Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Những kĩ năng, những nguyên tắc, những bí quyết dạy con ngoan, tài giỏi khéo léo và tự lập thờì hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (856.03 KB, 77 trang )

NHỮNG KỸ NĂNG
SỐNG CẦN DẠY
CHO CON TRẺ.
Không biết cách đi xe đạp, bơi lội và buộc
dây giày, trẻ em ngày nay dường như làm chủ
các trò game giỏi hơn kỹ năng sống cần thiết.
Tại sao cần học cách thắt dây giày khi bạn có
thể chơi video game? Trẻ em ngày nay thành
thạo sử dụng chuột máy tính, mở một trang web
và tìm kiếm các ứng dụng trò chơi trên điện
thoại của bố mẹ. Nhưng nhiều trẻ không biết
làm thế nào để buộc dây giày hay nấu một món
đơn giản.
Một nghiên cứu gần đây với 2.200 bà mẹ trên thế giới cho
thấy:
- 44% trẻ 2-3 tuổi biết chơi game máy tính trong khi 43% có
thể đi xe đạp.
- 22% trẻ 4-5 tuổi có thể sử dụng một ứng dụng trên điện
thoại thông minh, trong khi chỉ 14% trẻ biết buộc dây giày.
- 25% trẻ nhỏ biết mở một trang web trong khi chỉ 20% biết
bơi.
Những con số này không có gì đáng ngạc nhiên nhưng gợi
lên nỗi buồn nhỏ.
Ảnh minh họa: Themoatblog.com.
Dưới đây là những kỹ năng trong cuộc sống bố mẹ có trách
nhiệm dạy con, bằng việc làm của chính mình hằng ngày. Đó
không phải là những kỹ năng học thuật như đọc, viết - thứ
mà trẻ nào cũng học tại trường hay những kỹ năng liên quan
đến công nghệ, bởi ngày nay dường như nhiều trẻ còn "dạy"
bố mẹ về cách sử dụng điều khiển TV, cách tải các ứng dụng
trên điện thoại Hãy dạy làm sao để khi trưởng thành con


bạn hoàn toàn làm chủ những kỹ năng tối thiểu dưới đây:
1. Buộc dây giày.
2. Bơi.
3. Đánh răng và dùng chỉ nha khoa hằng ngày.
4. Đi xe đạp.
5. Lộn nhào.
6. Thả diều.
7. Dọn giường.
8. Ăn uống lịch sự tại bàn ăn.
9. Nói "xin phép" và "cảm ơn".
10. Nấu một bữa ăn.
11. Bôi kem chống nắng.
12. Khâu cúc áo/quần.
13. Biết xì mũi vào khăn giấy.
14. Vệ sinh cơ thể từ trước ra sau.
15. Biết đóng đinh.
16. Chơi thể thao.
17. Viết thư cảm ơn.
18. Là quần áo.
19. Lựa chọn thức ăn tốt cho sức khỏe.
20. Tự kiểm soát bản thân.
21. Giải quyết tình huống khó.
22. Giặt đồ.
23. Trồng cây gì đó, chẳng hạn trồng hoa.
24. Tạo sổ ghi chép thu chi và cân bằng các khoản này.
25. Tự tin.
26. Luộc gà.
27. Nói trước nhóm người.
28. Dọn sạch đống bừa bãi.
29. Học cách tự làm bài.

30. Tắt đèn trước khi ra khỏi nhà.
31. Nặn mụn đúng cách.
32. Quan hệ tình dục an toàn.
33. Tiết kiệm tiền và chi tiêu khôn ngoan
34. Nhìn vào mắt người đối diện khi nói chuyện.
35. Gói một món quà.
36. Loại bỏ vết bẩn do dính chocolate.
37. Thắt cà vạt.
38. Đọc báo.
39. Quan tâm đến những người kém may mắn.
41. Xử lý tình huống bất ngờ khi lái xe.
42. Thay lốp xe.
43. Đỗ xe đúng quy định.
44. Sử dụng bình cứu hỏa.
45. Nướng một chiếc bánh.
46. Dựng một chiếc lều.
47. Chọn lựa trái cây chín.
48. Nhìn vào mặt tích cực của vấn đề.
LÝ DO BẠN NÊN DẠY CON TÍNH TỰ LẬP.
Dạy con tự lập chính là bạn đang truyền cho con thông điệp:
"Con có giá trị, hữu ích và có khả năng".
Giống như chim mẹ dạy chim con biết bay và tự đi kiếm
mồi, việc chúng ta đào tạo cho con khả năng độc lập cũng rất
quan trọng. Chắc chắn bạn chẳng bao giờ nghe thấy chim mẹ
nói với con của nó rằng: “Con cứ ở trong tổ này. Ở ngoài kia
nhà cửa nhiều lắm, con sẽ rất khó bay và chẳng kiếm được
thức ăn. Con cứ ở mãi trong tổ càng lâu càng tốt".
Dù bạn cố bao bọc trẻ thế nào thì cũng không thể đi theo con
suốt cuộc đời, vì thế bạn cần dạy con khả năng độc lập ngay
từ bé để con có thể trở thành người trưởng thành không phụ

