PHÒNG GIÁO DỤC QUẬN TÂN BÌNH
TRƯỜNG THCS PHẠM NGỌC THẠCH
TÊN KINH NGHIỆM :
Họ và tên tác gỉa :Hùynh Thò Ngọc Hương
Chức vụ :gíao viên
Năm học:2006-2007
GIẢNG DẠY VẬT LÝ VỚI GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
I> ĐẶT VẤN ĐỀ
- Ở thời đại hiện nay, đất nước ta ngày càng đổi mới, công nghệ thông tin ngày càng
phát triển. Đất nước Việt Nam ta đang hội nhập với sự tiến bộ chung của thế giới.
Cùng với sự phát triển của khoa học kó thuật và công nghệ thông tin đã dẫn đến sự
thay đổi trong giáo dục về phương pháp giảng dạy, đổi mới sách giáo khoa.
- Với vai trò hiện nay, nhằm góp phần vào việc phát triển đất nước, ngành giáo dục
phải đổi mới nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, phát huy tính tích cực chủ động
của học sinh .Vì vậy việc bồi dưỡng kiến thức sâu rộng, kích thích sự say mê học
tập, tính sáng tạo của học sinh trong nhà trường là rất cần thiết. Một trong những
cách có thể đạt được kết quả trên là việc vận dụng thành tựu của công nghệ thông
tin vào giảng dạy thông qua giáo án điện tử . Từ điều đó, trong phạm vi có hạn của
mình tôi xin đóng góp một số kinh nghiệm ,ý kiến về vấn đề “ Giảng dạy vật lí với
giáo án điện tử ”
II/NỘI DUNG CHÍNH
1/ Nhận thức vấn đề
Bộ môn vật lí nói chung ở cấp phổ thông cơ sở là một môn khoa học thực
nghiệm- nó giải thích nhiều hiện tượng xảy ra xung quanh ta,trình bày về cấu
tạo,nêu nguyên tắc vận hành các động cơ .Ngòai ra việc vận dụng thành tựu vật lí
vào cuộc sống hằng ngày nhằm nâng cao năng suất lao động và góp phần cải thiện
đời sống con người là không nhỏ -Đồng thời qua bài học còn giáo dục học sinh lòng
yêu thích bộ môn, hình thành ở học sinh tư duy khoa học biện chứng trong việc giải
thích các hiện tượng trong tự nhiên và cuộc sống.
Nhiệm vụ của người giáo viên giảng dạy vật lý là chuyển tải đến học sinh những
kiến thức khoa học thuộc lónh vực vật lý một cách chuẩn xác thông qua bài giảng
của mình .Từ đó học sinh tích cực tư duy tìm hiểu, chiếm lónh kiến thức, rút ra bài
học vận dụng vào cuộc sống 1 cách khoa học và thực tế.
Thực tế trong việc giảng dạy không phải bài học nào, bất kì đề tài nào cũng
chuyển tải vận dụng công nghệ thông tin được. Với phương pháp cũ, giáo viên độc
thọai giảng giải học sinh thụ động tiếp nhận kiến thức dẫn tới lười suy nghó và thiếu
sáng tạo. Còn ở phương pháp mới người giáo viên có thể vận dụng những phim tư
liệu, những hình ảnh từ trên mạng , những thí nghiệm mô phỏng …để minh họa kiến
thức bài dạy và dó nhiên là không bỏ qua việc sử dụng phương pháp họat động nhóm
và làm thí nghiệm chứng minh nếu được.
2/Hiệu qủa ban đầu
-Giúp học sinh yêu thích bộ môn và hứng thú hơn trong học tập để đạt kết
qủa tốt hơn trong học tập .
-Giúp GV chuyển tải nội dung kiến thức thật trọn vẹn và thật phong phú .
-Giúp GV thể hiện ý tưởng một cách lôgic và tiết kiệm thời gian .phối hợp với
việc sử dụng các dụng cụ thí nghiệm chứng minh làm cho hiệu qủa tiết học được
nâng cao
3.Kiểm nghiệm
Thể hiện qua những tiết học cụ thể trong năm học như :
1/Lý 8:BÀI 10 LỰC ĐẨY ARCHIMEDE
-GV mở bài bằng hình ảnh người kéo nước từ giếng lên hình này
được scan từ sách giáo khoa.Bên cạnh đó các hình ảnh về nhà bác
học ARCHIMÈDE.Đặc biệt là hình minh họa
lúc nhà bác học đang ở trong bồn tắm và do
trượt chân té đã phát hiện ra đònh luật cũng
làm tăng sư chú ý ở các em .
-Thí nghiệm kiểm tra đònh luật được thể
hiện sinh động nhờ vào các hiệu ứng …giúp
các em càng khắc sâu kiến thức hơn ngòai thí nghiệm chứng minh
làm ở nhóm.
