Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TIỂU LUẬN MÔN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ THUẾ ĐÁNH VÀO CUNG LAO ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.09 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC

TIỂU LUẬN
MÔN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ
Đề tài:
THUẾ ĐÁNH VÀO CUNG LAO ĐỘNG
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng
Khoá:20
Lớp: TCDN Đêm 1
Nhóm: 02
1
TP.Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2011
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT CƠ BẢN 1
1.1. Thiết lập mô hình 1
1.2. HIệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập 3
1.3. Một vài vấn đề cần cân nhắc 4
CHƯƠNG 2. MỨC CUNG LAO ĐỘNG VÀ THU THUẾ 7
2.1. Ảnh hưởng của thuế đến cung lao động 7
2.1.1. Trường hợp độ co giãn của cung > độ co giãn của cầu 7
2.1.2. Trường hợp độ co giãn của cung < độ co giãn của cầu 8
2.1.3. Trường hợp cung và cầu có độ co giãn theo lương là bằng nhau 9
2.1.4. Trường hợp cầu co giãn hoàn toàn 9
2.1.5. Trường hợp cầu hoàn toàn không co giãn 10
2.2. Sự thay đổi số thuế thu được và cung lao động 10
2.3. Tác động của thuế trực thu đến cung lao động 13
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
2


LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, những tác động của thuế cuối cùng phụ thuộc vào cách tác
động của chúng đến hành vi. Tác động của thuế đến hành vi là vấn đề của các cuộc thảo luận
gay go, giữa các nhà học thuật và các chính khách. Một số ý kiến cho rằng thuế có ảnh
hưởng rất nhỏ, không mang tính khuyến khích. Một số ý kiến cho rằng mức thuế biên cao
dẫn đến thái độ làm việc ngày càng tồi, số lần vắng mặt không có lý do cao hơn, miễn cưỡng
đi làm…
Để nghiên cứu rõ hơn những tác động của thuế vào cung lao động, đồng thời qua đó
xem xét liệu thuế có làm thay đổi cung lao động hay không, nhóm chúng tôi chọn đề tài
“Thuế đánh vào cung lao động” để làm bài nghiên cứu của nhóm mình.
Do thời gian nghiên cứu và tìm hiểu ngắn, cũng như lần đầu tiên tiếp xúc với lĩnh vực
nghiên cứu rộng lớn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong thầy và các bạn góp ý
để nhóm hoàn chỉnh bài nghiên cứu của mình.
3
Lý thuyết thuế đã làm rõ rằng những tác động của thuế cuối cùng phụ thuộc vào cách tác
động của chúng đến hành vi. Tác động của thuế đến hành vi là vấn đề của các cuộc thảo
luận gay go, giữa các nhà học thuật và các chính khách. Một số ý kiến cho rằng thuế có ảnh
hưởng rất nhỏ, không mang tính khuyến khích. Một số ý kiến cho rằng mức thuế biên cao
dẫn đến thái độ làm việc ngày càng tồi, số lần vắng mặt không có lý do cao hơn, miễn
cưỡng đi làm… Chương này tập trung nghiên cứu tác động của thuế vào cung lao động, qua
đó xem xét liệu thuế có làm thay đổi cung lao động hay không.
I/ LÝ THUYẾT CƠ BẢN:
1. Thiết lập mô hình:
Giả sử Nam đang quyết định sử dụng bao nhiêu thời gian trong mỗi tuần để làm việc
và bao nhiêu thời gian cho nghỉ ngơi. Có thể minh họa sự lựa chọn giữa thời gian làm việc
và nhàn rỗi bằng đồ thị và miêu tả chi tiết như sau:
• Tổng số giờ sãn có thể làm việc và nhàn rỗi là quỹ thời. Ở hình 1.1, đó là trục
hoành. Giả sử khoảng thời gian không dành cho nhàn rỗi thì dành cả cho lao
động. Bất cứ điểm nào trên trục hoành đồng thời thể hiện số giờ nhàn rỗi và số
giờ lao động.