thuộc. Ngoài ra, còn có 10 lý do sau đây bạn nên dạy bé độc
lập, theo liệt kê của trang web familyshare:
1. Dạy trẻ độc lập chính là trao cho bé thông điệp: "Con
có giá trị, hữu ích và có khả năng".
2. Bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ trong tất cả công việc
bọn trẻ có thể làm: Bọn trẻ cần tự dọn dẹp phòng của
chúng, tự giặt quần áo của mình và làm một số việc khi
gia đình chuẩn bị bữa ăn.
3. Bạn sẽ trở thành những bậc phụ huynh tốt hơn: Bạn
muốn con mình sẽ trở thành những người lớn có khả
năng độc lập.
4. Đó chính là lời nhắc nhở bọn trẻ: “Con có thể làm việc
này”. Bọn trẻ sẽ làm nhiều việc nhanh chóng hơn và tốt
hơn.
5. Bé học cách tự lập cũng có ích cho việc học các kiến
thức học thuật. Những điều bé đang học sẽ có thể được
áp dụng vào những việc bé đang làm. Ví dụ, khi bé tìm
hiểu việc nướng bánh, sự hiểu biết các phép đo lường
trong toán học sẽ có ích nhiều hơn.
6. Lòng tự trọng của bé sẽ được nuôi dưỡng. Lòng tự
trọng thực sự xuất phát từ làm những việc cho chính
mình.
7. Trẻ sẽ đánh giá bạn cao hơn. Sau một lần tự sửa đồ
hoặc nấu ăn, bé sẽ nhận ra công việc đó khó khăn như
thế nào.
8. Bé sẽ có đủ lòng can đảm và tự tin để thử làm những
điều mới hay những việc khó khăn hơn.
9. Sự nghiệp làm cha mẹ của bạn sẽ có nhiều ý nghĩa hơn.
Bạn đang đào tạo cho con mình trở thành một người lớn
độc lập và tất cả những gì bạn làm đều hướng tới mục

tiêu đó.
10. Bọn trẻ có thể sẽ ra ở riêng khi chúng lớn.
Nhiều bậc phụ huynh không hiểu được tầm quan trọng của
việc đào tạo con cái thành người độc lập. Như trường hợp
của Freida (sống tại Mỹ), vốn lớn lên trong một gia đình mà
mẹ rất căn cơ. Vì thế, khi có con, Freida tự hứa rằng sẽ
không bao giờ nói “Không” với bé. Và bây giờ con trai cô đã
35 tuổi nhưng anh chàng vẫn không biết tự lo cho bản thân,
thậm chí Freida vẫn phải quản lý tài khoản ngân hàng và tài
chính cho anh ta. Anh chàng này có hạnh phúc không? Chắc
chắn là không.
Nhiều bậc cha mẹ có thể cho rằng việc cố bắt con tự làm là
khắc nghiệt. Họ vẫn yêu cầu con làm nhưng nếu bé rên rỉ, họ
sẽ đổi ý, xắn tay vào làm thay trẻ.
Ngược lại, về phía những bậc phụ huynh đã hướng đến mục
tiêu nuôi dạy con độc lập, họ hiểu rằng việc dạy con độc lập
có thể khiến bé không hài lòng và yêu quý cha mẹ trong một
thời gian ngắn, nhưng về lâu dài, bé sẽ hiểu bạn đủ yêu con
để không can thiệp nếu như bé tuân theo các quy định của bố
mẹ. Các bậc cha mẹ này hiểu rằng, nếu họ tiếp tục kiểm tra
những việc con làm và tập trung vào việc dạy con độc lập,
sau đó họ sẽ nhận được những phần thưởng xứng đáng. Đầu
tiên là hướng dẫn con cách làm, làm chung với con, sau đó
để con tự làm một mình, và kiên quyết không làm hộ những
gì bé có khả năng tự làm. Khi được đào tạo tốt, trẻ sẽ có thể
tự bay trên đôi cánh của riêng mình và tự chăm sóc được bản
thân. Đó mới chính là mục tiêu của những bậc cha mẹ chân
chính.

