Năm 1921, các đại biểu Đại hội X Đảng Cộng sản Liên Xô ra thẳng mặt trận để trấn áp cuộc bạo loạn phản
cách mạng ở Kronstad. Tình hình rất nghiêm trọng. Đó cũng là thời điểm mà vợ của Stalin sắp sinh con (đó
chính là Vasili).
Trong gia đình Fedor Sergeev - Bạn chiến đấu của Stalin, cậu bé Archom cũng sắp được sinh ra. Trước
khi ra trận, Fedor Sergeev nói với Stalin: “Sẽ rất ác liệt. Nếu có chuyện gì đó không hay xảy ra với tôi thì
anh chăm sóc vợ con tôi với nhé”.
Tháng 6/1921, Fedor hy sinh trong chiến đấu. 20 ngày sau cái chết của ông, Archom được sinh ra. Stalin rất
chăm lo thực hiện lời ký thác của bạn. Gần như đồng thời, Vasili cũng được sinh ra.
Ông Archom kể: Hai bà mẹ của chúng tôi cũng chơi thân với nhau. Khi mẹ tôi ốm, hoặc có công việc bận
mẹ Vasili đón tôi về chăm sóc và ngược lại. Tôi và Vasili thực tế có hai gia đình.
Gia đình Stalin trong đó có Archom ngồi giữa
Chuyện đó xảy ra vào năm 1925, 1926 gì đó. Các ủy viên Bộ Chính trị đến nhà riêng của Stalin làm việc.
Có một bàn ăn lớn được chuẩn bị. Trên có một âu súp bắp cải lớn và thịt và bánh mì. Ai đói thì tự đến múc
súp, ngồi vào bàn ăn. Là một đứa trẻ nghịch ngợm, tôi bỏ thuốc lá (mà Stalin hay dùng để nhồi tẩu) vào liễn
súp.
Con nuôi của Stalin- Archom Fedovorich Sergeev
Stalin ăn và phát hiện. Ông vào phòng trẻ lúc đó có tôi và Vasili, hỏi: “Các con, đứa nào bỏ thuốc lá vào súp
đấy?”. “Con ạ” – Tôi trả lời. “Thế con đã ăn thử chưa?”. “Con chưa thử”. “Vậy bây giờ con thử đi. Nếu con
thấy ngon thì con đến bảo bác đầu bếp từ nay bỏ thêm thuốc lá vào súp.
Nếu con thấy không ngon và khó ăn thì con nói với bác ấy là con đã thử bỏ thuốc lá vào nhưng thấy không
ngon, bác đừng bao giờ bỏ vào nhé”.
Chuyện thứ hai xảy ra lúc chúng tôi đã hơi lớn. Đó là khi người ta tặng ông một khẩu súng săn rất tốt. Ông
rất thích, vẫn dùng đi săn, lúc không thì treo ngay trong phòng ở đầu giường nhà nghỉ riêng. Hôm đó, tôi và
Vasili được đến nhà nghỉ. Chúng tôi lấy khẩu súng ấy xuồng nghịch đủ trò. Có lẽ chúng tôi đã kéo quy lát.
Bỗng nghe có tiếng xe hơi đến. Chúng tôi vội treo súng vào chỗ cũ và chạy xuống tầng 1.
Stalin bước vào, đáp lại lời chào của chúng tôi rồi lên tầng. Vài phút sau, có hai tiếng nổ liên tiếp vang lên.
Chúng tôi chạy lên và thấy ông đứng đó, khẩu súng nằm trên sàn, trên tường có hai miếng vữa bung do hai
phát đạn, tay ông bị rách và chảy máu.
Ông hỏi: “Các con lấy súng nghịch có phải không?”. “Vâng ạ” – Chúng tôi đáp. “Hừm, đúng là các con
không biết gì về súng rồi. Bố và những người Bônsêvich đã đoạt chính quyền bằng súng đấy. Các con hãy
đến chỗ chú Efim (đội trưởng đội bảo vệ) để chú ấy dạy các con dùng súng”.
---------------
Câu chuyện do Archom Fedorovich Sergeev- Con nuôi của Stalin kể
Bí ẩn quanh cái chết của Stalin
Bí ẩn về cái chết của Stalin vẫn là bí ẩn. Nó bắt đầu từ cái đêm 28/2/1953 tại nhà
nghỉ ở vùng ngoại ô Moskva, đêm được cho là Stalin mất, nhưng công bố chính thức
lại là ngày 5/3.
Nhà nghỉ ngoại ô của TW Đảng CSLX. Các Ủy viên Bộ Chính trị thân cận là Lavrenty
Beria, Nikita Khrushchev, Nikolai Bulganin và Georgi Malenkov đêm đó cũng có mặt.
Họ vừa cùng nhau xem phim khuya, rồi kéo đến nhà nghỉ của Stalin, có vẻ như
muốn thăm ông đang dưỡng bệnh.
Ngủ "bất thường"?
