Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Học tập chuyên đề 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.68 KB, 28 trang )

HỘI NGHỊ HOC TẬP CHUYÊN ĐỀ
"Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự
trong sạch, vững mạnh "là đạo đức, là văn minh""
gắn với công tác tổ chức và tiến hành đại hội đảng các cấp trong năm 2010
Kính thưa đồng chí , thưa toàn thể các đồng chí!
Thực hiện Kế hoạch số 58 - KH/ThU ngày 26 tháng 2 năm 2010, của BCĐ
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Thị xã Cửa
Lò về việc tổ chức học tập chuyên đề năm 2010.
Đối với các tổ chức cơ sở đảng là các cơ quan, doanh nghiệp và trường học
chúng tôi đã tổ chức 4 lớp vào các ngày 20 - 21/3/2010 còn đối với các tổ chức cơ
sở đảng là các phường, xã thì chúng tôi có phương án báo cáo tại cơ sở.
Kính thưa các đồng chí!
Ngày 07/11/2006, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 06 - CT/TW về tổ
chức cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong
toàn Đảng, toàn dân, bắt đầu từ ngày 03/02/2007 và tổng kết vào ngày 03/02/2011,
có sơ kết hàng năm vào dịp sinh nhật Bác (19/5).
Như vậy là, thực hiện Chỉ thị 06 - CT/TW của Bộ Chính trị, thì:
- Năm 2007, chúng ta đã được học tập và nghiên cứu chuyên đề “Đẩy mạnh
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, được nghiên cứu 2 tác
phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” và “Di
chúc” của Người.
- Năm 2008, chúng ta được học tập và nghiên cứu chuyên đề “Tư tưởng
và tấm gương đạo đức Hố Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng
phí, quan liêu” và tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”.
- Năm 2009, chúng ta được học tập và nghiên cứu chuyên đề "Tư tưởng
và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng,
hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân" gắn với Kỷ niệm 40 năm thực
hiện Di chúc của Bác và riêng Nghệ An chúng ta còn gắn với 40 năm thực hiện
bức thư cuối cùng người gửi BCH đảng bộ tỉnh Nghệ An.
- Và năm nay 2010, chúng ta được nghiên cứu học tập chuyên đề “Tư
tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong


sạch vững mạnh “là đạo đức, là văn minh”” gắn với công tác tổ chức và tiến
hành đại hội đảng các cấp trong năm 2010. Đây là chủ đề có ý nghĩa hết sức
quan trọng, nội dung phong phú, đặc biệt là năm mà đất nước ta có những ngày
kỷ niệm lớn: 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 -
03/02/2010); 35 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước
(30/4/1975 - 30/4/2010); 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 -
19/5/2010); 65 năm cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2010) và quốc
khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2010); 1000
năm Thăng Long - Hà Nội (Theo chính sử nước ta, Năm 938 Ngô Quyền đánh
thắng quân Nam Hán tại sông Bạch Đằng, kết thúc 1000 năm Bắc thuộc.
Năm 939 Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa - Đông Anh (nay thuộc
HN) sau khi Ngô Quyền mất (944) Dương Tam Kha em vợ của Ngô Quyền
cướp ngôi, tự lập mình làm vua, các nơi không chịu thuần phục, các thủ lĩnh
nổi lên cát cứ một vùng và đem quân đánh chiếm lẫn nhau. Loạn 12 sứ quân
kéo dài hơn 20 năm (944 - 968) và kết thúc khi Đinh Bộ Lĩnh tập hợp dân
chúng ở vùng Hoa Lư dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước, lập ra nhà
nước Đại Cồ Việt (968) đặt kinh đô ở Hoa Lư. Sau khi Đinh Bộ Lĩnh và con
là Đinh Liễn bị ám hại (980), và cũng năm đó Lê Hoàn lên làm vua sau khi
dành được thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm luợc lập
ra nhà Tiền Lê. Nhà Tiền Lê làm vua được 29 năm (980 - 1009), truyền ngôi
được 3 đời. Sau khi nhà Lê mất Lý Công Uẩn lên làm vua (1009) lập ra nhà
Lý và Mùa thu năm Canh Tuất (1010), Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về
thành Đại La, đổi tên kinh thành là Thăng Long, nay là Hà Nội, năm 2010,
thủ đô hà Nội tròn 1000 năm tuổi, đây là một sự kiện lịch sử trọng đại trong
lịch sử Việt Nam
(Nhà Lý làm vua được 216 năm, truyền ngôi được 9 đời, chấm dứt khi vua
Lý Chiêu Hoàng, khi đó mới có 8 tuổi bị ép thoái vị để nhường ngôi cho
chồng là Trần Cảnh vào năm 1225).
Đặc biệt 2010 là năm diễn ra đại hội Đảng các cấp tiến tới đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XI của. Đây là đợt sinh hoạt chính trị toàn diện, rộng lớn và

sâu sắc. Việc học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng
Đảng ta trong sạch vững mạnh “là đạo đức, là văn minh” là dịp để các tổ chức
Đảng và toàn thể cán bộ, đảng viên ôn lại và nâng cao nhận thức lý luận về xây
dựng Đảng, nhìn lại công tác xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ qua, đánh giá đúng
những kết quả cũng như những khuyết điểm, tồn tại để nâng cao hơn nữa tinh
thần trách nhiệm, ý thức tự giác, đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, góp phần
vào thành công Đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI diễn
ra vào nửa đầu tháng 01 năm 2011 sắp tới.
Về tài liệu học tập:
2
Trung ương có biên soạn 2 cuốn tài liệu: một cuốn tài liệu là Đề cương
học tập chủ đề: Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng
ta thật sự trong sạch vững mạnh "Là đạo đức, là văn minh" và một cuốn tài liệu
để phục vụ tức là giới thiệu những lời dạy và những tấm gương đạo đức của
Bác.
Tài liệu Tham khảo:
1. Tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc".
Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết xong
vào tháng 10/1947 với bút danh X.Y.Z, vào lúc cuộc kháng chiến trường kỳ,
gian khổ của nhân dân ta chống thực dân Pháp mới bắt đầu. Đảng ta trở thành
đảng cầm quyền được hơn hai năm. Sự nghiệp cách mạng đang đứng trước
nhiều thử thách. Qua thực tiễn Bác nhận thấy trong hàng ngũ cán bộ cách mạng
đã sớm bộc lộ những nhược điểm, sai sót trong phương thức, lề lối làm việc.
Nếu chậm khắc phục sẽ ảnh hưởng tới uy tín của Đảng và sự nghiệp cách mạng.
Nhằm vạch ra những sai lầm khuyết điểm; chấn chỉnh lại nhận thức tư tưởng,
nâng cao trình độ chính trị, lý luận, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác của
cán bộ, đảng viên, Bác Hồ đã viết tác phẩm này. Đây là tác phẩm quan trọng về
xây dựng Đảng, một tài liệu học tập của cán bộ để tu dưỡng tư tưởng, đạo đức
và tác phong làm việc… vừa có tính lý luận, tính nguyên tắc, vừa có tính chỉ
đạo thực tiến sâu sắc về xây dựng Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền, chăm