THỂ HIỆN TÌNH YÊU VỚI

CON ĐÚNG CÁCH.
Mỗi đứa trẻ đều biết rằng bố mẹ là người
sinh ra và nuôi dưỡng mình. Tuy nhiên, nếu bố
mẹ thường xuyên la hét, quát mắng, tạo cho
con những cảm xúc tiêu cực, thì liệu bé có thể
tin rằng bố mẹ yêu mình hay không? Dưới đây
là vài gợi ý giúp cha mẹ có những cách ứng xử
phù hợp, để bé cảm nhận đươc tình yêu thương,
đặc biệt đối với những phụ huynh có con ở lứa
tuổi tiểu học.
1. Thay đổi cách nói chuyện với con
Có bao giờ bạn ngồi nghĩ lại câu nào bạn hay nói với con
của mình nhất? Theo thống kê của các học sinh, 5 mẫu câu
“đáng ghét” nhất mà bố mẹ thường nói với mình là: “Con có
mỗi việc học thôi, có phải lo gì nữa đâu”, “Bố mẹ có mắng
cũng chỉ vì thương con thôi”, “Con nhìn gương cái A, B, C
nhà bác X, Y, Z kia kìa”, “Bố mẹ có tiếc con cái gì bao giờ
đâu”, “Hồi xưa bố mẹ khổ lắm, không sướng như con bây
giờ”…
Có phải những câu mà bạn thường nói với con chủ yếu đều
mang tính mệnh lệnh, yêu cầu bé phải làm việc này, việc
kia? Nếu là câu hỏi, cha mẹ cũng ít hỏi về cảm xúc của bé
mà hay hỏi về những công việc mà bé phải làm, hỏi về điểm
số ở trường
Nếu muốn con cảm nhận được tình yêu thương, cha mẹ nên
tăng cường các câu khen ngợi, các cử chỉ âu yếm và thời
gian chia sẻ chất lượng dành cho trẻ.
Những trẻ dưới 10 tuổi vẫn rất đề cao sự âu yếm của bố mẹ,
vẫn thích kể chuyện trường lớp bạn bè cho bố mẹ nghe. Đến
giai đoạn tuổi vị thành niên, trẻ sẽ tập trung và dành thời

gian cho mối quan hệ bạn bè nhiều hơn. Vì thế, nếu như ở
giai đoạn tiểu học, bé không học được thói quen chia sẻ với
bố mẹ chỉ vì luôn gặp phải những câu mệnh lệnh ở cửa
miệng phụ huynh thì khi đến tuổi teen, bé càng gặp khó khăn
trong việc chia sẻ với bố mẹ những vấn đề mà mình gặp
phải.
2. Đả thông tư tưởng con chỉ là con nít
Nói thì dễ, làm thì khó. Bố mẹ thường tự nhủ sẽ nói nhẹ
nhàng với con nhưng đến lúc nói chuyện thấy sao con bướng
bỉnh và dở hơi quá, vậy là lại nổi cáu. Bố mẹ cảm thấy
dường như con quá ích kỷ, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến mình
(thực ra ở tuổi này, các bé chưa đủ phát triển để nghĩ cho
người khác). Bố mẹ bực mình vì bé không cẩn thận, hay làm
sai, hay làm đổ vỡ (thực ra, ở tuổi tiểu học, tư duy của bé là
tư duy trực quan hành động, có thể bé không biết 2+5 bằng
mấy nhưng khi bảo bé có 2 cái kẹo, được cho thêm 5 cái
kẹo, bé biết ngay mình có 7). Bố mẹ bực mình cho rằng bé
không nghe lời (thực ra, sự chú ý của bé chưa phát triển đển
mức bình tĩnh nghe lời người khác). Trẻ em ở lứa tuổi tiểu
học bị quát mắng và ăn đòn nhiều nhất. Nhiều bố mẹ chia sẻ
có cảm giác con như đang trêu tức mình.
Nếu bố mẹ biết nghĩ: bé chỉ là con nít thì sẽ không bực mình,
không khó chịu và có thể dạy bé một cách bình tĩnh, tránh
làm tổn thương trẻ bằng những câu nói hay hành động lúc
nóng nảy.
3. Tháo “nhãn” cho con
Nếu bố mẹ thường xuyên gán cho bé những cá tính xấu, nói
với bé những câu kiểu “Con lớn rồi mà không biết thương
em” hay luôn miệng phàn nàn rằng con hư, con nghịch… bé
sẽ cảm thấy mình không có giá trị với bố mẹ, đằng nào cũng

