Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nghệ thuật tiếp cận sếp doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.38 KB, 4 trang )

Nghệ thuật tiếp cận sếp


Bạn luôn tự hào về nghiệp vụ và năng lực làm việc của mình;
thế nhưng khi nói đến mối quan hệ với sếp, bạn lại lắc đầu
ngao ngán. Sếp trực tiếp thì chỉ biết công việc, sếp “trung
trung” thì khó gần, còn sếp lớn thì như “vua cao ở xa”?
Thực chất, bí quyết tiếp cận sếp đơn giản hơn bạn nghĩ.
Mặt đối mặt
Trong nhiều môi trường công sở, các lãnh đạo thường tập trung
giải quyết các vấn đề hàng ngày của công ty, nên chẳng chú
trọng nhiều đến việc giao tiếp với nhân viên. Về lâu về dài, nhân
viên cũng dần không dám tiếp cận cấp trên và mối quan hệ sếp-
nhân viên cũng vì thế mà xa cách.
Ngoài ra, những công cụ văn phòng hiệu quả như email, điện
thoại cũng là nguyên nhân khiến sếp và nhân viên ít tiếp xúc. Sếp
thường ít khi mở lời trước với nhân viên – vì sếp là… sếp. Vậy tại
sao bạn không tìm hiểu, chọn những chủ đề thích hợp và mạnh
dạn bắt chuyện với sếp khi có thể - trong buổi họp, trong thang
máy, ở hành lang công ty, khi đi công tác với sếp Những câu
chuyện “mặt đối mặt” có thể ngắn ngủi, nhưng là bước khởi đầu
hiệu quả để sếp nhớ đến bạn.
Xây dựng lòng tin
Theo các chuyên gia nhân sự, trường hơp thường thấy nhất mà
bạn phải bắt buộc tiếp cận sếp là khi công việc có vấn đề cần giải
quyết.
Theo Melinda Stephenson, đồng sáng lập chương trình The
Leadership Room nhằm phát triển nhân viên tiềm năng, “Hãy tiếp
cận và trình bày với sếp nhận định của bạn về một vấn đề công
việc tiềm ẩn nào đó. Nếu ý kiến của bạn tiệm cận với suy nghĩ
của sếp, sếp sẽ đánh giá cao điều đó và bạn đã thành công trong


việc tạo niềm tin và thiết lập quan hệ với sếp”.
Tuy nhiên, bạn không nên chiếm dụng thời gian của sếp quá
nhiều. Khi bàn về các vấn đề nảy sinh trong công việc, cần ngắn
gọn và súc tích, tập trung những cách thức bạn đã tiến hành và
đề xuất của bạn. Bạn cũng cần mang theo hồ sơ, giấy tờ liên
quan phòng khi sếp hỏi đến.
Một khi đã thiết lập mối quan hệ với sếp, bạn cần củng cố lòng tin
nơi sếp bằng cách:
* Giữ bí mật các thông tin nhạy cảm về sếp và công ty
* Không nói xấu sếp sau lưng hoặc tỏ ra biết hết mọi chuyện của
sếp
* Cần khéo léo chỉ ra các lỗi sai của sếp và tốt nhất là gặp riêng
sếp
Thông hiểu cấp trên
Sếp cũng giống bạn – cũng thích một môi trường làm việc hòa
nhã và thân thiện. Dĩ nhiên bạn không cần đối đãi với sếp như
bạn thân của mình, hãy thiết lập mối quan hệ thân thiết vừa đủ
nhưng chân thành:
* Khen thật lòng. (Em thích cái áo khoác của sếp, trông rất đẹp.)
* Nói về chủ đề hai bên cùng quan tâm. (Hôm qua sếp có xem
trận Việt Nam đá không?)
* Quan tâm đến cuộc sống của nhau. (Con trai sếp tốt nghiệp rồi
à?)
* Thể hiện lòng biết ơn. (Cám ơn sếp duyệt cho em nghỉ phép lo
việc gia đình.)
Như thế, những lần bạn tiếp cận hay bắt chuyện với sếp cũng sẽ
dễ dàng hơn.
Cùng một chiến tuyến
Sếp và bạn thực chất đều có những mong muốn và mục tiêu
giống nhau: lương thưởng cao, cống hiến được công nhận, công

ty phát triển tốt, sự nghiệp thăng tiến. Hãy nhớ những điều này
khi làm việc và xây dựng mối quan hệ với sếp. Nếu bạn và sếp
đã ở cùng một bờ chiến tuyến, hai bên sẽ dễ dàng thông hiểu và
làm việc chung với nhau. Vì thế, nếu thỉnh thoảng bạn có những
bất đồng với sếp hay cảm thấy bất đắc chí, hãy nhắm theo
hướng các mục tiêu chung và giải quyết vần đề.
theo:dt


×