Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Chọn kính cho bé Khi nào cần đeo kính? potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.83 KB, 4 trang )

Chọn kính cho bé


Khi nào cần đeo kính?

Trong hầu hết các
trường hợp, kính đeo
mắt được chỉ định khi
cần cải thiện về thị lực
cho trẻ, phòng ngừa và
điều trị các tật về mắt.
Thông thường, có 3 tật ở
mắt cần phải được đeo kính để điều chỉnh: cận thị,
viễn thị và loạn thị.

Chỉ định đeo kính như thế nào?

Khi có vấn đề về mắt, trẻ sẽ được các bác sĩ nhãn


khoa thăm khám, sau đó sẽ được ghi nhận về độ cần
thiết của thấu kính. Chúng ta có thể dùng phiếu khám
này đến các cửa hàng mắt kính để nhờ các kỹ thuật
viên làm cho bé tròng kính có độ phù hợp. Dấu (+) ở
trước con số có nghĩa là bé bị viễn thị, dấu (-) cho
biết bé bị cận thị.

Chọn gọng kính

Gọng kính có rất nhiều kích cỡ và kiểu dáng, nhưng
điều quan trọng là bạn cần chọn cho bé một chiếc


phù hợp với nhu cầu. Trẻ nhỏ thường có sống mũi
dẹt làm kính dễ trượt khỏi mũi bé. Để tránh điều này,
nên chọn gọng ôm vừa gương mặt trẻ. Nên tham
khảo ý kiến các chuyên gia về kiểu dáng hợp với
gương mặt, tuổi của bé, cũng như phù hợp với tròng
kính. Cũng nên lưu ý về chất lượng, tuổi thọ và chế
độ bảo hành của gọng kính, đặc biệt nếu như số
lượng gọng kính chỉ có vài chiếc.

Chọn tròng kính

Tròng kính có thể làm từ nhiều chất liệu như thủy
tinh an toàn, plastic hoặc polycacbonate. Kính thủy
tinh thường nặng nên dễ trượt khi đeo. Nếu trẻ có
hoạt động thể thao thì polycacbonate là chất liệu phù
hợp nhất. Plastic và polycacbonate sáng và an toàn
hơn thủy tinh, nhưng lại dễ bị trầy xướt hơn. Để khắc
phục điều này, nên chọn loại có lớp chống trầy. Lưu ý
bảo quản vì lớp chống trầy dễ hỏng nếu tiếp xúc với
nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.

Làm sao để trẻ chịu mang kính?

Nếu trẻ đủ lớn, bạn tạo sự hứng thú cho trẻ bằng
cách để trẻ tự chọn gọng kính cho mình, dưới sự
hướng dẫn của chuyên gia.

Với trẻ nhỏ hơn, sau khi đeo kính cho bé, bạn nên
hướng sự chú ý của bé vào việc khác để bé không
cảm thấy khó chịu. Nếu bé gỡ kính ra, nên nhẹ nhàng

đeo lại cho bé. Nếu bé vẫn tiếp tục gỡ ra, bạn tạm
thời cất đi và sẽ đeo lại sau. Nếu làm mọi cách mà bé
vẫn không chịu mang kính, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ
nhãn khoa

Bảo quản kính

Dùng nước hoặc xà phòng loãng thấm vào miếng
vải mịn để lau kính, không dùng khăn hoặc giấy
nhám. Dạy trẻ dùng 2 tay để đeo và tháo kính. Khi
không sử dụng phải đặt kính trong hộp bảo vệ. Nếu
kính bị lỏng phải đi chỉnh sửa ngay. Đôi khi bạn có
thể siết lại gọng kính tại nhà bằng tua vít nhỏ, nhưng
nếu bị mất ốc trên kính, chớ nên tùy tiện thay bằng
dây, kẹp giấy, keo hay băng dính, vì nó có thể gây
nguy hiểm cho bé, nhất là khi bé phải tham gia các
hoạt động mạnh như chơi thể thao.

×