bị bố mẹ coi là hư, bị bố mẹ cho ra rìa nên không cần phải cố
gắng nữa. Mối quan hệ giữa trẻ và bố mẹ sẽ bị rạn nứt từ đó.
4. Chấp nhận mong muốn, cá tính của con
Bố mẹ thường nặng nề với suy nghĩ, dạy con là trách nhiệm
của mình, thấy bé không làm theo ý mình thì rất muốn sửa
lại cho đúng form mình mong muốn, thậm chí cáu giận với
bé.
Bố mẹ nên nhớ, môi trường ảnh hưởng đến sự hình thành và
phát triển nhân cách của một đứa trẻ bao gồm xã hội, nhà
trường, gia đình và đặc biệt là cá tính của bé. Muốn con làm
theo ý mình 100% là điều không thể. Khi đòi hỏi con cao
quá, con không làm được, bố mẹ bực mình khiến bé cũng
khó chịu lây và càng không cảm nhận được tình cảm của bố
mẹ dành cho mình. Nuôi dạy con nên theo thiên hướng phát
triển của con chứ không phải theo mong muốn của bố mẹ.
Khi cố gò ép con theo ý của mình mà không để ý đến mong
muốn của con không chỉ làm con khổ mà còn làm chính bố
mẹ khổ lây. Albert Einstein đã từng nói: “Tất cả mọi người
đều là thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá bằng
khả năng leo cây thì cả đời nó sẽ nghĩ rằng mình thật là ngu
ngốc”.
5. Giải tỏa áp lực cho bản thân
Để con được vui vẻ thì bản thân cha mẹ, đặc biệt là mẹ, cũng
phải có môi trường tốt. Người lớn nhiều khi giận cá chém
thớt, bực mình với chồng, mệt mỏi căng thẳng với công việc
thì trút giận vào con. Khi bản thân ta vui vẻ, ta nhìn cái gì
cũng thoáng và dễ bỏ qua cho người khác, khi ta đang đang
cáu giận, buồn bực thì nhìn cái gì cũng không thấy hài lòng,
con có một lỗi nhỏ cũng có thể khiến ta la mắng, quát tháo.
Và cha mẹ càng quát tháo thì càng đẩy con ra xa mình.

Cha mẹ hãy bình tĩnh khi nói chuyện với bé, làm sao để bé
cảm nhận được, dù thế nào thì cha mẹ vẫn luôn bên mình.
Khi bực mình, cha mẹ hãy im lặng, tránh nói những lời có
thể khiến bé khó chịu và suy đoán rằng cha mẹ không yêu
mình.
6. Dành thời gian cho con
Dù bận rộn với việc kiếm sống, bố mẹ vẫn nên cố gắng dành
cho con một khoảng thời gian nhất định. Thời gian bên con
càng ít thì càng phải chất lượng, bố mẹ nên chú ý sẽ nói gì
với trẻ, tạo cho trẻ cảm giác gì…
Nếu trẻ không tìm được chỗ dựa trong gia đình, bé sẽ tìm
chỗ dựa ở những nơi khác, và biết đâu đó là những đàn anh,
đàn chị bất hảo trong xã hội mà bé nghĩ rằng người đó mạnh
mẽ và có thể bảo vệ đươc bé.
Cha mẹ nên làm gương cho con, lắng nghe những ưu tư lo
lắng và ghi nhận công lao của người bạn đời. Mẹ thường là
người ở bên và chăm sóc con hàng ngày. Còn bố cũng có thể
cùng chơi các trò vận động với con, dành thời gian tìm các
khóa học, mua sách vở cho con….
Nếu bố mẹ đánh hay quát mắng bé mỗi khi bực mình thì khi
bực mình bé cũng có hành đông “sao y lại bản chính” với
đứa em của mình.
là đưa ra những sự lựa chọn chứ không phải mệnh lệnh. Một
ông bố muốn thay tã cho con 18 tháng nhưng bé phản đối đã
cho bé chọn được thay tã ở phòng nào. Bé chọn một phòng,
nhưng ngay sau khi vào phòng bé lại không muốn thay tã
nữa. Ông bố tiếp tục cho bé chọn được thay ở giường nào, bé
chỉ vào một giường, thế là việc thay tã đã được thực hiện và
‘cuộc ‘đấu tranh giành quyền lực đã kết thúc một cách nhẹ
nhàng.