lo cho Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, là đạo đức, là văn minh.
2. Bản di chúc của Bác.
Bác Hồ bắt đầu viết di chúc vào lúc 9h ngày 10 - 15/5/1965, tựa đề bên
ngoài ban đầu là "Tài liệu tuyệt đối bí mật", vào thời điểm cả nước đang lập
thành tích chào mừng sinh nhật lần thứ 75 của Bác, và thời gian này cũng là thời
gian mà Bác có sức khỏe tốt nhất trong những năm gần đó.
Như vậy là Năm 1965, khi cảm thấy sức khỏe giảm sút hơn nhiều năm
trước, Bác bắt đầu viết Di chúc, những năm 1966, 1967 Bác đọc lại Di chúc và
suy nghĩ rất nhiều nhưng không viết gì thêm, đến năm 1968, Bác viết bổ sung
thêm một số đoạn, gồm 6 trang viết tay.
Năm 1969, bác bổ sung và sửa chữa bản Di chúc và ngày 19/5, Chủ tịch
Hồ Chí Minh sửa chữa bản Di chúc của các năm 1965, 1968, 1969. Bác xem lại
tài liệu lần cuối và xếp vào phong bì cất đi.
Sau khi Bác mất, Bản Di chúc được công bố và đã gây một sự xúc động
lớn, một niềm cảm phục sâu sắc, không chỉ đối với toàn thể nhân dân Việt Nam
mà với tất cả các dân tộc đang đấu tranh cho hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến
bộ xã hội trên khắp các lục địa.
3
Kính thưa các đồng chí!
Một câu hỏi đặt ra là: Vì sao Trung ương Đảng phát động cuộc vận
động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh một cuộc vận
động lớn trong suốt 4 năm, từ 2007 đến 2010?
Kính thưa các đồng chí!
Như các đồng chí đã biết, năm 1858, thực dân Pháp đã ngang nhiên nổ
súng tiến công xâm lược Việt Nam. Sự nhu nhược trước kẻ thù của triều đình
Huế lúc đó đã tạo cơ hội cho thực dân Pháp thiết lập bộ máy thống trị ở Việt
Nam, biến một quốc gia phong kiến thành thuộc địa nửa phong kiến.
- Về chính trị: thực dân Pháp trực tiếp nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong
bộ máy nhà nước, áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực đối nội
và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn; biến một số địa chủ

phong kiến thành tay sai đắc lực, tạo nên sự cấu kết giữa chủ nghĩa đế quốc và
phong kiến tay sai, làm cho nhân dân ta mất hết quyền độc lập, quyền tự do dân
chủ
- Về kinh tế: thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột, cướp đoạt ruộng
đất để lập đồn điền; đầu tư khai thác tài nguyên; xây dựng một số cơ sở công
nghiệp, hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ chính sách khai thác
thuộc địa.
- Về văn hoá, xã hội: thực dân Pháp thực hiện chính sách ngu dân, khuyến
khích văn hoá nô dịch, sùng Pháp, duy trì các thủ tục lạc hậu nhằm kìm hãm
nhân dân ta trong vòng tăm tối, dốt nát, lạc hậu, phục tùng sự cai trị của chúng.
Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, các phong trào yêu nước của nhân
dân ta chống thực dân Pháp diễn ra liên tục và sôi nổi nhưng đều không mang
lại kết quả.
- Phong trào Cần Vương (phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến,
do giai cấp phong kiến lãnh đạo) đã chấm dứt ở cuối thế kỷ XIX với cuộc khởi
nghĩa của Phan Đình Phùng (1896).
- Phong trào nông dân, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng
Hoa Thám kéo dài mấy chục năm cũng thất bại vào năm 1913.
- Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan
Bội Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc. Cuộc khởi nghĩa Yên
Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng bị thất bại.
Cách mạng Việt Nam chìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối
cứu nước.
4
Giữa lúc dân tộc ta đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước,
thì ngày 05/6/1911 người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu
nước. Người đã đi qua nhiều nước của Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi và đã phát
hiện ra chân lý: chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thực dân là cội nguồn mọi
đau khổ của công nhân và nhân dân lao động ở chính quốc cũng như ở các
thuộc địa.

- Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc “Luận cương về vấn đề dân
tộc và thuộc địa” của Lênin và từ tư tưởng đó, Người đã tìm ra con đường cứu
nước duy nhất đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
Trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước” Nhà thơ Chế Lan Viên đã
viết:
Luận cương đến Bác Hồ và người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê Nin
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin
Bác reo lên một mình như nói cùng đất nước
“Cơm áo là đấy, hạnh phúc đây rồi”
Hình của Đảng lồng trong hình của nước
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười.
- Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (2/1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán
thành việc gia nhập Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản do Lênin sáng lập) và tham
gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người Cộng sản đầu tiên của Việt
Nam. Đó là một sự kiện lịch sử trọng đại đánh dấu bước chuyển quan trọng của
con đường giải phóng dân tộc Việt Nam: “muốn cứu nước và giải phóng dân
tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.
- Từ đây, người ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, vào Việt Nam và
chuẩn bị điều kiện để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1930.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Vệt Nam đã giải quyết được tình trạng
khủng hoảng về đường lối cách mạng, và ngay sau khi ra đời Đảng đã lãnh đạo
nhân dân ta dành chính quyền với 3 cao trào cách mạng đó là: Cao trào cách
mạng 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh; Cao trào đấu tranh đòi
dân sinh, dân chủ (1936 - 1939) và Cao trào giải phóng dân tộc dẫn tới Cách
mạng Tháng Tám 1945 (1939 - 1945) và dẫn đến sự ra đời nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) - Nhà nước công
nông đầu tiên ở Châu Á. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các
5

dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi, với 5000 đảng viên,
đã lãnh đạo cách mạng thành công, nắm chính quyền toàn quốc. (24 tuổi đánh
bại chủ nghĩa thực dân cũ của Pháp, làm nên một "Điện Biên chấn động địa
cầu" ; 45 tuổi đánh bại chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ, giành độc lập và thống
nhất, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội).
Trong bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng ta, Bác Hồ
đã đưa ra một hình tượng về Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản.
"Đảng ta vĩ đại như biển rộng, như núi cao,
Ba mươi năm phấn đấu và thắng lợi biết bao nhiêu tình.
Đảng ta là đạo đức, là văn minh,
Là thống nhất, độc lập, là hòa bình, ấm no.
Công ơn Đảng thật là to,
Ba mươi năm lịch sử Đảng là cả một pho lịch sử bằng vàng”
Để biết ơn Đảng, biết ơn Bác Hồ kính yêu, ngày 07/11/2006, Bộ Chính trị
đã ban hành Chỉ thị số 06 - CT/TW về tổ chức cuộc vận động "Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng, toàn dân, bắt đầu từ ngày
03/02/2007 và tổng kết vào ngày 03/02/2011, có sơ kết hàng năm vào dịp sinh nhật
Bác (19/5), đây là lý do thư nhất.
Lý do thứ hai là: Sau hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi toàn diện đất
nước theo định hướng XHCN, nhân dân ta đã dành được những thắng lợi rất to
lớn có ý nghĩa lịch sử, những thắng lợi về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa,
quốc phòng, anh ninh, đối ngoại đã tạo ra thế và lực mới của cách mạng Việt
Nam.
Có thể nói chưa bao giờ tiềm lực của đất nước mạnh như bây giờ, chưa
bao giờ vị thế của đất nước chúng ta cao như bây giờ (vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế được nâng lên một bước). Trên mặt trận đối ngoại. Chưa bao giờ
chúng ta bình thường hóa và có vị thế cao trong quan hệ với tất cả các nước như
bây giờ. Quan hệ với Nga, quan hệ với Trung Quốc, quan hệ với Mỹ, Quan hê
với Nhật Bản, quan hệ với Tây Âu
Trong quan hệ lịch sử ta với Trung Quốc, chúng ta thiết lập quan hệ từ