Nhưng khi người cận vệ của Stalin mở cửa phòng, Stalin đã chết từ lúc nào. Không ai
biết ông "ra đi" như thế nào. Theo tuyên bố chính thức, cái đêm hôm ấy, cứ như định
mệnh, Stalin ra lệnh cho đội bảo vệ nghỉ sớm, để khỏi bị làm phiền. Đó là lời khai
của một người trong đội bảo vệ, Pyotr Lozgachev.
Nhà sử học Nga Edvard Radzinski thắc mắc chính ở chi tiết này. Thông thường Stalin
rất cảnh giác, tại sao hôm ấy lại lơi lỏng? Nhà sử học lần lại các đầu mối nhân chứng,
so sánh các sự kiện. Ông gặp lại Lozgachev.
Nhân vật này lúc đó chỉ là một đội viên đội bảo vệ, nay "nói lại cho rõ": không phải
đích thân Stalin ra lệnh cho cả đội bảo vệ đi ngủ, mà lệnh từ đội trưởng Khrustalev.
Lozgachev kể Stalin là người nguyên tắc và nóng tính. Nếu tự động đi ngủ sớm, chắc
chắn Stalin sẽ trừng mắt hỏi: Bộ các anh buồn ngủ lắm hả?". Chúng tôi nào dám ẩu!
Vì có lệnh của đội trưởng nên chúng tôi mới dám đi ngủ sớm".
Và họ đã ngủ say cho đến tận trưa hôm sau (1.3), có lẽ Stalin cũng vậy. 12 giờ trưa,
rồi 13, 14 giờ vẫn chưa thấy lãnh đạo ra ngoài như thường lệ. Đội bảo vệ bắt đầu lo,
nhưng chẳng ai dám vào phòng ông. Họ không được phép làm rộn lãnh đạo, trừ phi
được chính ông mời vào.
Mãi đến 18 giờ 30 mới có ánh sáng đèn trong phòng Stalin, đội bảo vệ nhẹ lòng được
một chút. Nhưng đến 22 giờ, nỗi lo của họ lại dâng trào. Cuối cùng Lozgachev được
giao nhiệm vụ vào phòng: "Tôi chạy vào, hỏi "Đồng chí Stalin, có chuyện gì vậy?".
Ông ấy nằm sõng sượt trên giường, ướt hết người. Ông ấy rên nho nhỏ. Chiếc đồng
hồ và tờ báo Pravda rơi dưới đất. Đồng hồ ngưng ở vạch 6 giờ 30. Có lẽ đó là thời
điểm điều gì đó đã xảy ra với ông ấy".
Tại sao chậm trễ?
Đội bảo vệ liền gọi điện khẩn cho Bộ Chính trị. Đầu dây bên kia chậm trả lời và
không nhanh chóng gọi cấp cứu. Chi tiết này một lần nữa khiến nhà sử học thêm
nhiều câu hỏi nghi vấn chung quanh tin đồn từ 52 năm nay: phải chăng Stalin bị đội
trưởng đội bảo vệ Khrustalev tiêm thuốc ngủ, theo lệnh của Giám đốc KGB Beria?
Thời ấy chỉ nhắc đến cái tên Beria, ai cũng lạnh người.
Nhưng tại sao phải làm thế? Người ta bảo Stalin muốn đưa đất nước chạy đua chuẩn
bị cho một Thế chiến thứ ba trong tương lai. Beria, Khrushchev, Malenkov... hiểu sẽ
rất khủng khiếp vì đất nước còn rất nghèo. Và Beria biết Stalin đã lên kế hoạch ngày
8.3 sẽ bắt đầu chiến dịch trục xuất người Do Thái khỏi Moskva". Giả thiết vẫn chỉ là
giả thiết.
Tin Stalin mất chỉ được loan chính thức từ nhà nghỉ vài ngày sau đó. Thông báo chính
thức là Stalin qua đời lúc 19 giờ 50 ngày 5.3. Hôm sau xác ông được quàn tại một
nơi chỉ cách Quảng trường Đỏ vài con phố. Hàng triệu lượt người đến tiễn ông.
Trong suốt thời gian sau này, đánh giá về Stalin vẫn khác nhau. Không ai có thể phủ
nhận cống hiến của ông trong Chiến tranh thế giới 2, nhưng vào thời hoà bình xây
dựng đất nước, có cả ý kiên cho ông là chuyên quyền độc đoán, cả những ý kiến vẫn
cần có một "bàn tay sắt" để ổn định xã hội.
Phận má hồng
14 năm sau ngày Stalin qua đời, vào ngày 9.3.1967, đúng một ngày sau Quốc tế Phụ
nữ 8.3, các đài phát thanh Mỹ đồng loạt đưa tin con gái Stalin xin tỵ nạn chính trị tại
Đại sứ quán Mỹ ở New Dehli (Ấn Độ), nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ không xác nhận.
