Tạo giờ ăn thú vị cho trẻ
Nhiều bà mẹ nhận
thấy giờ ăn cho em bé
chập chững biết đi
của họ cũng hơi phức
tạp. Tuy nhiên, bạn
hãy thử dành chút
thời gian để nghiên
cứu về giờ ăn mà em
bé của bạn thích. Độ
tuổi này là độ tuổi mà
con bạn muốn tự chọn theo sở thích của mình, tự
khám phá, mặc dù bé vẫn phải biết là phải tuân
theo một thói quen. Sau đây là một vài kinh
nghiệm có thể giúp bạn tạo cho trẻ giờ ăn thú vị
hơn.
Làm thế nào để làm em bé chập chững biết đi của
bạn thích thú với giờ ăn của bé
Bé yêu đang ở giữa thời điểm tạo lập nhân cách, tính
cách và sự lựa chọn. Vì vậy ,làm cho bé để tâm đến
giờ ăn và tạo niềm vui khi ăn uống là một trong
những cách tốt để giúp bé vượt qua bất cứ khó khăn
trở ngạị nào.
Hoạch định giờ ăn đều đặn
Thói quen là rất quan trọng đối với trẻ nhỏ, vì thế các
bữa ăn chính và phụ hàng ngày cũng phải đúng giờ.
Đừng cho bé ăn vào những lúc như trước khi đi ngủ,
rất có thể bé quá mệt để ăn.
Thay vì ba bữa ăn chính hàng ngày, bạn có thể cho
bé ăn hai hoặc ba bữa phụ phù hợp trong cả ngày.
Hãy thử cho ăn bánh làm từ gạo, bánh quy không
đường, trái cây sấy khô mềm, vài lát trái cây tươi, một
mẩu bánh sandwich nhỏ, một ít sữa chua, một miếng
phô mai nhỏ, bánh quy giòn hoặc bánh mỳ que.
Đừng cho bé uống quá nhiều đồ uống trong ngày
như nước trái cây, vì nếu trẻ quá no trước bữa ăn thì
sẽ khó ăn. Thay vào đó, hãy cho trẻ uống nước lọc và
cố gắng làm cho bé bỏ dần thói quen lúc nào mang
theo bình nước và uống liên tục.
Hãy cho em bé của bạn tự quyết định ăn bao nhiêu là
đủ cho mỗi bữa. Bé sẽ biết khi nào no và khi nào đói
và lượng thức ăn cho bé nên đều nhau trong cả ngày.
Làm cho giờ ăn trở nên thú vị
Hãy cho bé ăn với thức ăn có hình dạng và kích
thước thú vị, sáng tạo để khuyến khích bé chơi một
chút khi ăn. Nếu bạn có cái khuôn cắt bánh quy thì
hãy sử dụng để cắt bánh sandwich hình ngôi sao,
hình trái tim hoặc hình con thú. Nếu em bé của bạn
bạn thích ăn mỳ ống, hãy làm thành những hình vui
nhộn như hình con ốc, hình các chữ cái sẽ khiến bé
thấy hứng thú.
Hãy nghĩ ra những cách vui nhộn khác để sắp xếp và
đặt tên cho thức ăn. Súp lơ xanh và những bông cải
trông hơi giống một cái cây nhỏ vì thể có thể làm
thành một 'Khu rừng Vui nhộn' Hoặc bạn có thể thử
làm những lỗ ở trên bánh mỳ, cho một ít trứng luộc
xuống lỗ và giả vờ như là trứng đang trốn dưới lỗ
này.
Hãy trang trí đĩa đựng thức ăn bằng những mặt cười
sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau với các chất
dinh dưỡng khác nhau hoặc tạo ra một trò chơi của
riêng bạn để thưởng cho bé mỗi khi bé chịu ăn một
muỗng. Bạn cũng có thể tạo ra một cuộc đi chơi
ngoài trời với một tấm thảm trên sàn nhà và thức ăn
được trải đều ra.
Đừng quá lo lắng đến sự lộn xộn. Em bé của bạn rất
có thể sẽ ăn nhiều hơn nếu chúng được để cho tự ăn
lấy vì thế hãy tạo ra một trò chơi khi ăn. Ví dụ: hãy để
em bé của bạn chấm vào đồ khai vị làm từ gà và đậu
(hummus) như là sơn màu và dùng que cà rốt như cọ
và trang trí cái đĩa trong bữa ăn.
Hãy để cho trẻ được tham gia
Em bé chập chững biết đi sẽ phản ứng tích cực khi
được tham gia vào việc mua sắm, nấu nướng và
chọn những gì bé muốn ăn.
Ở siêu thị, hãy bảo bé tự chỉ vào những thứ dễ nhận
ra như cà chua, cà rốt, sau đó hãy khen ngợi bé khi
bé chỉ đúng. Đừng quên nhắc bé về thức ăn bé đang
ăn là cái mà bé đã chọn ở siêu thị.
Em bé của bạn quá nhỏ để thực sự tham gia vào việc
nấu nướng nhưng bé có thể xem và nghe thấy bạn từ
trên ghế ăn khi bạn bóc và gọt thức ăn để chuẩn bị
bữa ăn.
Hãy hỏi em bé thích ăn loại rau nào hoặc đưa ra các
loại đồ uống cho bé để lựa chọn. Em bé sẽ cảm thấy
hứng thú khi cùng tham gia chọn lựa trong quá trình
chuẩn bị bữa ăn.
Đối xử với bé như một cá nhân
Mặc dù em bé của bạn còn bé, nhưng bé cũng sẽ có
khẩu vị riêng cho thấy bé thích ăn những gì.
Bạn phải chắc chắn rằng bạn sẽ trình bày bữa ăn
theo cách em bé của mình thích, nhưng không nên đi
quá xa và nấu những bữa ăn hoàn toàn khác.
Bạn cũng nên sử dụng dao kéo, đĩa, muỗng, chén
mà em bé của bạn ưa thích vì làm như thế có thể
khiến bé chịu ngồi xuống để ăn.