những năm 1950, nhưng từ 1950 - 1993 chưa một lần người lãnh đạo cao nhất
Trung Quốc chịu đi thăm Việt Nam mặc dù có nhận lời, từ Mao Trạch Đông;
Hoa Quốc Phong; Hồ Diệu Bang; Triệu Tử Dương tất cả những người đứng đầu
này đều có nhận lời mời nhưng chưa đi thăm Việt Nam. Nhưng năm 1994 khi
Mỹ ký quyết định xóa cấm vận Việt Nam thì giữa năm 1994 Tổng Bí thư Chủ
6
tịch nước TQ lần đầu tiên thăm chính thức Việt Nam đó là Giang Trạch Dân đã
đi thăm Việt Nam và cuối nhiệm kỳ thứ hai của mình Chủ tịch Giang Trạch Dân
thăm Việt Nam lần thứ hai. Vào năm 1999 khi Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đi
thăm Bắc Kinh thì lãnh đạo hai nước đã xác định phương châm 16 chữ vàng
(Lãng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương
lai) trên tinh thần tin cậy lẫn nhau. Sau đó, bổ sung tinh thần 4 tốt (Láng giềng
tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt). Chủ tịch Hồ Cẩm Đào khi thay Chủ
tịch Giang Trạch Dân thì đi nước ngoài đầu tiên là thăm Việt Nam và tháng
11/2006 Chủ tịch Hồ Cẩm Đào thăm Việt Nam lần thứ hai. Năm 2008, lãnh đạo
hai nước đã định vị quan hệ Việt - Trung là "quan hệ đối tác, hợp tác chiến
lược toàn diện". Tôi muốn nói vị thế trong quan hệ hai nước.
Hoặc ta với Liên Xô, chúng ta cũng thiết lập quan hệ ngoại giao từ những
năm 1950, trong chiến tranh Đảng và nhân dân Liên Xô đã giúp đỡ chúng ta hết
sức to lớn và chúng ta rất biết ơn, nhưng về mặt quan hệ vị thế đó là từ năm
1950 - 2000 chưa bao giờ người đứng đầu Liên Xô và nước Nga chịu đi thăm
Việt Nam từ Ma-Len-Cốp; Bun-Ga-Lin; Khơ-Rút-Shốp; Chéc-Nen-Cô đến cả
Góc-Ba-Chốp với tư cách là tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô đều không đi
thăm Việt Nam dù có nhận lời, trong thời kỳ Ông EnXin (8 năm làm Tổng
thống) thì quan hệ ta với Nga còn xấu hơn, lúc đó Chính phủ Nga liên tục đòi nợ
Việt Nam. Nhưng cho đến năm 2000 khi Tổng thống Mỹ Bin-Cờ-Rin-Tơn sang
thăm chính thức Việt Nam thì giữa năm 2001 Tổng thống PuTin quyết định
chính thức đi thăm Việt Nam và cuộc thăm ấy tại Hà Nội PuTin đã ký với Chủ
tịch nước Trần Đức Lương một cam kết nguyên tắc quan hệ Việt - Nga là Đối
tác chiến lược (muốn nói đến vị thế quan hệ của ta với Nga).

Nhật Bản cũng thế. Khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Nhật Bản thì
cái cam kết rất quan trọng về mặt nguyên tắc quan hệ đó là hướng tới đối tác
chiến lược, ổn định lâu dài trong quan hệ Việt - Nhật vì hòa bình ổn định và
phát triển, và cũng lần đầu tiên trong chuyến thăm này Chính phủ Nhật đã ký
với Chính phủ ta 3 hợp tác cực kỳ lớn đó là viện trợ để chúng ta xây dựng toàn
bộ tuyến đường cao tốc Bắc Nam; đường sắt hiện đại Bắc Nam và đầu tư để
chúng ta xây dụng khu công nghệ cao ở Hòa Lạc.
Bằng những thắng lợi hơn 20 năm qua đã tạo ra thế và lực mới của cách
mạng Việt Nam, cộng với xu thế của thế giới đó là xu thế Hòa bình, hợp tác,
phát triển, xu thế toàn cầu hóa và phát triển mạnh mẽ của KHCN nên Đại
Hội X đã đưa ra quyết định là Đảng sẽ lãnh đạo nhân dân Việt Nam trong vòng
5 năm xóa bằng được cái nhục của nước nghèo kém phát triển trở thành nước
7
trung bình (tức là nước đang phát triển) và phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ
bản trở thành một nước Công nghiệp theo hướng hiện đại.
Để lãnh đạo được như vây đòi hỏi Đảng ta phải nâng cao năng lực lãnh
đạo, sức chiến đấu của toàn Đảng, như Bác Hồ đã nói Đảng là đạo đức, là văn
minh.
Đây là lý do thứ 2 mà TW phát động cuộc vận động này, đặc biệt là năm
nay chúng ta học tập chuyên đề Tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về
xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh “là đạo đức, là văn minh”.
Lý do thứ 3. Sau những năm lãnh đạo công cuộc đổi mới, Đảng ta đã có
những bước trưởng thành rất lớn, nhưng Đảng ta cũng đối mặt với một nguy cơ
và thách thức lớn không kém đó là:
Thứ nhất, sự suy thoái về đạo đức, lối sống và tư tưởng chính trị trong
cán bộ, Đảng viên có xu hướng tăng cả về số lượng và phạm vi từ chỗ chỉ có
ở “một bộ phận” thì nay đã diễn ra ở “một bộ phận không nhỏ”. Trong đó có
cả cán bộ Đảng viên có chức, có quyền. Trước kia diễn ra ở một số cán bộ,
Đảng viên hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, thì nay xảy ra tất cả các ngành, các
lĩnh vực: y tế, giáo dục, văn hóa, thực hiện chính sách xã hội, tổ chức cán bộ,

