Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Hé lộ bí quyết dạy con ngoan của các bà mẹ Tây pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.77 KB, 3 trang )

Hé lộ bí quyết dạy con ngoan của các bà mẹ Tây
Không ít bà mẹ Việt đã từng thèm muốn có được "phép màu" của những
ông bố, bà mẹ Tây khi chỉ cần một cái lừ mắt, một câu "No! No!" nhẹ
nhàng là lập tức đứa trẻ ngoan ngoãn vâng theo. Liệu có phải trẻ Tây
ngoan hơn trẻ Việt hay những ông bố, bà mẹ Tây có bí quyết "thuần phục"
trẻ?
Ngay từ những ngày đầu, tôi thấy các ông bố bà mẹ Tây mới sung sướng
làm sao khi họ cứ việc ngồi trò chuyện, uống nước với nhau trong quán để
mặc con cái tự chơi trong công viên với nhau.
Công viên chia thành từng khu vực cho từng đối tượng, nhưng đông nhất
vẫn là khu vực dành cho trẻ dưới 8 tuổi. Đồ chơi được đổ ra, bọn trẻ chơi
với nhau thân thiện, vui vẻ cho dù trước đó chúng chưa hề gặp, không
tiếng cãi nhau, không cảnh tranh giành đồ chơi, không có tiếng khóc gọi
bố, mẹ Chơi xong, trẻ tự thu dọn đồ chơi của mình. Nếu có trẻ đang chơi
đồ chơi của bạn mà bạn về, chỉ cần nghe thấy câu: "tớ phải về nhà bây
giờ" thì cho dù thích đồ chơi đó đến đâu, bé cũng trả bạn ngay.
Nhưng "ngưỡng mộ" nhất với tôi đó là việc ăn của trẻ. Với những trẻ lớn
đã đi học mẫu giáo hoặc tiểu học, chúng cầm bánh mỳ hoặc đồ ăn khác
mà bố mẹ đưa cho, tự ăn một cách ngon lành; những trẻ bé còn ăn bột,
sữa thì "bị" đặt vào xe đẩy và ngồi yên để bố/mẹ xúc cho ăn.
Tôi thường xuyên được chứng kiến cảnh trong vòng 5-10 phút, bé hoàn
thành phần bột, cháo, hoa quả nghiền hay sữa của mình. Tôi liên tưởng
đến cảnh "cực khổ" mỗi khi cho con ăn của mình cũng như của không ít
bà mẹ Việt. Và ngày ngày đưa con ra công viên chơi, tôi quan sát, tôi để ý
xem tại sao họ - những ông bố, bà mẹ Tây làm được những điều mà tôi
không thể. Những ngày ở công viên trẻ em đã giúp tôi có những so sánh
để nhận ra sự khác biệt giữa hai cách dạy con - của họ và của tôi (và có lẽ
là của nhiều mẹ Việt), giúp tôi nhận ra và học hỏi được nhiều điều từ cách
dạy con của mẹ Tây.
Rèn con từ nhỏ, kiên trì, lắng nghe, nghiêm khắc và làm bạn với con
Lòng kiên trì của mẹ Tây với con có lẽ mẹ Việt phải chào thua. Nhiều mẹ


Việt băn khoăn tự hỏi làm sao để "không nổi khùng khi chơi với con", làm
sao để không nổi cáu khi dạy con học.
Trái lại, mẹ Tây là những người bạn thực sự của con. Mẹ Tây có thể ngồi
chơi xúc cát với con, thậm chí, cả với trẻ mới gặp lần đầu đến cả 1 - 2 giờ
đồng hồ. Nếu bé có hành động chưa đúng, mẹ nhẹ nhàng nhưng vô cùng
kiên quyết nói "No! No!" (không được) cho đến khi nào trẻ dừng hành
động sai trái của mình.
Đặc biệt, mẹ Tây cực kỳ kiên nhẫn lắng nghe những thắc mắc của trẻ và
"miệt mài" giải thích cho những câu hỏi "tại sao" của bé mà không hề nổi
nóng. Rất nhiều ngày ra công viên, tôi chưa một lần thấy mẹ Tây quát
mắng, nặng lời với con.
Ngay từ khi còn rất nhỏ, chỉ vài tháng tuổi, bé đã được bố mẹ cho ra công
viên chơi cùng các bạn. Với bé dưới 3 tuổi, bố mẹ theo sát từng cử chỉ,
hành động của con, từ "No! No!" luôn được họ sử dụng để uốn nắn bé và
kèm sau đó là lời giải thích cho lý do "No! No!" ấy.
Ra công viên, tất cả đồ chơi đều là của chung! Những câu như: "Con chơi
chung với bạn đi", "Con giúp bạn xúc cát đi", "Con cảm ơn bạn đi" luôn
được mẹ Tây sử dụng. Chính vì được kèm cặp từ nhỏ như vậy nên đến
khi các bé ngoài 3 tuổi, bố mẹ hầu như không phải lo lắng gì khi để chúng
tự chơi với bạn. Đây cũng có thể là một lý do khiến người Tây làm việc
theo nhóm tốt hơn người Việt.
Chuyện của trẻ con để trẻ con tự giải quyết!
Đây là sự khác biệt lớn nhất giữa cách dạy con của Tây và của người Việt.
Nếu mỗi khi trẻ Việt khóc đòi đồ chơi của ai đó thì ông, bà hoặc bố mẹ hay
người trông bé sẵn sàng hỏi mượn cho bé.
Với bé Tây, điều này khác hoàn toàn, bé phải tự hỏi mượn bạn, bạn không
cho mượn, bé phải "chấp nhận", không được khóc lóc, mè nheo. Bé tuyệt
đối không được đòi, tranh đồ chơi của bạn. Khi mượn, chơi xong hoặc bạn
về, bé đưa trả bạn một cách tự nguyện, vui vẻ, thậm chí còn giúp bạn thu
dọn đồ chơi. Người lớn hầu như không can thiệp vào chuyện của trẻ khi

có những cãi cọ, tranh giành nho nhỏ, họ để cho chúng tự tìm cách hòa
giải với nhau.
Hào phóng lời khen với trẻ!

Nếu như một số ông bố, bà mẹ Việt sợ rằng khen nhiều con sẽ kiêu căng,
sợ con không có ý chí phấn đấu nên "hà tiện" lời khen với con, thậm chí
còn dùng cách "khích tướng" bằng cách chê bai để trẻ "bực mình" mà
phấn đấu vươn lên thì các ông bố, bà mẹ Tây lại cực kỳ hào phóng lời
khen với trẻ.
Chỉ cần trẻ làm được một việc gì đó cho dù rất nhỏ cũng nhận được câu
"rất tốt", "rất giỏi", "rất ngoan". Trẻ luôn được khích lệ để làm việc tốt.
Ngược lại, trẻ cũng bị nhắc nhở, phê bình nghiêm khắc khi có hành động
chưa đúng dù cũng rất nhỏ.

×