SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HOC PHỔ THÔNG NĂM 2010.
TRƯỜNG THPT HUỲNH NGỌC HUỆ Môn thi: Địa lí – Giáo dục trung học phổ thông.
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể giao đề
ĐỀ THAM KHẢO
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu I (3,0 điểm)
1. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và đời sống ở
nước ta như thế nào ?
2. Trong những năm qua, nước ta đã giải quyết việc làm cho người lao động theo các
hướng nào ?
Câu II (2, 0 điểm):
Cho bảng số liệu về giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản nước ta (giá
thực tế)
(Đơn vị : tỉ đồng )
Ngành Năm 2000 2005
Nông nghiệp 129140,5 183342,4
Lâm nghiệp 7673,9 9496,2
Thủy sản 26498,9 63549,2
Tổng số : 163313,3 256387,8
- Tính tỉ trọng từng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của nước ta qua hai thời
điểm trên.
- Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực nông, lâm, ngư
nghiệp ở nước ta.
Câu III (3,0 điểm):
1. Cho bảng số liệu về diện tích gieo trồng cà phê , năm 2005
(Đơn vị : nghìn ha)
Loại cây Cả nước Trung du và miền
núi Bắc Bộ
Tây Nguyên
Cà phê 497,4 3,3 445,4
Vẽ biểu đồ tròn thể hiện tỉ lệ diện tích trồng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước .
Giải thích về sự phân bố cây cà phê ở hai vùng trên.
2. Vùng Đông nam Bộ đã phát triển tổng hợp kinh tế biển như thế nào ?
II. PHẦN RIÊNG:
(Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu- câu IV.a hoặc câu IV.b)
Câu IV.a Theo chương trình chuẩn (2,0 điểm):
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
Trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận
phía Bắc nước ta.
Câu IV.b Theo chương trình nâng cao ( 2,0 điểm):
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
Trình bày vấn đề khai thác thế mạnh khai thác khoáng sản và thủy điện ở Trung du và
miền núi Bắc Bộ .
Hết
( Thí sinh được phép sử dụng Atlat Địa lý Việt nam để làm bài)
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu I ( 3 điểm)
1. Ảnh hưởng :
a/ Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp :
- Nền nhiệt cao , ánh sáng nhiều , mưa lớn → xen canh, tăng vụ , đa
dạng hóa cây trồng, vật nuôi
- Hoạt động của gió mùa , nhiệt ẩm thất thường→ thừa ,thiếu nước
trong nông nghiệp , ngập úng, hạn hán .Tính bất ổn định của thời
tiết → sản xuất bấp bênh.
b/ Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống :
-Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa → phát triển các ngành vào mùa
khô thuận lợi
Khó khăn :
-Hoạt động theo mùa
- Độ ẩm lớn gây khó khăn trong việc bảo quản máy móc, nông sản
-Thiên tai gây tổn thất lớn cho mọi ngành
Thời tiết thất thường ảnh hưởng đến SX và đời sống
-Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.
2. Hướng giải quyết việc làm :
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động
- Thực hiện chính sách dân số
- Đa dạng hoá các hoạt động sản xuất , chú ý đến dịch vụ
- Liên kết kinh tế với nước ngoài
- Đa dạng các loại hình đào tạo, giới thiệu việc làm
- Xuất khẩu lao động
1,5 điểm
0,25
0,25
0,25
0,75
1,5 điểm
0,25 điểm/ ý
đúng
Câu II : ( 2 điểm )
Lập bảng tính tỉ trọng các ngành : (%)
Nhận xét:
Trong nội bộ khu vực I :
- Tỉ trọng sản xuất nông nghiệp giảm nhưng vẫn còn cao
- Tỉ trọng sản xuất thủy sản tăng nhanh
- Khu vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nước ta chuyển
dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm
1 điểm
1 điểm
Câu III: ( 3 điểm)
1.
Lập bảng xử lý số liệu ( %)
Ngành 2000 2005
Nông nghiệp 79,1 71,5
Lâm nghiệp 14,7 3,7
Thủy sản 16,2 24,8
Tổng số : 100 100
Loại cây Cả nước Tây Nguyên
Cà phê 100 89.5
Vẽ biểu đồ tròn :
Giải thích về sự phân bố cây cà phê :
Ở Tây Nguyên:
- Diện tích đất badan rộng lớn, tầng phong hóa dày, giàu dinh
dưỡng, phân bố trên những mặt bằng rộng lớn.
-Khí hậu cận xích đạo, nắng nhiều, có mùa khô kéo dài, có ự phân
hóa theo độ cao.
Ở TDMN Bắc Bộ :
- Cà phê chè chỉ trồng được ở các cao nguyên phía Tây Bắc, nên
DT rất ít.
2.
Phát triển tổng hợp kinh tế biển :
- Đẩy mạnh khai thác dầu khí , phát triển công nghiệp khai thác
chế biến dầu
- Khai thác kết hợp nuôi trồng , chế biến thủy sản
- Phát triển du lịch biển ( Vũng Tàu )
- Khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa
1 điểm
1 điểm
1 điểm
Câu IV: ( 2 điểm)
IV a :
Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng và vùng
phụ cận phía Bắc nước ta.
- Sự phân bố mang tính tập trung cao
- Hà Nội là trung tâm và tỏa đi các hướng theo hướng chuyên
môn hóa:
+ Hà Nội – Đáp Cầu – Bắc Giang ( Cơ khí- Phân bón)
+ Hà Nội – Đông Anh – Thái Nguyên ( Cơ khí- Luyện kim)
+ Hà Nội – Việt Trì – Lâm Thao ( Hóa chất – giấy )
+ Hà Nội – Hà Đông – Hòa Bình- Sơn La (Cơ khí – Điện)
+ Hà Nội – Nam Định- Ninh Bình- Thanh Hóa ( Dệt- điện-
VLXD)
+ Hà Nội – Hải Phòng- Hạ Long- Cẩm Phả ( Cơ khí- Than)
0,25
0,25
0,25/hướng
đúng
Bi?u đ? th? hi?n di?n tích cây cà phê ? Tây Nguyên so v?i c? nư?c
Tây Nguyên
Các vùng khác
89,5%
10,5
Biểu đồ thể hiện diện tích cây cà phê của Tây Nguyên so
với cả nước
IV b:
+Khai thác khoáng sản:
-Kim loại: Sắt (Thái Nguyên, Yên Bái) , Đồng ( Sơn La, Lào
Cai), Thiếc (Cao Bằng), vàng(Lào Cai), chì (Bắc Kạn)
-Năng lượng: Than đá ( Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn).
-Phi kim loại: Apatit( Lào Cai)
+Thủy điện: Tiềm năng lớn ,đã và đang khai thác :Thác
Bà(110MW), Hoà Bình (1920MW), Tuyên Quang (342MW), Sơn
La (2400MW)
1 điểm
1 điểm