công tác tham mưu, hoạch địch chính sách cụ thể…
Thứ hai, Bệnh cơ hội, chạy chọt có chiều hướng gia tăng.
Chạy danh; chạylợi; “chạy chức”, trước khi bầu cử;
“chạy quyền” trước khi bổ nhiệm, thuyên chuyển công tác cán bộ;
“chạy chỗ”, tìm “chỗ thơm”, “chỗ ngon”, chỗ kiếm được nhiều lợi (chẳng
những cho bản thân mà còn cho cả người thân, người nhà);
“chạy tội” cho bản thân cho người thân, có trường hợp cho cả những tên
tội phạm.
Đó là chưa nói đến “chạy bằng cấp”; “chạy tuổi” để được đề bạt…
Thứ ba, Tình trạng nói nhiều làm ít, nói nhưng không làm, làm không
đến nơi đến chốn còn diễn ra ở nhiều nơi. điều này trái với lời dạy của Bác Hồ
là “nói phải đi đôi với làm”, “dù khó khăn đến mấy cũng kiên quyết làm đúng
chính sách và nghị quyết của Đảng”.
Thứ tư, Bệnh quan liêu, xa dân, thích nghe thành tích, ngại nghe sự
thật, nhận xét cán bộ chung chung, thậm chí sai lệch.
Vụ tham nhũng và tha hóa đạo đức, lối sống của một số cán bộ Đảng viên
ở PMU 18 hết sức nghiêm trọng vậy mà Phó bí thư Đảng ủy cơ quan Bộ vẫn
8
khẳng định: “Trước khi bị khởi tố, họ đều là Đảng viên tốt”. Khẳng định như
vậy thì “thật là quan liêu, vô trách nhiệm và không thể chấp nhận được”.
Trong vòng 10 năm từ 1996 - 2006, Ban quan lý dự án PMU 18 đã thực
hiện tất cả 15 dự án bằng vốn ODA tức là vốn vay của nước ngoài với tổng số
tiền là 29.669 tỷ đồng và 5 dự án bằng vốn đầu tư ở trong nước với tổng số tiền
là 3.213 tỷ đồng tổng lại là 32.882 tỷ đồng, nếu những người lãnh đạo ở đây chỉ
xà xẻo chừng 10% số tiền trên đã là rất nhiều, nhưng trên thực tế thì lên tới 15%
- 30%, như vậy con số tham nhũng nó sẽ lên tới là bao nhiêu, mà nước không
phải có một PMU 18 mà có hàng ngàn PMU tức là có hàng ngàn Ban quản lý
dự án trực thuộc bộ, trực thuộc tỉnh, trực thuộc Thành phố, thế thì nếu nhân lên
1000 lần của con số gần 33.000 tỷ đồng thì con số tham ô, thất thoát nó sẽ lên
tới bao nhiêu.

Đây là lý do thứ 3 mà TW phát động cuộc vận động này để thực sự ngăn
chặn từng bước đẩy lùi và tiến tới làm chuyển biến thật rõ rệt tình hình suy thoái
này
Lý do thứ 4. Trước đó chúng ta đã tiến hành nhiều cuộc vận động, đã đạt
được một số kết quả nhất định nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu. Rút kinh nghiệm,
tổng kết kinh nghiệm của những cuộc vận động trước đó, Trung ương mới đưa
ra cuộc vận động lần này là cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận động lần này được đánh giá là cuộc vận động có
quy mô và chất lượng nhất từ trước đến nay.
Đó là 4 lý do mà Ban Chấp hành trung ương phát động Cuộc vận động
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, và trong những năm
tiếp theo có thể chúng ta sẽ triển khai giảng dạy và học tập tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh vào các nhà trường, Tổng Bí thư đã đề nghị Bộ Giáo dục và Đào
tạo phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương cần rà soát lại đề cương có chỉnh
lý phù hợp, đi vào nội dung thiết thực, phù hợp với từng đối tượng cụ thể từ bậc
Tiểu học cho đến bậc THPT./.
9
Trong chuyên đề “Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây
dựng Đảng ta thật sự trong sạch vững mạnh “là đạo đức, là văn minh”” có hai
thuật ngữ Đảng ta Bác Hồ không chỉ nói với tư cách cộng sản và những người
cộng sản nói về Đảng của mình mà Bác Hồ còn muốn nói là Đảng quần chúng
nhân dân, là Đảng của dân tộc, của nhân loại. Thật sự là thực hành trong đời
sống, trong công tác xây dựng Đảng. Cái thật ở đây là đối lập với cái giả, cái
không thật, cái hình thức.
Trong Di chúc Bác nói: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên
và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm
chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là
người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.
Trong chuyên đề này tôi sẽ trình bày với các đồng chí một số nội dung
chính sau:

I. Một số quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta
thật sự trong sạch, vững mạnh “là đạo đức, là văn minh”
II. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự
trong sạch vững mạnh, "là đạo đức, là văn minh"
III. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta trong
sạch vững mạnh, "là đạo đức, là văn minh"
IV. Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch vững mạnh, "là đạo đức, là văn
minh" trong giai đoạn hiện nay.
NỘI DUNG
I. Một số quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta
thật sự trong sạch, vững mạnh “là đạo đức, là văn minh”.
Quan điểm của Bác Hồ về xây dựng Đảng Trước hết là truyền thống
đoàn kết.
Trong Di chúc Bác viết Trước hết nói về Đảng: Nhờ đoàn kết chặt chẽ,
một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên
từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta
hǎng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Như vậy Bác khẳng định truyền thống đoàn kết là truyền thống của Đảng
và của dân tộc và đoàn kết trong Đảng nó có quan hệ chặt chẽ tới sự thống nhất
và vững mạnh của Đảng. Chính vì vậy trong Di chúc Bác yêu cầu các cán bộ
10
đảng viên phải giữ gìn truyền thống đoàn kết như giữ gìn con ngươi của mắt
mình.
Thứ hai là theo quan điểm của Bác thì có 2 lý do phải xây dựng Đảng ta
thật sự trong sạch, vững mạnh “là đạo đức, là văn minh”:
1. Để Đảng ta xứng đáng là đảng cầm quyền, mà không có một lực
lượng nào có thể thay thế được.
Đảng ta là đảng cầm quyền, thế thì Đảng cầm quyền nó khác với Đảng
lãnh đạo cách mạng như thế nào? cần chú ý rằng Đảng ta có hai thời kỳ, thời kỳ