Khi đưa ra những sự lựa chọn cho trẻ, phải đảm bảo rằng
những sự lựa chọn đó là chấp nhận được. Đừng bắt trẻ phải
chọn giữa ngồi yên và rời khỏi nhà hàng nếu bạn không có
định rời nhà hàng. Cũng phải đảm bảo rằng bạn không đưa
ra quá nhiều sự lựa chọn độc đoán. Một lựa chọn độc đoán là
một lựa chọn quá hẹp làm trẻ thấy không còn chút tự do nào.
Mặc dù lựa chọn hẹp cũng có thể có lợi cho trẻ trong một số
tình huống nhất định, tốt hơn là nên cố gắng đưa ra những
lựa chọn gọi mở mỗi khi có thể.
Những sự lựa chọn cũng không nên có yếu tố trừng phạt
trong đó. Chẳng hạn, bảo bé rằng, ‘Hoặc con nhặt đồ chơi
lên hoặc con ra toa-lét’ sẽ làm trẻ cảm thấy sợ hãi bị đe dọa
hơn là cho trẻ cơ hội thể hiện quyền lực.
10. Cả hai cùng thắng
Các cuộc tranh giành quyền lực thường đi đến kết cục một
người thắng một người thua – một kết cục không phải lúc
nào cũng hay ho như thường tưởng. Một giải pháp ‘cả hai
cùng thắng’ là giải pháp trong đó cả hai phía đều cảm thấy
mình đạt được cái mình muốn. Để cả hai bên cùng thắng đòi
hỏi phải có sự mặc cả thương lượng. Cha mẹ có thể đáp lại
yêu cầu của trẻ bằng cách nói, ‘Con thắng như vậy cũng
được đấy, và mẹ muốn con thắng. Nhưng mẹ cũng muốn
thắng. Con có thể nghĩ ra cách gì để cả hai mẹ con ta cùng
thắng không?’
11. Sự bất lực nuôi dưỡng tư tưởng muốn trả thù
Những trẻ em bị tước đoạt hết quyền lực, cảm thấy bất lực,
thường tìm cách giành lại quyền lực bằng cách trả thù.
Chúng sẽ tìm cách gây tổn thương cho người khác khi chúng
cảm thấy bị tổn thương, và chúng thường có những hành vi
mà cuối cùng lại làm tổn thương bản thân chúng.