2//Lý 8: BÀI 27 SỰ BẢO TÒAN NĂNG LƯNG TRONG CÁC HIỆN TƯNG CƠ NHIỆT
-GV giới thiệu bài mới
bằng những hình ảnh
đẹp mắt liên hệ đến cơ
năng và với những đọan
phim nói về các dạng
năng lượng trong tự
nhiên như bánh xe nước ,năng lượng gió rất sinh động và lôi cuốn học sinh theo dõi
ngay từ đầu .
.
Với những thí nghiệm được mô phỏng như trong
sách giáo khoa thực tế làm cho học sinh bò
cuốn hút theo nội dung bài học và tích cực xây dựng bài.
Ngay cả “điều em chưa biết “mô tả thí nghiệm của nhà bác học Jun thưc hiện cách
đây mấy trăm năm cũng nhờ GT mà học sinh có thể hình dung dược thí nghiệm
này .
3/lý 9 :BÀI 48 MẮT
-Với 2 hình ảnh sống động trái ngược nhau giáo viên sẽ yêu cầu học sinh cho
biết cảm nhận của mình nhờ gíac quan nào từ đó nói lên vai trò của mắt .Sao đó
giáo viên giới thiệu mắt là một thấu kính hội tụ cho ảnh thật ngược chiều và nhỏ hơn
vật . Điều này được khẳng đònh ngay nhờ đọan phim nói về cấu tạo mắt .
-Khi so sánh giữa mắt và máy ảnh , giáo viên có thể đưa 2 hình ảnh về mắt và
máy ảnh để học sinh so sánh như sau :
Khi trình bày về sự điều tiết của mắt GV có thể cho học sinh xem đọan phim mô tả
sự thay đổi kích thước của thể thủy tinh khi nhìn vật ở gần và lúc nhìn vật ở xa .Điều
này giúp học sinh hiểu bài một cách tường tận và tính thuyết phục rất cao
Trong tiết học trình bày bằng gíao án điện tử giáo viên làm chủ thời gian do đó
chuyển tải nội dung trọn vẹn hơn .
4/Tự nhận xét kết qủa :
-Qua bước đầu sọan giảng với 3 giáo án điện tử trên kết qủa học tập của học
sinh rất khả quan ,học sinh hứng thú và sôi nổi tham gia học tập .Ngay cả với những
học sinh yếu .thụ động ở lớp cũng tích cực giơ tay phát biểu.cùng xây dựng bài.
III/ MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA KINH NGHIỆM :
1/Mặt tích cực :
-Giáo án điện tử là phương tiện hữu hiệu hổ trợ cho việc giảng dạy của giáo
viên trên lớp được nhẹ nhàng và thuận lợi hơn ,hấp dẫn và lôi cuốn học sinh tham
gia xây dựng bài tốt hơn .Trong thời gian gần đây GV rất vất vả với việc chuẩn bò đồ
dùng dạy học thủ công và cả thí nghiệm nữa ,một số các tranh ảnh chưa đủ thể hiện
hết nội dung bài học , và một số thí nghiệm không thành công trong thực tế nữa .
-Gíao án điện tử giúp giáo viên tiết kiệâm thời gian. Vì với cách dạy cũ giáo
viên phải tốn nhiều thời gian vẽ hình ảnh minh họa thí nghiệm ,soạn các câu hỏi
thảo luận ,câu hỏi đánh giá ra giấy cứng ,rồi khi lên lớp phải mang vác chúng rất
lỉnh kỉnh .Bên cạnh có những tiết dạy còn sử dụng các dụng cụ thí nghiệm
nữa.Điều này gây không ít khó khăn khi giáo viên di chuyển từ lớp này sang lớp
khác . Ở lớp học giáo viên còn phải sắp xếp để treo chúng cho hợp lý nữa .
- Gíao án điện tử giúp giáo viên minh họa nhiều hình ảnh sống động nhằm mở
rộng kiến thức, lôi cuốn ,hấp dẫn học sinh tham gia tiết học
- Gíao án điện tử giúp giáo viên minh họa những kiến thức trừu tượng ,khái
niệm khó hình dung qua những đọan phim tư liệu có thể tìm kiếm truy cập ở nhiều
nguồn vô cùng phong phú ,kể cả các lỉnh vực thuộc các môn học khác nữa như :sinh
vật ,kỹ thuật ……
-Giáo án điện tử giúp giáo viên minh họa bài giảng sâu sắc .Các câu hỏi kiểm
tra bài cũ,kiểm tra đánh giábằng cách điền từ được thể hiện ngắn gọn, sinh động kết
hợp với màn hình có màu sắc hài hòa phù hợp gây hứng thú ngay cả những học sinh
yếu cũng tham gia xây dựng bài.