lãnh đạo cách mạng nhưng chưa cầm quyền, đó là thời kỳ 1930 - 1945. Khi cách
mạng Tháng Tám thành công nhà nước Việt Nam dân chủ ra đời, đó là công cụ
của Đảng để thực hiện lý tưởng xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững
chắc tổ quốc của chúng ta, tức là Đảng cầm quyền, tổ chức quản lý điều hành
đất nước thông qua chính quyền của mình và chính quyền đặt dưới sự lãnh đạo
của Đảng.
Thế thì Đảng cầm quyền với lúc chưa cầm quyền khác gì nhau. Nó không
khác ở chỗ cho dù cầm quyền hay không cầm quyền thì Đảng ta vẫn là đội tiên
phong của giai cấp, của nhân dân lao động và của dân tộc.
Nhưng khi cầm quyền thì nó có sự thay đổi rất lớn. Thay đổi thư nhất là
Đảng có công cụ, có chính quyền thì phải làm sao phát huy được vai trò quản lý
tổ chức đất nước, quản lý tổ chức xã hội thông qua chính quyền.
Thứ hai, Đảng ta là đảng cầm quyền, cụ thể hiện nay là cán bộ đảng viên
có chức có quyền, khác hẳn với thời kỳ chứa có chính quyền là phải gắn với
dân, không gắn dân là không tồn tại được, còn bây giờ cán bộ đảng viên có chức
có quyền, mà có chức có quyền thì đi liền với lợi, cho nên nếu không xác định
rõ Đảng cầm quyền trong điều kiện như thế thì sẽ xa dân mà xa dân theo quan
điểm của bác Hồ thì trước sau sẽ thất bại. (Một tháng sau ngày tuyên bố độc
lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết một bức thư gửi lãnh đạo các Bộ, các tỉnh,
các huyện, các làng. Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của chính phủ từ
toàn quốc cho đến các làng đều là đầy tớ của dân, nghĩa là để gánh vác việc
dân chứ không phải là để đè đầu dân như thời kỳ dưới sự thống trị của Pháp,
Nhật).
Thứ ba, khi Đảng cầm quyền thì đòi hỏi Đảng viên phải có những phẩm
chất cao hơn nhiều (trước đây chỉ cần sự nhiệt tình cách mạng, lòng căm thù
giặc thì có thể hoàn thành được nhiệm vu của Đảng giao cho, nhưng bây giờ
trong thời kỳ phát triển đất nước, xoá đói giảm nghèo thì đòi hỏi cao hơn nhiều)
11
cả về chính trị, cả về khoa học kỹ thuật cả về trình độ văn hoá không phải chỉ
một mình nhiệt tình là đủ.

Vậy. Đảng cầm quyền thì Đảng phải như thế nào, đó là Mỗi đảng viên và
cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm
chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là
người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
Hiện nay chống phá Đảng ta có Đảng Việt Tân (Việt Nam Canh Tân Cách
Mạng Đảng) là một đảng chính trị được thành lập vào năm 1982 có đảng viên
hoạt động ở trong và ngoài nước Việt Nam (cũng có điều lệ và cương lĩnh). Đảng
này tập hợp những người không đồng tình với nhà nước Việt Nam với mục tiêu
là chấm dứt tình hình độc tài tại Việt Nam và tạo nền dân chủ. Đây cũng là một
trong những đảng bị nhà nước Việt Nam liệt vào danh sách khủng bố.
Cho đến nay Đảng ta vẫn là Đảng độc nhất cầm quyền và trên thế giới thì
có 5 nước đi theo con đường XHCN đó là: Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Cu Ba
và Bắc Triều Tiên.
Tình hình trung Quốc: Trước đây Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình đã có câu nói
nổi tiếng “Mèo đen hay mèo trắng không quan trọng, miễn là bắt được chuột”
nghĩa là đi theo con đường chủ nghĩa xã hội hay Chủ nghĩa tư bản không quan
trọng, miễn là dân chúng được ấm no hạnh phúc Cũng như sau ngày độc lập
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Ngày nay chúng ta đã xây nên nước Việt Nam
dân chủ Cộng hoà, nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng tự do,
hạnh phúc thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của
tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”. và câu này về sau đã được
Chủ tịch Giang Trạch Dân nói rõ nghĩa: "Không có bạn bè vĩnh viễn, không có
kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích của Trung Quốc là vĩnh viễn". Và hiện nay Tổng
Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào khẳng định Trung Quốc tiếp tục con đường
xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc riêng, mang màu sắc Trung Quốc.
Năm 2007, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc đạt gần 3.000
USD/người. Hầu như các gia đình của Trung Quốc có ít nhất 1 ti vi, ở thành phố
mỗi gia đình có ít nhất một máy giặt, khoảng 15 triệu gia đình có ô tô riêng.
Hiên nay Trung Quốc trở thành công xưởng sản xuất của thế giới, sản xuất từ
những đồ chơi đơn giản nhất đến những chiếc máy tính phức tạp và ô tô cao cấp

và Trung Quốc đang thẳng tiến trên con đường trở thành nền kinh tế lớn thứ 2
của thế giới.
2. Để Đảng ta khắc phục được những sai lầm, khuyết điểm trong quá
trình lãnh đạo cách mạng
12
Đảng ta là một Đảng hành động, giải quyết những nhiệm vụ rất to lớn của
đất nước nên mắc sai lầm là không thể tránh khỏi (Bác Hồ đã nói: chỉ có một
Đảng đứng nhìn thì mới không mắc khuyết điểm).
Trong quá trình lãnh đạo Đảng ta đã mắc một số sai lầm như:
Cải cách ruộng đất
Cải cách ruộng đất là một chủ trương đúng nhằm giải phóng nông dân,
người cày có ruộng là chương trình nhằm tiêu diệt các thành phần bị xem là
"bóc lột", "phản quốc", "phản động", Địa chủ, Việt gian được Đảng ta thực
hiện vào những năm 1953 - 1956 với mục đích:
- Tịch thu tài sản ruộng đất do người Pháp, người dân di cư, hay Việt gian
(những người theo Pháp) bỏ lại, hoặc bỏ hoang vì chiến tranh,
- Phân chia cho tá điền,
- Cắt giảm địa tô, Bãi bỏ mọi khoản tiền thuê ruộng.
Phương châm của cải cách ruộng đát là: "thà 10 địch sót còn hơn một
người bị kết án oan".
- Không xử phạt các tội đã phạm quá lâu đến hiện tại mới điều tra ra.
- Trách nhiệm của phạm nhân thì chỉ một mình phạm nhân chịu, không
quy kết cho vợ con, gia đình.
- Muốn kết án một người phải có bằng chứng xác đáng.
Tiếc thay vì giáo điều, việc thực hiện cải cách ruộng đất đã phạm sai lầm
nguêm trọng, gây ra nhiều hậu quả to lớn. Đã có rất nhiều người bị đấu tố oan.
(dùng con cháu để đấu tố ông bà, dùng con dâu để đấu tố bố mẹ), thực hiện với
phương châm "thà chết 10 người oan còn hơn để sót một địch" lúc bấy giờ đội
cải cách là to nhất. (Trên thì có trời, dưới thì có đất và ở giữa thì có đội cải cách)
(Trời làm một trộ lăng nhăng, ông thì gọi thằng mà thẳng thì gọi ông).