Khi 2-3 tuổi, sự trả thù có thể có hình thức cãi lại hay cố
đánh đổ đồ ăn. Ở tuổi 16-17, có thể là dùng các chất bị cấm
hay uống rượu, trốn đi khỏi nhà, thậm chí tự tử. Hãy cố gắng
tạo cơ hội thích hợp cho trẻ được thực hành và thể hiện
quyền lực của mình. Đó cũng là cách để chúng tập đưa ra
những quyết định đúng đắn và xây dựng lòng tự tin.
12. Đánh trẻ có tác hại gì?
- Làm cho trẻ cảm thấy phẫn uất, bực tức.
- Làm cho trẻ trở nên lì đòn, ngang ngạnh, cứng đầu, thách
thức mọi người.
- Làm cho trẻ cảm thấy bị nhục nhã, gây tổn hại cho lòng tự
tin.
- ‘Dạy và huấn luyện’ cho trẻ biết cách dùng bạo lực để đoạt
được cái gì đó.
- Có thể gây thương tích cho trẻ.
Bạo lực sẽ quay vòng, sẽ kéo theo bạo lực. Bạo lực cấp 1 rồi
sẽ đòi hỏi bạo lực cấp 2. Hãy ghi nhớ ‘lạt mềm buộc chặt’.
13. Khen trẻ thế nào?
Tình thương yêu, vẻ mặt, cử chỉ, ngôn từ của chúng ta giúp
trẻ xây dựng một hình ảnh được yêu và đáng yêu về bản thân
chúng. Khen ngợi sẽ khuyến khích trẻ đương đầu với những
thách thức mới và bật lại mỗi khi sự việc không diễn ra như
chúng muốn. Ai mà chả thích được khen. Nhưng khen thế
nào để đạt hiệu quả?
Lời khen của chúng ta sẽ có tác dụng nếu chúng ta tiến lại
gần đứa trẻ, thu hút sự chú của nó bằng cách gọi tên nó và
nhìn thẳng vào mắt nó rồi nói rõ ràng chính xác là chúng ta
thích cái gì. Ví dụ, ‘Jane, thế là con biết đánh răng rồi.
Tốt/Khá lắm’. Hoặc ‘Chip, cảm ơn con đã giúp mẹ thu dọn
đồ chơi. Con làm tốt lắm’.

Lời khen của chúng ta sẽ phản tác dụng nếu trẻ cảm thấy nó
không chân thành, không tương xứng với vẻ mặt và giọng
nói của chúng ta. Nên tránh chuyện vừa khen xong rồi lại
đèo thêm một lời chỉ trích ngay sau đó vì điều này sẽ làm lời
khen mất hết tác dụng.
Chẳng hạn, xin đừng nói, ‘Dũng, con dọn giường giỏi quá –
thật đáng xấu hổ là nếu con không làm như thế hàng ngày!’
Hay ‘Lan, con biết tự ăn rồi đấy , giỏi ghê – Nhưng thật đáng
tiếc là hôm qua con lại đánh vào mặt bạn Phương!’
14. Khen đánh giá hay khen miêu tả?
Ví dụ: – lời khen Đánh giá: Con mẹ vẽ đẹp quá!/Con mẹ
khỏe quá!
Lời khen Miêu tả:
Mẹ rất thích những chi tiết con dùng trong bức tranh này.
Những màu con chọn cũng rất sống động./
Cái túi nặng quá! Cảm ơn con đã giúp mẹ!
Các nhà sư phạm/tâm lý khuyên các bậc cha mẹ nên sử dụng
lời khen miêu tả thay cho lời khen đánh giá vì lí do sau. Lời
khen đánh giá làm trẻ trở nên lệ thuộc vào sự đánh giá và
phê chuẩn của người lớn. Chúng mong đợi chúng ta đánh giá
thẩm định những việc làm hay hành vi của chúng là tốt hay
xấu là được hay chưa được, do vậy chúng sẽ không phát
triển được khả năng tự đánh giá và tính độc lập. Chúng dần
mất đi khả năng tự đánh giá hành vi của bản thân mình và
luôn trông chờ sự đánh giá ‘chấm điểm’ của người lớn.
Khen miêu tả là tạo cơ hội để trẻ được tự đánh giá mình –
nói theo cách nhiều người thường nói là để trẻ được âm ỉ
thỏa mãn trong lòng. Nếu bạn muốn con gái mình tập trung
chú vào hiệu quả của việc nó vừa làm với bạn Mary, bạn có
thể nói, ‘Con nhìn Mary kìa! Bạn ấy trông thật là vui vì con

