Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Vì sao doanh nghiệp nhỏ ít lập kế hoạch kinh doanh? pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.34 KB, 5 trang )

Vì sao doanh nghiệp nhỏ ít lập kế hoạch
kinh doanh?

Đầu năm mới, bên bàn làm việc của mình, liệu giám đốc và
một chủ doanh nghiệp nhỏ có một bản kế hoạch kinh doanh
kèm theo các kế hoạch hành động chi tiết để làm cơ sở cho
sự phát triển của doanh nghiệp trong cả năm?


Kế hoạch kinh doanh là tổng hợp quá trình nghiên cứu ý tưởng
kinh doanh, hoạch định kinh doanh của một dự án kinh doanh
hoặc đầu tư, hoặc của một doanh nghiệp trước một giai đoạn
mới. Một kế hoạch kinh doanh tốt chỉ ra tất cả những vấn đề cần
thiết để chuẩn bị trước khi thực hiện dự án và những việc cần
làm (kế hoạch hành động) trong quá trình thực hiện dự án.

Trên thực tế, các doanh nghiệp nhỏ ở nước ta hàng năm chưa


chú trọng vào việc lập kế hoạch kinh doanh cho năm tới. Vì sao?

Trước hết, các doanh nghiệp nhỏ thường không có bộ phận kế
hoạch đầu tư. Bộ phận bán hàng và kinh doanh của các doanh
nghiệp này thường chỉ chú trọng vào công việc chính của mình là
bán hàng và phát triển mạng lưới kinh doanh, nhưng ít khi lập ra
kế hoạch hàng năm cho cả doanh nghiệp, từ phát triển thị trường,
sản phẩm, tài chính cho tới nhân sự. Chủ doanh nghiệp thì lại
quá bận bịu với công việc quản lý và kinh doanh hàng ngày,
không còn thời gian để tập tnmg vào việc vạch ra chiến lược và
mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, việc lập kế hoạch
kinh doanh nếu có được thực hiện thì cũng không thường xuyên,


năm có năm không.

Các chủ doanh nghiệp nhỏ thường trực tiếp tham gia quản lý điều
hành doanh nghiệp. Họ thường nghĩ rằng mình có chiến lược
"trong đầu" cộng với một đội ngũ kinh doanh và sản xuất giỏi là
đủ. Nhân viên của các doanh nghiệp này ít khi được lãnh đạo
doanh nghiệp truyền đạt chiến lược kinh doanh và các mục tiêu
của doanh nghiệp, trừ những nhân viên chủ chốt. Các chủ doanh
nghiệp cũng thường nghĩ rằng bản kế hoạch kinh doanh chỉ là
một xấp giấy có chữ và số chứ không mang lại lợi ích cho doanh
nghiệp. Thực ra, để có được một bản kế hoạch kinh doanh, phải
dành một thời gian nhất định để phân tích tình hình thị trường,
vạch ra mục tiêu, định hướng một cách đầy đủ hơn là chỉ suy
nghĩ trong đầu.

Một lý do quan trọng là các doanh nghiệp nhỏ thường thiếu thông
tin, không có đủ nhân viên để theo dõi tình hình cạnh tranh trên
thị trường, chưa áp dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là lnternet,
để tổng hợp, phân tích thông tin về thị trường trong nước và thế
giới. Các doanh nghiệp này cũng chưa quan tâm đến sự giúp đỡ
của nhiều tổ chức hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam
và tận dụng các nguồn thông tin và phương pháp quản lý mà các
tổ chức này cung cấp.

Chính vì doanh nghiệp nhỏ thường không có nguồn tài chính
mạnh để mua thông tin thị trường từ các công ty nghiên cứu thị
rường nên các doanh nghiệp nhỏ thường đi sau các tập đoàn lớn
trong việc phát triển ý tưởng kinh doanh và sản phẩm. Lý do cơ
bản nhất vẫn là do nhiều doanh nghiệp chưa có khả năng lập kế
hoạch kinh doanh, điều này không có nghĩa là các doanh nghiệp

này làm ăn dở, mà nhiều khi ngược lại. Nhưng nếu không có
chiến lược kinh doanh và kế hoạch kinh doanh cụ thể, các doanh
nghiệp nhỏ dù làm ăn khấm khá nhưng vẫn gặp rất nhiều khó
khăn, nhất là khi phải đối mặt với các cơ hội đầu tư mới, phải ra
các quyết định quan trọng về nhân sự, tài chính, tổ chức Chủ
doanh nghiệp sẽ lúng túng vì không biết quyết định của mình có
đúng, có khả năng mang lại lợi nhuận hay không.

Ví dụ, nếu mở thêm một cửa hàng thì phải cần bao nhiêu vốn để
có thể chi đủ tiền thuê mặt bằng, tiền lương nhân viên, tiền thuê
với mức doanh thu và lợi nhuận dự đoán trong năm đầu chưa đủ
để trang trải các chi phí này. Các nhân viên kinh doanh vì không
nắm rõ chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp nên không biết
lựa chọn khách hàng. Chính vì vậy, đôi khi việc ký kết được nhiều
hợp đồng chưa hẳn đã làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Với xu hướng mở công ty "trách nhiệm hữu hạn thương mại
và dịch vụ" trong thời gian qua, cộng với sự thông thoáng
hơn của Luật Doanh nghiệp, các công ty nhỏ đã mạnh dạn
đầu tư vào nhiều lĩnh vực mới, có khi nằm ngoài những lĩnh
vực kinh doanh sản xuất truyền thống của mình. Nếu không
có chiến lược và kế hoạch kinh doanh, sẽ dễ bị "vấp" vì
không chuẩn bị đầy đủ về vốn, con người và kỹ thuật.

×