Báo cáo trước Quốc hội, Hồ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận trách nhiệm
và tự phê bình trước toàn dân, nước mắt Bác đã rơi xuống khi nói đến những tổn
thất đau thương do sai lầm đã gây ra người khẳng định. Một Đảng mà dấu diếm
khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng, một Đảng có gan thừa nhận những
khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó vì đâu mà có và tìm mọi cách
mà sửa chữa khuyết điểm đó, như thế mới là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn,
chắc chắn, chân chính.
Chiến tranh biên giới Việt - Trung, 1979
Trung Quốc cho rằng Việt Nam “ăn cháo đá bát” Tháng 11 năm 1978
đồng chí Lê Duẩn thăm Liên Xô và ký "hiệp ước hữu nghị và hợp tác" với Liên
13
Xô. Trong khi quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô còn rất căng thẳng và bên
phía Trung Quốc cho rằng Việt Nam “ăn cháo đá bát”. Trong chuyến thăm
Đông Nam Á tháng 12 năm 1978, tại một cuộc trả lời phỏng vấn được Trung
Quốc truyền hình trực tiếp, Đặng Tiểu Bình tuyên bố: "Việt Nam là côn đồ, phải
dạy cho Việt Nam bài học" mà ngày hôm sau báo chí chính thức của Trung
Quốc cắt ngắn thành "phải dạy cho Việt Nam bài học"
Chiến tranh biên giới Việt - Trung, 1979 đã diễn ra từ ngày 17 tháng 2
năm 1979, kết thúc vào ngày 18 tháng 3 năm 1979 và đã để lại hậu quả lâu dài
đối với nền kinh tế Việt Nam và quan hệ căng thẳng giữa hai nước.
Trong quá trình lãnh đạo đảng ta mắc phải 3 khuyết điểm
1. Chủ quan, nóng vội, duy ý chí do thiếu lý luận, kém lý luận, lý luận
suông, lý luận không gắn với thực tiễn, không dùng lý luận đó để soi đường nên
có vấp váp, có sai lầm khuyết điểm.
Sau 1975, tinh thần lạc quan của người Việt nam rất cao độ vì Việt Nam
đã đánh bại nhiều cường quốc trong chiến tranh và tin tưởng sẽ nhanh chóng
xây dựng thành công XHCN nhưng kết quả đã làm nước ta vô cùng kiệt quệ.
Năm 1975 xuất phát điểm của Sài Gòn cao gấp 10 lần Thái Lan nhưng 10 năm
sau chúng ta kém xa Thái Lan (vấn đề này Đảng ta phải chịu trách nhiệm).
2. Bệnh hẹp hòi dẫn đến sự đỗ kỵ ngày trong nội bộ Đảng, ngay trong

quần chúng, không tạo điều kiện cho nhau mà còn kìm hãm lẫn nhau. Trong
Đảng bao giờ cũng có 3 thế hệ Già -Trung - Trẻ nhưng coi thường lớp trẻ,
không tạo điều kiện cho lớp trẻ, quá khắt khe với lớp trẻ.
Khi Đảng cần người già thì ta còn quá trẻ
Khi Đảng cần người trẻ thì ta lại trót già
Khi Đảng cần đàn bà thì ta là đàn ông
Khi Đảng cần công nông thì ta là trí thức
Khi Đảng cần người đức thì ta lại có tài
Đến khi Đảng sửa sai thì ta đã đi Văn Điển.
Ngoài ra còn có tư tưởng “Giàu thì gét, ngèo thì khinh, thông minh thì
không sử dụng”; trong sinh hoạt thì giám đấu tranh, không giám giỏi hơn lãnh
đạo, đều đều là được, bình quân chủ nghĩa “đi nhẹ, nói khẽ, hay cười; làm đâu
hỏng đấy là người phiếu cao”; chính vì vậy nên không phát huy được người
tài.
Nếu Đảng hẹp hòi, không bao dung thì sẽ bỏ sót người tài, không sử dụng
hết người tài (người lắm tài thì nhiều tật, có tật thì có tài, người có tài thì không
14
cần ai cả nhưng Đảng thì phải cần người tài, người lãnh đạo giỏi là người tận
dụng được tối đa năng lực của người tài).
3. Bệnh hình thức chủ nghĩa, khuếch trương, khoe khoang, báo cáo láo,
chạy đua thành tích, dối trên lừa dưới, nói không đi đôi với làm, nói thì hay
nhưng làm thì giở, nếu không khéo cấp trên cứ nghe cấp dưới báo cáo như vậy
thì rất nguy hiểm.
VD1. Trong báo cáo chính trị năm 1986 của các tỉnh Tây Nguyên có trên
80% hợp tác xã vẫn tồn tại và hoạt động có hiệu quả nhưng sau khi Bộ chính trị
thành lập các đoàn đi thẩm tra ở các tỉnh Tây Nguyên thì thực tế có không quá
20% hợp tác xã tồng tại nhưng hoạt động không hiệu quả (cúng giống như là
báo cáo các phường xã của chúng ta về số hộ có hố xí tự hoại hay tỷ lệ người
sinh con thứ 3 trở lên ).
VD2. Dự án 135 của Nhà nước hỗ trợ vốn nhằm phát triển những xã đặc

biệt khó khăn, với mục tiêu xây dựng các công trình điện - đường - trường- trạm
phục vụ đời sống nhân dân, các dự án xoá nhà tranh tre nứa ná sau khi nghe các
tỉnh báo cáo thì đã xoá 100% nhưng thực tế thì không phải và người chịu thiệt
thòi nhất là nhân dân.
II. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta trong sạch,
vững mạnh, "Là đạo đức, là văn minh".
Sở dĩ nói:
- Đảng ta vĩ đại vì lí tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội; là tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
- Đảng ta vĩ đại vì Đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của giai
cấp, của dân tộc, của nhân dân.
- Đảng ta vĩ đại vì Đảng đã tập hợp được những người con ưu tú nhất
đứng trong hàng ngũ, tuyên thề hy sinh đến giọt máu cuối cùng vì lí tưởng của
Đảng. Mới 15 tuổi, với hơn 5.000 đảng viên, Đảng đã đoàn kết được toàn dân
đứng lên đánh đuổi đế quốc phong kiến, đưa đất nước ta từ một nước thuộc địa
nửa phong kiến trở thành một quốc gia độc lập, tự do; đưa dân ta từ thân phận
nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. (24 tuổi đánh bại chủ
nghĩa thực dân cũ của Pháp, làm nên một "Điện Biên chấn động địa cầu"; 45
tuổi đánh bại chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ, giành độc lập và thống nhất, đưa
cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội).
Sở dĩ nói:
- Đảng ta là đạo đức, là văn minh vì ở thời điểm khó khăn, đen tối, bế tắc
nhất của xã hội Việt Nam (đầu thế kỷ 20), Đảng đã ra đời với tư cách là tổ chức
15
chính trị tiên tiến có tính vượt trội (văn minh) so với mọi tổ chức chính trị đã
xuất hiện trong cùng thời kỳ đó.
- Đảng ta là đạo đức, là văn minh vì nó là một tổ chức chính trị chân
chính, trung thực, trung thành, quang minh chính đại, trước sau như một đều
nhất quán một tinh thần yêu chuộng hoà bình, tôn trọng công lý và chính nghĩ.
- Đảng ta là đạo đức, là văn minh vì bản chất của Đảng, mục tiêu lý tưởng