- Giáo án điện tử còn giúp giáo viên giảm hẳn công đọan ghi chép trên
bảng ,tiết kiệm thời gian chỉ trừ những trường hợp cần cho HS lên bảng sửa bài tập
…hạn chế bụi phấn rất nhiều .
-Trong GT giáo viên còn có thể chèn vào những đọan nhạc,bài hát phù
hợp, nhũng âm thanh thể hiện tiếng động khi thực hiện thí nghiệm……giúp bài giảng
nhẹ nhàng vui tươi nhưng rất hấp dẫn ,lôi cuốn.
-Ngòai ra với thủ thuật vẽ và các hiệu ứng giáo viên còn có thể thểå hiện nhiều
thí nghiệm mô phỏng mà thực tế khi thực hiện khó thành công giúp học sinh tiếp thu
bài tốt hơn,dễ tiếp thu bài hơn .
-Tất cả những kết quả trên với phương pháp cũ trước đây với bảng đen phấn
trắng khó mà thực hiện được .
-Mặt hạn chế :
-Thời gian đầu tư dài ,tốn nhiều công sức .Để đạt kết qủa tương đối đòi hỏi
giáo viên phải có mức độ hiểu biết tin học, phải chòu khó học tập thêm ở đồng
nghiệp ,phải chòu khó tìm tòi ,thu thập các thông tin trên mạng ,các phim tư liệu
……… thì giáo án mới phong phú.
-Trước khi trình chiếu ,đem giảng dạy phải giáo viên tốn nhiều thời gian
chỉnh sửa lại trong trường hợp không có sự đồng bộ giữa máy sọan và máy chiếu .
-Dễ có sự cố kỹ thuật xãy ra nếu cúp điện hoặc máy tính (xách tay ) hết pin .
-Số phòng được trang bò để dạy giáo án điện tử còn ít nên việc nhiều giáo viên
ở nhiều bộ môn trùng giờ nhau dẫn đến sự chuệch chọac giáo án so với phân phối
chương trình .
IV NHỮNG BÀI HỌC KHI THỰC HIỆN KINH NGHIỆM :
-Để sọan một giáo án điện tử tương đối đạt yêu cầu giáo viên phải đầu tư
trong thời gian dài, cần chỉnh sửa nhiều lần cho giáo án hòan hảo. Giáo viên cần
trao đổi và thamkhảo ý kiến cũng như sự hổ trợ của đồng nghiệp để bài giảng hoàn
chỉnh hơn . Nhất là với các thí nghiệm mô phỏng cần có tính chính xác cao .
-Học sinh phải có sự chuẩn bò ,xem trước bài học ở nhà để có thể tham gia xây
dựng bài tốt hơn .
- Giáo viên cần kết hợp với phòng chức năng để sắp xếp giờ dạy hợp lý và thử
trình chiếu giáo án trước khi dạy thực sự .
- Giáo viên phải lưu ý lúc tạo các slide cần có sự phối hợp giữa màu nền,
phong chữ , hiệu ứng ,tốc độ của hiệu ứng cho phù hợp nhằm tránh đơn điệu và gây
cho học sinh cảm giác rối,mắt buồn ngũ .
- Giáo viên cần có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các trang gíao án điện tử
và các thí nghiệm chứng minh ( nét đặc trưng của bộ môn vật lý ).
V/KẾT LUẬN :
-Qua một số bài tự soạn giảng cũng như tham khảo bài dạy của đồng nghiệp
tôi tự nhận thấy việc thực hiện giảng dạy với giáo án điện tử lúc đầu tuy khó ,tốn
nhiều thời gian nhưng mình có thể sử dụng nhiều năm và có thể chỉnh sửa theo yêu
cầu của từng năm .
-Nói chung giáo án điện tử là một khẳng đònh chắc chắn về vai trò của công
nghệ thông tin vào lónh vực giáo dục .Nó góp phần không nhỏ vào việc nâng cao
chất lượng tiết dạy giúp học sinh học tốt hơn , hiễu bài cặn kẽ hơn .Và không riêng
phần mềm Powerpoint và ngay cả bây giờ các phần mềm soạn giảng khác cũng đã
có hỗ trợ tích cực cho việc giảng dạy của giáo viên.
- Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm còn rất nhiều thiếu sót của riêng bản
thân tôi . Do đó tối rất mong qúi đồng nghiệp đóng góp bổ sung để chất lượng tiết
dạy của chúng ta ngày càng đạt kết qủa cao hơn nữa.
Ngày 17 tháng 4 năm 2007
Huỳnh Thò Ngọc Hương
Nhận xét của tổ khối trưởng
Nhận xét của chủ tòch hội đồng sáng kiến kinh nghiệm cấp trường
Chủ tòch hội đồng sáng kiến kinh nghiệm