia đình, cái đói đã đẩy cô ra lề
đường .
- Chị xuất hiện trước anh Tràng với dáng vẻ
đáng thương, tội nghiệp, hình hài xơ xác:
“áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy xộp hẳn
đi,trên cái khn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ
cịn thấy hai con mắt”



- Chị may mắn gặp anh Tràng, có lẽ nếu
khơng gặp anh thì chị sẽ chết như bao
người khác đã chết vì đói . Cái đói đã cướp
đi sĩ diện, e thẹn, bản chất dịu dàng vốn có
của người con gái“ thị cắm đầu ăn một
chập bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện
trị gì ”.
- Được sự cưu mang của mẹ con Tràng, chị
hoàn toàn thay đổi “ rõ ràng là người đàn
bà hiền hậu đúng mực”.


-Chi tiết chị bưng lấy bát chè cám mà người mẹ chồng
đưa cho, hai con mắt chị “tối lại” nhưng ngay lúc đó
“chị điềm nhiên và vào miệng” chi tiết đắt giá
-Cuối truyện , chính chị là người đã thắp lên niềm tin
về cuộc sống mới cho mẹ con Tràng , qua việc nhắc
đến “ trên mạn Thái Nguyên , Bắc Giang người ta
khơng chịu đóng thuế nữa đâu .Người ta cịn phá cả
kho thóc Nhật , chia cho người đói nữa đấy ”.
 Nhân vật người “vợ nhặt” đã góp phần tơ đậm
lên hiện thực về nạn đói và giá trị nhân đạo của tác
phẩm. Dù trong hoàn cảnh nào người phụ nữ vẫn
khát khao một mái ấm gia đình hạnh phúc .


Anh Tràng :
- Là một thanh niên nghèo làm nghề đẩy xe bị
th, cư dân của xóm ngụ cư , có vẻ bề ngồi
“thơ kệch”, “lưng to rộng như lưng gấu ”…

chỉ một vài chi tiết tác giả cho thấy sự nghèo
khổ , cơ cực đang đè nặng lên lưng con người
vất vả ấy .
- Anh là người vui tính được trẻ con trong xóm
yêu mến , mỗi lần anh đi làm về chúng lại ùa ra
đón .
- Anh là chàng trai có tấm lịng nhân hậu , cao
cả :


- Diễn biến tâm Tràng được miêu tả rất sinh
động, tự nhiên và tinh tế :
+ Khi đưa người “vợ nhặt ” về nhà , anh
rất vui , lòng anh lâng lâng khó tả “ hắn tủm tỉm
cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp
lánh”. Sự xuất hiện của một người phụ nữ
không tên như mang đến một luồng sinh khí
khác cho Tràng . Anh cảm thấy cuộc sống có ý
nghĩa hơn“ trong một lúc Tràng hình như quên
hết những cảnh sống ê chề , tăm tối hằng ngày”.


+ Hành động anh Tràng mua dầu thắp đèn
cho sáng có ý nghĩa rất lớn : trong cái cảnh
tối sầm của nạn đói và cái chết , Tràng
muốn thắp sáng khơng gian nhà mình hay
nói đúng hơn là anh đang muốn tự thắp
sáng cuộc đời khốn khổ của chính anh và
người phụ nữ ấy đã mang ánh sáng niềm
hạnh phúc cho anh cho ngôi nhà tồi tàn của

mẹ con anh .


+ Sáng hôm sau thức dậy , người đàn ông
nghèo khổ ấy đang cảm nhận một cái gì đó
mơí mẻ “ bỗng nhiên hắn thấy hắn thương
yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng ” .
Con người anh hồn tồn thay đổi, anh đã
trở thành người có mái ấm gia đình. Anh
thấy mình đã trưởng thành và phải có trách
nhiệm đối với gia đình, vợ con “ bây giờ
hắn mới thấy hắn nên người , hắn thấy hắn
có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau
này”.


×