của Đảng không phải chỉ nhằm đập tan, phá bỏ cái cũ xấu xa, lạc hậu mà chủ
yếu là kiến tạo và dựng xây một xã hội mới tốt đẹp, tiến tới một nền văn minh
mới - văn minh cộng sản chủ nghĩa
Đảng là đạo đức, là văn minh có nghĩa là Đảng như người thuyền trưởng
và các thủy thủ đủ trí khôn và lòng dũng cảm chèo lái con thuyền cách mạng
qua mọi thác ghềnh để hoà vào dòng chảy chung của nhân loại, đưa dân tộc phát
triển bền vững, sánh vai cùng các cường quốc 5 châu.
1. Xây dựng Đảng về mặt tư tưởng, lý luận
Đối với một Đảng lãnh đạo, một Đảng cầm quyền thì Đảng muốn vững
mạnh là phải có hệ tư tưởng; Đảng ta chọn Chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng
tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng.
Sở dĩ chọn chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam
cho hành động là vì chủ nghĩa Mác - Lênin là chủ nghĩa lần đầu tiên đặt vấn đề
giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, mọi người đều có
cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc và bình đẳng;
2. Xây dựng Đảng về mặt tổ chức
Bác Hồ quan tâm tính hệ thống của Đảng, quan điểm của Bác xây dựng
Đảng về mặt tổ chức gắn với công tác chi bộ. Bác Hồ ví cơ quan lãnh đạo cao
nhất của Đảng là cái máy phát điện mà các tổ chức cơ sở Đảng là những bóng
điện phải làm sao mà máy phát luôn luôn hoạt động và các bóng điện thì luôn
luôn sáng.
3. Xây dựng Đảng về công tác cán bộ
Bác Hồ nói: Công tác cán bộ tạo thành một mắt khâu linh hoạt, trong công
tác cán bộ không được coi nhẹ một khâu nào cả, phải thường xuyên có những
điều chỉnh cho phù hợp, người mà dự kiến được chọn phải kiểm điểm thật kỹ
những việc mình làm được và những việc chưa làm được đồng thời tạo điều
kiện cho họ được thực hành để khẳng định năng lực.
Tuyển chọn cán bộ phải là những người có tài, có đức, phải hồng thắm,
chuyên sâu.
Người có tài phải:

16
+ Có năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân.
+ Có mối liên hệ mật thiết với nhân dân.
+ Luôn luôn học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt.
Người có đức phải:
+ Suốt đời phấn đấu hy sinh cho mục tiêu, lý tưởng của Đảng.
+ Tuyệt đối trung thành với Đảng, với sự nghiệp cách mạng.
+ Đặt quyền lợi của Đảng, của Tổ quốc lên trên hết và lên trước hết.
+ Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng.
VD1. Như các đồng chí đã biết. Sau khi giành được độc lập, đất nước ta ở
trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn: thù trong giặc ngoài, tình hình kinh tế xã hội
khủng hoảng vì đói rét, dốt nát, dịch bệnh, thiên tai. Tuy Chính phủ lâm thời đã
được thành lập nhưng vẫn cần nhiều người có tâm, có tài để phụng sự Tổ quốc.
Hồ Chủ tịch thay mặt chính phủ ra Thông lệnh tìm người tài đức. Nước
nhà cần phải kiến thiết, kiến thiết cần phải có nhân tài, trong 20 triệu đồng
bào chắc không thiếu người tài đức, các địa phương lập tức phải điều tra, nơi
nào có người tài đức, có thể làm những việc ích quốc lợi dân thì phải báo
ngay cho Chính phủ biết. Trong bài Nhân tài và kiến quốc đăng trên báo Cứu
quốc tháng 11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: Kiến thiết cần có nhân tài.
Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn,
khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển càng thêm
nhiều. Trên thực tế, bằng khả năng cảm hóa đặc biệt và uy tín của mình, Bác
Hồ đã thu hút và thuyết phục rất nhiều những nhà chí sĩ yêu nước đã hết lòng
phụng sự Tổ quốc.
Cụ Huỳnh Thúc Kháng từng đỗ Tiến sĩ, nhưng cụ không ra làm quan mà
cùng các nhà chí sĩ lừng danh như: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Trần Quý
Cáp mưu sự nghiệp cứu nước, vì vậy cụ bị Pháp đày ra Côn Đảo 13 năm. Sau
khi ra tù, cụ lập ra báo Tiếng Dân. Năm 1945 cụ đã 70 tuổi nhưng uy tín và tinh
thần yêu nước của cụ vẫn có một ảnh hưởng rất lớn trong xã hội.

Ngay từ cuối năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi hai bức điện mời
cụ Huỳnh ra làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ, lần đầu cụ từ chối vì tuổi cao sức yếu
nhưng lần hai thì cụ đồng ý ra Hà Nội gặp Bác. Tháng 2/1946, Ủy ban Hành
chính Trung bộ cho xe qua tòa báo Tiếng Dân đưa cụ Huỳnh ra Thủ đô. Buổi
gặp đầu tiên của hai tấm lòng yêu nước. Cụ Huỳnh nói với Bác: “Tôi ra đây cốt
là gặp cụ, chứ lúc này là lúc cần tăng gia sản xuất mà tôi không biết cầm cày,
17
cầm cuốc; lại cần kháng chiến mà tôi lại không mang súng nổi. Cụ nên kiếm
người trẻ thạo việc để trao nhiệm vụ thì hơn”, nhưng Bác vẫn kiên trì thuyết
phục một cách hợp lý thuận tình nên cụ Huỳnh vui vẻ nhận lời.
Trong một buổi tâm tình, cụ Huỳnh nhắc khéo chuyện riêng của Bác bằng
hai câu thơ:
Năm mươi sáu tuổi vẫn chưa già
Cụ ông thấy, cụ bà không?
Nhưng lúc ấy Bác chỉ cười không nói gì.
Sau khi Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 được ký kết, Tháng 5 năm 1946, trước
khi Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Paris làm thượng khách của chính phủ Pháp, Cụ
Bộ trưởng Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng đến hỏi Bác nếu ở nhà xảy ra những
chuyện phức tạp thì nên xử sự như thế nào. Bác trả lời ngắn gọn một câu "Dĩ bất
biến ứng vạn biến". Trong thời gian Bác đi vắng, cụ Huỳnh đã làm rất tốt trọng
trách mà Bác đã tin tưởng giao lại.
Trong mấy tháng ở Pháp, Bác thường gửi điện thăm hỏi tình hình ở nhà và
sức khỏe cụ Huỳnh. Trong một bức điện riêng, Bác đã trả lời câu hỏi mà cụ đưa
ra bằng bài thơ sau:
Nghĩ chẳng ra thơ để trả lời
Nhớ ơn cụ lắm cụ Huỳnh ơi
Nôn sông một mối chung nhau gánh
Độc lập xong rồi cưới vợ thôi”.
VD2. Trong trận chiến Điện Biên Phủ. Bác nói với tướng Giáp: Tướng
quân tại ngoại Chắc thắng thì đánh mà không chắc thắng thì không đánh.