• Đường giới hạn ngân sách trong biểu đồ cho thấy sự kết hợp giữa thời gian
nhàn rỗi và thu nhập hay tiêu dùng của một cá nhân được xác định bởi tiền
lương lao động. Nếu mức lương của Nam là w/giờ thì đường giới hạn ngân
sách của anh ta là đường thẳng có giá trị tuyệt đối của độ dốc là w và có dạng:
C + wL = wT, trong đó C là tiêu dùng được quyết định bởi thu nhập, wL giá trị
giờ nhàn rỗi, wT là tổng thu nhập. Ở hình 1.1, đó là đường BC.
• Điểm đặc biệt của đường giới hạn ngân sách là phụ thuộc vào sở thích của mỗi
người. Ta có các đường cong bàng quan có mặt lồi hướng về gốc O. Ba đường
cong này được đặt tên là i, ii, và iii trong hình 1.1. Tại A
1
là điểm tối ưu của
việc lựa chọn: Nam sử dụng L
1
giờ để nhàn rỗi và C
1
giờ lao động, kiếm được
thu nhập là OC
1
.
4
0
5
C
1

L
1
Tiêu dùng/ thu
nhập
Độ dốc = - w

iii
ii
i
BC
Nhàn rỗi Lao động
Quỹ thời gian
Nhàn rỗi
A
Hình 1.1 Tối đa hóa thỏa dụng giữa lựa chọn giờ làm việc và nhàn rỗi
Thu nhập/tiêu
dùng
A
B
BC
1
BC
2
L
2
L
1
C
2
C
1
Giờ nhàn rỗi
Độ dốc = - w
Độ dốc = - w( 1-t)
Hình 1.2 Đánh thuế và sự đánh đổi giữa tiêu dùng và nhànrỗi
0

Bây giờ giả sử chính phú đánh thuế thu nhập với thuế suất tỷ lệ t. Thuế này làm giảm
tiền lương một giờ từ w xuống còn ( 1 – t)w. Khi đó Nam không lao động 1 giờ thì anh ta
chỉ mất một khoản thu nhập là ( 1 – t)w, chứ không phải là w. Kết quả là thuế đã làm giảm
chi phí cơ hội của một giờ nhàn rỗi. Minh họa này được trình bày trên hình 1.2. Đường giới
hạn ngân sách của Nam bây giờ không còn là BC
1
. Thay vào đó là đường BC
2
, với giá trị
tuyệt đối của độ dốc bằng
(1- t)w. Do đánh thuế, nên Nam phải chọn một điểm dọc theo đường giới hạn ngân sách sau
thuế BC
2
. Trên hình 1.2, đó là điểm B có tọa độ: L
2
giờ nhàn rỗi và C
2
giờ lao động. Như
vậy, đánh thuế đã làm giảm thời gian lao động của Nam (L
2
– L
1
) giờ.
Câu hỏi đặt ra, có phải đánh thuế luôn làm giảm mức cung lao động hay không? Hình
1.3 (b) cho thấy khi Nam bị đánh thuế thì anh ta lại gia tăng số giờ làm việc, nghĩa là giảm
giờ nhàn rỗi từ L
1
 L
2
. Vấn đề ở đây là phụ thuộc vào sở thích của mỗi người – có thể làm

việc nhiều giờ hơn, ít giờ hơn, hay giữ như cũ sau khi bị đánh thuế.
6
BC
2
BC
1
C
2
C
1
L
1
L
2
Giờ nhàn rỗi
Tiêu dùng
(a). Hiệu ứng thay thế lớn
BC
2
BC
1
C
2
C
1
L
2
L
1
Giờ nhàn rỗi

