Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Dạy con biết chia sẻ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.01 KB, 5 trang )

Dạy con biết chia sẻ


Chắc hẳn đã có những
buổi họp mặt gia đình
nơi bé có cơ hội gặp gỡ
những đứa bé họ hàng
cùng lứa tuổi. Mọi
chuyện diễn ra thật suôn
sẻ, vui tươi cho đến khi
một đứa giật lấy đồ chơi
của đứa kia mà chưa
"được sự đồng ý". Rồi những tiếng khóc ré lên, tay
chân quơ loạn xạ, tất cả chỉ vì chúng chưa học biết cách
sống chia sẻ với nhau!

Giữ khăng khăng là điều rất bình thường



Việc bé không thích chia sẻ đồ chơi của mình là một điều
hết sức bình thường. Ở tuổi này, theo bản năng trẻ thường
cố gắng bảo vệ những tài sản thuộc riêng về mình. Và khi
bạn nói với con khái niệm về sự chia sẻ, bạn sẽ bất ngờ
nhận thấy bé đáp ứng lại với một thái độ khinh khỉnh, như
không thèm quan tâm tới.

Đầu tiên, bé cần được học để hiểu rằng bạn bè hay cậu bé
họ hàng kia cũng rất muốn và khao khát được chơi. Nó
cũng có những cảm giác đối với món đồ như chính bé vậy.
Bé cũng phải học biết chấp nhận tạm thời rời khỏi món đồ


chơi rất yêu thích đó của mình và nên cho bạn mượn.

Thật không dễ để dạy con chấp nhận điều này. Hãy nói cho
bé hiểu sự thật rằng cậu bạn kia sẽ sớm trả lại và giữ gìn
món đồ chơi còn nguyên vẹn cho bé thôi. Được như thế,
bạn sẽ hiểu rằng tại sao những đứa bé thường rất cứng đầu,
ích kỷ nếu cha mẹ chúng không dạy dỗ đúng cách và không
đưa ra được những lời động viên đúng mực.

Chia sẻ là điều có thể học được

May mắn thay, bé có thể tập dần dần để chia sẻ nếu bạn cứ
khuyến khích con đều đặn. Nơi tốt nhất để bắt đầu là ngay
tại nhà mình. Với những lời khuyên của bạn, bé sẽ học
được cách loại bỏ những khó chịu và phát triển lòng tin nơi
các bạn khác.

Nên tập luyện theo từng bước. Đầu tiên hãy bắt đầu với gói
kẹo nhỏ. Khi bé đang cầm gói kẹo, hãy đề nghị con cho bạn
một viên và cũng đưa cho người anh/chị bé một viên nữa.
Nhẹ nhàng thuyết phục nếu bé tỏ vẻ từ chối. Kiên trì cho
đến lúc bé chịu làm, mặc dù có thể rất miễn cưỡng. Sau đó
hãy khen tặng con!

Bạn thực hiện điều này ở nhà càng nhiều càng tốt, để bé sẽ
học cách áp dụng những nguyên tắc giống như thế mỗi khi
đi ra tiếp xúc với những hoàn cảnh xã hội khác bên ngoài.

Hãy làm gương cho con


Bé rất thích bắt chước bạn. Hãy cho bé thấy bạn rất thích
thú khi có cơ hội chia sẻ điều gì đó với bé, với anh/chị bé
hoặc với bạn bè. Lời khuyên cũng giống như vậy trong
trường hợp bé là con một. Bé chỉ có thể có thái độ tốt, rộng
lượng đối với anh chị em mình nếu bạn dạy bé trở nên như
thế. Bạn cũng có thể tập chơi với bé những trò chơi đòi hỏi
phải theo lượt và tuân thủ theo những luật lệ cơ bản nhất
định, điều đó chuẩn bị cho bé tâm lý sẵn sàng khi hòa nhập
chung với người khác.


Ngăn cản những cuộc cãi vã

Mặc cho bao nhiêu cố gắng, nỗ lực của bạn, tình huống sẽ
trở nên gay gắt, căng thẳng hơn khi 1 trong 2 đứa - bé và
người bạn tốt nhất của mình - từ chối chia sẻ đồ chơi với
đứa kia.

Đừng nổi giận với bé. Hãy tách chúng ra và phân tích điều
gì vừa mới xảy ra. Hãy để mỗi đứa tự diễn đạt phần của
mình. Sau đó đề nghị chúng thay phiên nhau sử dụng món
đồ chơi đó. Đưa ra vài lời khuyên giúp bé vững tin rằng
mình có thể lấy lại món đồ kia và không có trò "chơi khăm"
nào ở đây cả!

Tất nhiên, cũng có một vài thứ sau khi chia sẻ rồi không thể
lấy lại được (như kẹo, bánh, snack) hoặc không được trả
lại nguyên vẹn như ban đầu. Nhưng hãy khuyến khích bé
làm điều đó và giải thích rằng bé cứ tiếp tục vì đó là việc
nên làm. Thêm vào đó, nói cho con biết những đứa bé khác

sẽ nghĩ tốt và đánh giá rất cao về bé đấy.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×