Đó là Svetlana Alliluyeva, con gái của Stalin, người sống yên lặng từ sau cái chết của
cha trong một căn hộ ở Moskva, không xa Sứ quán Anh. Bà là một nhà nghiên cứu,
dạy học, phiên dịch ở Moskva. Mẹ của Svetlana là bà Najezda Alliluyeva. Bà là vợ hai
của Stalin, qua đời ngày 9.11.1932 do bệnh ruột thừa khi con gái rượu Svetlana mới
6 tuổi. Quanh cái chết của bà cũng lắm thông tin trái ngược, bí ẩn như cái chết của
Stalin. Những chuyện cung đình thời ấy đều bị đóng kín.
Svetlana sinh ngày 28.2.1926, tên đầy đủ là Svetlana Yosifovna Stalina, con út và
con gái duy nhất của Stalin. Cô có anh trai là Yakov, tham gia Hồng quân trong chiến
tranh thế giới hai và bị phát-xít Đức bắt. Quân Đức biết đó là con Stalin, đề nghị đổi
lấy một tướng phát-xít bị Hồng quân bắt. Stalin được khâm phục và nổi tiếng với câu
trả lời: Không bao giờ tôi đổi một lính lấy một tướng. Yakov bị phát-xít Đức giết hại.
Svetlana sống và ảnh hưởng nhiều từ cô bảo mẫu. Lớn lên cô long đong trong tình
duyên. Năm 16 tuổi, cô phải lòng một đạo diễn điện ảnh gốc Do Thái là Alexei
Kapler, nhưng ông bố phản ứng mạnh chuyện tình "vớ vẩn" này. Kapler bỗng bị lĩnh
án 10 năm cải tạo lao động ở Siberia. Năm 17 tuổi, Svetlana lại yêu một sinh viên
cũng gốc Do Thái ở đại học Moskva. Người đàn ông may mắn có tên Grigori Morozov,
rốt cuộc cũng cưới được Svetlana, nhưng bố vợ nói sẽ không bao giờ gặp con và rể.
Svetlana sinh con trai năm 1945, lấy tên cúng cơm ông đặt cho con là Yosif. Đến
năm 1947 họ ly dị. Morozov chết tại một nông trang ở Siberia.
Năm 1949, Svetlana đi bước nữa với Yuri Zhdanov, con trai của Andrei Zhdanov, một
trợ lý thân cận của Stalin. Svetlana sinh con gái Ekaterina năm 1950 rồi cũng ly dị.
Năm 1963, Svetlana quen Brajesh Singh, một đảng viên cộng sản Ấn Độ đi tham
quan Moskva. Năm 1965 ông này đến Nga làm phiên dịch để gần người yêu, nhưng
không được phép lấy nhau. Nguồn khác nói họ làm đám cưới lặng lẽ năm 1964.
Singh qua đời tháng 11.1966, Svetlana được phép đến Ấn để rải tro xác chồng xuống
sông Hằng. Ngày 6.3.1967, sau khi ghé Sứ quán Nga, bà đến thẳng Sứ quán Mỹ, đề
nghị được gặp đích thân Đại sứ Chester Bowles để xin tỵ nạn.
Đời trôi dạt
Nỗi khó xử lại là nước chủ nhà Ấn Độ. Để giải quyết chuyện "tế nhị" này và tránh
những ái ngại trong quan hệ ngoại giao với LX, một kế hoạch nhanh chóng được lập
ra và thực thi: Svetlana rời Ấn đến Thụy Sĩ sau khi quá cảnh Rome (Italy). Ở
Geneve, bà cũng lưu trú 6 tuần rồi đến Mỹ vào tháng 4.1967.
Vừa đặt chân tới New York, bà họp báo và gây bất ngờ cho toàn thế giới khi tố cáo
chế độ của bố, khiến lãnh đạo LX thời đó là Alexei Kosygin nói bà là một "kẻ bệnh
hoạn". Đến cuối năm đó, Svetlana xuất bản cuốn hồi ký "20 lá thư gửi một người
bạn" nhưng chỉ được cấp phép xuất bản với điều kiện phải tránh thời điểm LX kỷ
niệm 50 năm Cách mạng Tháng Mười, một cú lách ngoại giao giúp quan hệ Mỹ-Xô
không lạnh thêm. Svetlana trở thành công dân Mỹ, đổi tên thành Lana Peters khi lập
gia đình với kiến trúc sư Mỹ William Peters năm 1970. Nhưng họ ly thân ngay sau khi
cô con gái Olga chào đời.
Năm 1984 bà về LX thăm hai đứa con từng bỏ lại. Rồi bà làm "Gruzia kiều Mỹ yêu
nước", về định cư tại Tbilisi (Gruzia, quê bố). Năm 1986, bà lại rời LX qua Mỹ, những
năm 1990 lại định cư tại Anh. Hiện bà đang sống trong một nhà dưỡng lão ở bang
Wisconsin (Mỹ).