Tiêu dùng
(b). Hiệu ứng thu nhập lớn
Hình 1.3 Hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế
2. Hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập
Đánh thuế vào cung lao động có thể gây ra hai hiệu ứng: hiệu ứng thay thế và hiệu
ứng thu nhập. Khi thuế làm giảm số tiền lương khả dụng thì chi phí cơ hội của nhàn rỗi cũng
giảm, khi đó người ta có khuynh hướng thay thế làm việc và nhàn rỗi. Đây là hiệu ứng thay
thế với khuynh hướng làm giảm mức cung lao động. Như vậy, dù có làm việc bao nhiêu giờ
thì thuế vẫn làm giảm thu nhập cá nhân. Thế nhưng, nhà rỗi cũng là một loại hàng hóa giống
như các hàng hóa khác, có sự lựa chọn trong tiêu dùng. Nếu như các yếu tố khác không đổi,
một khi thu nhập giảm sút, thì Nam phải cắtt giảm số giờ nhàn rỗi. Số giờ nhàn rỗi giảm đi
thì giờ lao động tăng lên. Hiệu ứng thu nhập có khunh hướng làm cho Nam làm việc nhiều
hơn. Như vậy, hai hiệu ứng này có tác động theo hai chiều ngược nhau. Đơn giản là không
thể biết được ( nếu chỉ trên cơ sở lý thuyết) hiệu ứng thu nhập hay hiệu ứng thay thế nổi trội
hơn. Đối với Nam thể hiện trên hình 1.3 (a), hiệu ứng thay thế lớn hơn; còn trên hình 1.3 (b),
hiệu ứng thu nhập lớn hơn.
3. Một vài vấn đề cần cân nhắc:
- cân nhắc khía cạnh cầu:
Những thay đổi trong các quyết định làm việc có thể ảnh hưởng tới cơ cấu tiêu thụ
những hàng hoá khác. Kết quả là, sự thay đổi giá cả tương đối đã phản hồi lại những
quyết định của thị trường lao động. ví dụ, nếu một phụ nữ có gia đình tăng số giờ làm
việc thì nhu cầu chăm sóc con cái cũn có thể tăng. ở một mức độ nào đó, điều này
làm tăng chi phí chăm sóc con cái, và do vậy có thể không khuyến khích một số bà
mẹ có con nhỏ làm việc, ít nhất là trong ngắn hạn.
- hiệu ứng cá nhân và hiệu ứng nhóm:
Chúng ta cần tập trung làm rõ có bao nhiêu cá nhân làm viêc trong điều kiện chế độ
thuế thay đổi. Rất khó để sử dụng những kết quả này để dự đoán tổng số giờ làm việc
của một nhóm công nhân sẽ thay đổi như thế nào. Khi thuế thay đổi, động cơ làm
việc thay đổi khác nhau ở mỗi người. ví dụ, khi thay đổi từ thuế cố định sang thuế luỹ
tiến, những công nhân có thu nhập thấp có thể chịu mức thuế suất biên thấp hơn trong

khi tình trạng ngược lại xảy ra với người có thu nhập cao. Thế thì, rất có thể mức
cung lao động của hai nhóm thay đổi theo hai hướng ngược nhau khiến cho khó có
thể tiên đoán một kết quả chung.
- cac kết quả khác của cung lao động:
Số giờ làm việc hàng năm là thước đo quan trọng mức cung lao động. Người lao
động có trình độ cao, khoẻ mạnh, tích cực sẽ làm việc có năng suất hơn một người
thiếu những phẩm chất đó. Một số người lo ngại rằng thuế làm cho con người ít đầu
7
tư để hoàn thiện các kỹ năng của mình. Lý thuyết kinh tế mang lại sự hiểu biết đáng
ngạc nhiên về việc làm cách nào mà hệ thống thuế gây ảnh hưởng đối với tích luỹ vốn
nhân lực – tức là đầu tư vào chính con người để tăng năng suất.
Nam dự định tham dự chương trình huấn luyện công việc. Giả sử chương trình này sẽ
làm tăng mức thu nhập suốt đời của Nam với giá trị hiện tại là B. tuy nhiên, tham dự
chương trình này, Nam phải mất một khoảng thời gian hiện tại dành cho công việc có
thu nhập, và do đó làm cho anh ta mất một khoảng lương C. Nếu nhận biết được điều
này, Nam quyết định sử dụng tiêu chuẩn đầu tư và chỉ tham gia chương trình huấn
luyện khi lợi nhuận vượt quá chi phí B>C.
Bây giờ giả sử thu nhập của Nam bị đánh thuế với thuế suất t. Thuế sẽ lấy đi một
phần tiền lương cao hơn nhờ tham gia vào chương trình huấn luyện. do đó, người ta
dự đoán thuế làm giảm khả năng khiến anh ta tham dự chương tình huấn luyện. Cách
lý giải này là sai lầm. Để hiểu tại sao, hãy giả sử rằng sau khi có thuế Nam vẫn tiếp
tục làm việc với số giờ như trước. Thuế thật sự làm giảm lợi ích của chương trình
huấn luyện từ B xuống còn (1-t)B. Nhưng đồng thời, thuế cũng làm giảm chi phí.
Chi phí của chương trình là phần tiền lương Nam mất đi. Vì tiền lương này cũng bị
đánh thuế nên Nam không bị mất toàn bộ C mà chỉ mất (1-t)C. Quyết định tham gia
chương trình phụ thuộc vào việc liệu lợi nhuận sau thuế có lớn hơn chi phí sau thuế
không:
(1-t)B - (1-t)C = (1-t)(B-C) > 0
Phương trình này hoàn toàn tương đương với phương trình (B – C >0). Bất kỳ sự kết
hợp nào giữa lợi nhuận và chi phí được chấp nhận trước thuế thì cũng được chấp