đã cho bạn ấy mượn đồ chơi.’ Bằng cách này, chúng ta giúp
trẻ nhận ra hành vi của chúng có tác động như thế nào lên
người khác.
Một lời khen miêu tả thường có hai phần. Phần thứ nhất bạn
nói những gì bạn nhìn thấy hay nghe thấy. Phần thứ hai nói
bạn cảm thấy thế nào.
Ví dụ: Mẹ thấy phòng của con hôm nay rất gọn gàng. Mẹ
cảm thấy không mệt nữa.’ hoặc ‘Con làm đúng như mẹ yêu
cầu. Cảm ơn con’.
Kết luận: hãy hạn chế khen đánh giá và hãy tập và tăng
cường khen miêu tả. Nhưng hãy ghi nhớ: đừng bao giờ dùng
lời khen miêu tả khi bạn nóng giận vì khi đó nó sẽ có vẻ như
mỉa mai nói móc. Và cũng không khen những gì đã trở thành
thói quen tốt.
CÁC BÀI HỌC CỦA ICHIDA
DÀNH CHO TRẺ.
Từ 0 – 3 tuổi là giai đoạn não phải của trẻ phát triển rất
nhanh
Ở giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi não phải của trẻ phát triển mạnh
hơn, và những gì đã được tiếp nhận bằng não phải thì trẻ sẽ
lưu giữ nó suốt đời. Nhưng khi qua 3 tuổi thì năng lực của
não phải với khả năng tiếp nhận lượng thông tin vô hạn và
tốc độ tiếp nhận rất nhanh này sẽ dần bị mất đi, thay vào đó
là não trái với chức năng biểu hiện sẽ dần thay thế và sau đó
là hầu như thay thế hoàn toàn cho não phải trong mọi hoạt
động trí tuệ của chúng ta. Bộ não của trẻ trước 3 tuổi giống
như một ổ cứng có khả năng hấp thu vô hạn, thì sau 3 tuổi
toàn bộ những gì trẻ được hấp thu trước đó sẽ chuyển thành
năng lực biểu hiện về ngôn ngữ, như nói, đọc thơ, ca hát, vẽ
tranh, tư duy, sáng tạo…

1. CẢM THỤ ÂM (NGHE): giúp trẻ cảm thụ âm tốt, thúc
đẩy năng lực nhận thức, thúc đẩy năng lực biểu hiện
Hãy cho trẻ NGHE nhạc, hoặc tiếp xúc với môi trường âm
nhạc càng nhiều càng tốt. Ví dụ như cho trẻ nghe nhạc qua
CD, mua những đồ chơi phát ra âm thanh, và hãy thường
xuyên nhún nhảy theo bài hát cùng trẻ khi nghe, khi vận
động hãy kết hợp cùng các bài nhạc hoặc dụng cụ phát ra âm
thanh để hai mẹ con vui vẻ cùng nhau. Nếu cha mẹ nào có ý
định cho trẻ học nhạc thì hãy bắt đầu khi trẻ được 2-3 tuổi.
Nếu trẻ ghét nghe nhạc thì đừng ép trẻ phải nghe. Có thể cho
trẻ nghe mọi loại nhạc mà trẻ thích chứ không nhất thiết phải
là nhạc cổ điển. Vì tâm trạng trẻ vui vẻ khi này mới là điều
quan trọng nhất.
2. ĐỌC TRUYỆN EHON (truyện có tranh minh họa)
(NHÌN): giúp rèn luyện năng lực tập trung, năng lực tưởng
tượng, năng lực đọc cho trẻ.
Đọc truyện có tranh minh họa cho trẻ nghe, mỗi 1 ngày đọc
cho trẻ từ 3-5 cuốn, cứ lặp đi lặp lại trong nhiều ngày để
luyện cho trẻ trí nhớ, lẫn từ vựng. Khi trẻ còn nhỏ tuổi thì
chữ càng to càng nhiều hình minh họa càng tốt. TỪ VỰNG
LÀ CHÌA KHÓA MỞ RA TRÍ TUỆ CHO TRẺ. TRẺ
CÀNG NGHE ĐƯỢC NHIỀU TỪ VỰNG THÌ KHẢ
NĂNG VỀ NGÔN NGỮ CÀNG ĐƯỢC PHÁT TRIỂN
SAU NÀY. Đọc cho trẻ nghe hay nói chuyện với trẻ là cách
tốt nhất dạy trẻ về từ vựng. Đừng bao giờ sợ trẻ không thể
tiếp thu được, vì trí não của trẻ có khả năng tiếp thu bất kì
cái gì chúng ta dạy. Cha mẹ hãy tranh thủ 5-10 phút mỗi
ngày vừa bế trẻ vừa đọc cho trẻ nghe, vừa cho trẻ xem luôn
truyện có tranh ảnh này.
3. FLASH CARD: Rèn luyện trí nhớ trong thời gian ngắn,