nhận sau thuế. Trong mô hình này, thuế thu nhập làm giảm lợi nhuận và chi phí với
cùng một tỷ lệ, và do đó không ảnh hưởng đến đầu tư vào nguồn nhận lực.
Kết quả này là kết quả của giả định mức cung lao động không đổi sau khi bị đánh
thuế. Giả sử, thay vì vậy, do thuế thu nhập, Nam tăng mức cung lao động (hiệu ứng
thu nhập chiếm ưu thế). Trong trường hợp này, thuế làm gia tăng tích luỹ nguồn vốn
nhân lực. Thực tế, mức cung lao động sau thuế là tỷ lệ tận dụng mức đầu tư nguồn
vốn nhân lực. một người làm việc nhiều giờ hơn thì tiền lương lớn hơn so với mức
tăng tiền lương nhờ đầu tư vào nguồn vốn nhân lực. Do đó, nếu thuế tạo ra nhiều việc
làm thì nó cũng làm cho dầu tư vào nguồn vốn nhân lực trở nên hấp dẫn hơn, với
những yếu tố khác không đổi. ngượi lại, nếu hiệu ứng thay thế chiếm ưu thế làm giảm
mức cung lao động thì tích luỹ nguồn vốn nhân lực không được khuyến khích.
Mô hình đơn giản này đã bỏ qua yếu tố quan trọng: phần lời từ việc đầu tư vào nguồn
vốn nhân lực thường không được xác định chắc chắn. hơn nữa, một số loại đầu tư vào
nguồn vốn nhân lực còn liên quan đến chi phí khác ngoài phần thu nhập mất đi. Học
phí là một ví dụ điển hình. Cuối cùng, với thuế luỹ tiến thì lợi nhuận và chi phí đầu tư
vào nguồn nhân lực có thể bị đánh thuế với các mức thuế suất khác nhau. Tuy nhiên,
xem xét những điều đó là để khẳng định các kết quả cơ bản – theo quan điểm lý
thuyết, tác động của hệ thống thuế thu nhập đối với tích luỹ nguồn vốn nhân lực là
8
không rõ ràng. Không may là hiện chưa có công trình nghiên cứu thực nghiệm về vấn
đề quan trọng này.
- Trả trọn gói:
Lý thuyết cơ bản về mức cung lao động khẳng định tiền lương theo giờ chỉ phần
thưởng có làm việc. thực tế, là người chủ thường trả công cho công nhân trọn gói,
gồm tiền lương, trợ cấp chăm sóc sức khoẻ, lương hưu, và các “bổng lộc” như được
sử dụng xe của công ty, dụng cụ thể thao… Hầu hết các khoản tiền mang tính chất
lương được chi trả cho người lao động đều không bị đánh thuế. Khi thuế suất biên
giảm thì sức hấp dẫn của những loại thu nhập không chịu thuế cũng giảm và ngược
lại. do đó, những thay đổi thuế sẽ gây ảnh hưởng đến thành phần của tiền lương trọn
gói.

- Khía cạnh chi tiêu công:
Phân tích chuẩn về mức cung lao động và đánh thuế đã bỏ qua việc sử dụng tiền thu
thuế. Ít nhất có phần thu thuế được dùng để mua hàng hoá công, từ đó gây tác động
đến quyết định là việc của người lao động. nếu tiền thuế được dùng để cung cấp
những phương tiện giải trí như công viên quốc gia thì chúng ta kỳ vọng nhu cầu nghĩ
ngơi tăng, các yếu tố khác không đổi. ngược lại, nếu chi tiêu cho những phương tiện
chăm sóc trẻ em có cha mẹ đi làm thì có thể gia tăng mức cung lao động. Một cách lý
tưởng là chúng ta nên kiểm tra kết quả mức cung lao động trên toàn bộ ngân sách chứ
không phải chỉ là khía cạnh thuế. Trong thực tế, những nhà nghiên cứu dựa vào thực
nghiệm không biết rõ là chi tiêu công ảnh hưởng đến quyết định làm việc khoảng bao
nhiêu. Điều này do những khó khăn liên quan đến việc xác định cá nhân đánh giá như
thế nào về tiêu thụ hàng hoá công, một vấn đề mà ta đã thảo luận trong một số bối
cảnh khác nhau.
II. MỨC CUNG LAO ĐỘNG VÀ THU THUẾ:
1. Trường hợp độ co giãn của cung > độ co giãn của cầu:

Thu nhập

S1


t

S2

9

Số giờ
2. Cung co giãn lớn nhỏ hơn cầu:
Thu nhập S1

S2
D

Số giờ
3. Cầu không có giãn:
10
Thu nhập
S1
S2
D
Số giờ
4. Cung không co giãn:
Thu nhập
S1

11
S2
D

Số giờ
12

×