năng lực nhận thức, vốn từ vựng cho trẻ.
Phương pháp chơi cùng trẻ flash card này rất tốt cho phát
triển não phải của trẻ vì nó đáp ứng được 2 yêu cầu là luyện
được phản xạ nhớ rất nhanh và dung lượng nhớ vô hạn. Chơi
cùng các tấm flash card bằng cách là mua những tấm cạc hay
mảnh giấy nhỏ rồi ta viết lên đó các chữ cái, chữ số, từ vựng
rồi cho trẻ nhìn, ta cứ giơ ra cho trẻ coi và đồng thời đọc từ
vựng có ghi trên tấm cạc đó cho trẻ nghe, khoảng 1giây /1
tấm cạc. Cứ lặp đi lặp lại nhiều lần và nhiều ngày. Trò chơi
này phát huy trí nhớ và tốc độ tư duy lẫn khả năng nhớ
không lồ của trẻ. Ví dụ ta viết lên đó chữ “quả táo”, “con
chó”…đồng thời kết hợp hợp ảnh của quả táo, con chó trong
tấm card nữa thì càng tốt. Ta cứ tráo qua tráo lại cho trẻ nhìn
thì dần dần những từ vựng đó đã đi vào bộ não của trẻ và
được lưu trữ trong đó. Trên thị trường Việt Nam thì những
loại thẻ flash card này rất phong phú. Nhưng nếu không đủ
tiền mua cha mẹ vẫn có thể viết ra giấy rồi chơi cùng trẻ.
4. NHẬN BIẾT MÀU SẮC: rèn luyện khái niệm về màu
sắc, cảm thụ nghệ thuật, năng lực biểu hiện.
Bố mẹ nên cho bé tập làm quen với những màu sắc khác
nhau
Mới đầu là cho trẻ nhìn những màu sắc đơn giản như trắng,
đen; sau đó tăng dần về số lượng. Lấy 1 thùng rồi mua thật
nhiều những quả cầu nhỏ có đủ các màu sắc. Ta sẽ nhặt từng
quả cầu lên và nói tên màu sắc cho trẻ, số lượng màu sắc sẽ
tăng dần lên, mới đầu chỉ là xanh, đỏ, vàng…dần dần nhiều
hơn nữa. Sau đó ta sẽ nói tên màu sắc rồi đố trẻ chọn đúng
màu trong một đống màu. Ta mua chì màu hay bút lông, cho
trẻ nhìn bức tranh rồi luyện trẻ vẽ lại theo các màu sắc có
trong tranh.

5. HÌNH DÁNG, HÌNH HỌA: rèn luyện khái niệm về hình
khối, năng lực tưởng tượng, năng lực nhận thức không gian.
Cho trẻ học nhận biết các hình học như vuông, chữ nhật, tam
giác, hình thang, tròn, bình hành, thoi, lập thể…khoảng 10
hình học cơ bản nhất rồi luyện trẻ nhớ. Ví dụ có thể cắt tấm
bìa thành các hình đó, kèm theo các màu sắc khác nhau và
cho trẻ chơi trò đoán hình là gì, kết hợp luyện luôn nhớ tên
màu sắc. Hoặc có thể kết hợp các đồ vật trong nhà có hình gì
thì dạy cho trẻ biết luôn, hoặc đố trẻ các đò vật trong nhà là
hình gì. Để sáng tạo hơn thì hãy chơi trò ghép hình, ví dụ từ
2 hình tam giác ghép lại thành hình vuông, hình chữ nhật…
6. LUYỆN KÍCH THƯỚC TO, NHỎ: luyện khái niệm to,
nhỏ; khái niệm theo thứ tự, trình tự; năng lực giải quyết vấn
đề
Đặt trước mặt trẻ thật nhiều đồ với kích thước khác nhau, ta
sẽ chỉ cho trẻ cái nào là to, cái nào là nhỏ. Sau khi trẻ đã định
nghĩa được thế nào là to, nhỏ thì ta chơi cùng trẻ bằng cách
giơ hai vật ra để trẻ so sánh chọn cái nào to hơn (nhỏ hơn),
rồi sau đó tiến lên là trong 3, 4 vật chọn ra 1 vật to nhất hay

×