Thực hiện quyết tâm tiêu diệt địch ở Điện Biên Phủ, bộ phận tham mưu
của ta và của đoàn cố vấn đi trước để chuẩn bị chiến trường, đã đề nghị phương
án tranh thủ “đánh nhanh thắng nhanh” khi địch còn đứng chân chưa vững.
Nhưng khi đặt ra câu hỏi: đánh nhanh có bảo đảm chắc thắng 100% như Bác Hồ
căn dặn không? Thì không ai dám khẳng định; cuối cùng Đại tướng Võ nguyyên
Giáp Quyết định chuyển phương án "đánh nhanh thắng nhanh" trong 2 ngày 3
đêm thành phương án “đánh chắc thắng chắc” kéo dài gần 2 tháng và chúng ta
kéo Pháo vào rồi lại kéo Pháo ra.
Trong chiến dịch Diện Biên Phủ đã có nhiều anh hùng lức lượng vũ trang
nhân dân như:
Tô Vĩnh Diện (1924 - 1953) lấy thân mình chèn bánh pháo
Phan Đình Giót (1922 - 1954) lấy thân mình lấp lỗ châu Mai
18
Bế Văn Đàn (1931 - 1953), lấy thân mình làm giá súng
Trần Can (1931-1954), quê ở Yên Thành, tỉnh Nghệ An. đã hy sinh sáng
ngày 7 tháng 5 năm 1954, ngày kết thúc chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ khi
được giao nhiệm cắm lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” của Hồ Chủ tịch trên
đồi Him Lam.
Võ nguyên Giáp được phong hàm Đại tướng vào ngày 28 tháng 5 năm
1948 khi vừa tròn 37 tuổi là vị Đại tướng đầu tiên của Quân Đội Nhân dân Việt
Nam. Sau này trả lời một phóng viên nước ngoài về việc dựa vào đâu, vào tiêu
chuẩn nào để phong quân hàm tướng cho một lúc nhiều người như vậy, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã trả lời: "Ai đánh thắng đại tá thì phong đại tá, ai đánh thắng
thiếu tướng thì phong thiếu tướng, ai đánh thắng trung tướng thì phong trung
tướng, đánh thắng đại tướng thì phong đại tướng".
VD3. Bác sĩ Vũ Đình Tụng là người theo đạo Thiên chúa, nguyên Bộ
trưởng Bộ thương binh xã hội, Hội trưởng Hội chữ Thập đỏ Việt Nam, có con
trai là Vũ Văn Thành tham gia tự vệ và đã anh dũng hy sinh trong những ngày
đầu kháng chiến ở Hà Nội. Nhận được tin này, tháng 1 năm 1947 Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã gửi thư chia buồn tới gia đình bác sĩ Vũ Đình Tụng .

Tôi được biết rằng con trai bác sỹ đã oanh liệt hy sinh cho Tổ quốc. Bác
sỹ biết đấy, tôi không có gia đình, cũng không có con cái nhưng gia đình của
tôi là Việt Nam, con cái tôi là thanh niên Việt Nam, mỗi khi một thanh niên
hy sinh thì tôi thấy như mình mất đi một phần cơ thể. Tôi thay mặt Chính phủ
cảm ơn Ngài, và gửi Ngài lời chào thân ái và quyết thắng.
4. Xây dựng Đảng phải thực hiện tốt 3 nguyên tắc cơ bản chủ yếu sau:
a. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
Nội dung cơ bản của tập trung là: Thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dưới
phục tùng cấp trên, toàn Đảng phục tùng Trung ương, tất cả mọi đảng viên phải
chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết của tổ chức Đảng.
Bác Hồ nói: Trong Đảng thực hành dân chủ rông rãi, thường xuyên và
nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát
triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tính đồng chí thương yêu
lẫn nhau.
Nhờ dân chủ mà Đảng ta đã phát huy cao nhất trí tuệ, nâng cao năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu của mình. Nhờ dân chủ mà trong Đảng đã khắc phục được tình
trạng bè cánh, cục bộ, địa phương, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, xa rời quần
chúng. Nhưng, dân chủ phải gắn với tập trung. Tập trung dân chủ là nguyên tắc sống
còn và cũng là biện pháp tốt nhất để xây dựng Đảng. Chúng ta cũng kiên quyết đấu
19
tranh chống lại những biểu hiện trong thực hành dân chủ hình thức. Lợi dụng dân chủ
để truyền bá những quan điểm, tư tưởng cá nhân, xâm hại đến lợi ích chung, gây mất
đoàn kết trong Đảng, trong xã hội, cần chống lại những biểu hiện của dân chủ "quá
trớn".
VD1. Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc triệu tập các đại biểu
cộng sản Việt Nam họp từ ngày 6 tháng 1 năm 1930 đến ngày 7 tháng 2 năm
1930 tại Hương Cảng, trên cơ sở thống nhất ba tổ chức cộng sản tại Đông
Dương (Đông Dương Cộng sản Đảng; An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương
Cộng sản Liên đoàn, đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (1960) của Đảng
đã quyết nghị lấy ngày 3/2 dương lịch hằng năm làm ngày kỷ niệm thành lập

Đảng nhưng vẫn có một số cán bộ đảng viên thắc mắc.
VD2. Dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên là một trong hàng loạt các dự
án khai thác mỏ của nước ta. Nhưng dự án này đã gây ra nhiều ý kiến tranh cãi
khác nhau trong dư luận, báo chí, Quốc hội. Các ý kiến chủ yếu xoay quanh vấn
đề an ninh quốc phòng, hiệu quả kinh tế, hậu quả xã hội, vấn đề môi trường,
công nghệ Trung Quốc lạc hậu, việc sử dụng ồ ạt lao động phổ thông của Trung
Quốc tại khu vực Tây Nguyên trái với Luật lao động Việt Nam. Thậm chí đã có
thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về những
vấn đề liên quan đến các dự án khai thác quặng bô xít ở Tây Nguyên.
Thủ tướng phân tích, tài nguyên khoáng sản của ta không nhiều, trong đó
có một số khoáng sản quan trọng có trữ lượng nhỏ hoặc đã cạn kiệt. Bô xít ở
Tây Nguyên, có trữ lượng khoảng 8 tỉ tấn (tài liệu của Liên Xô để lại), theo Thủ
tướng “cần phải tính toán khai thác”
Thủ tướng cho rằng, khai thác quặng bô xít là chủ trương lớn của Đảng,
Nhà nước ta đã được nêu trong Nghị quyết Đại hội X. Bộ Chính trị cũng đã 3
lần nghe chiến lược về phát triển bô xít. Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát
triển bô xít Tây Nguyên với tinh thần đảm bảo hiệu quả, bền vững.
Trong điều kiện khoa học kĩ thuật phát triển cùng với nhận biết hiện nay
của Chính phủ, sẽ thực hiện khai thác hiệu quả để làm ra bô xít, nhôm, đồng
thời bảo đảm vấn đề môi trường, phát triển bền vững…
Một số ý kiến của đại biểu Quốc hội cho rằng Chính phủ Việt Nam đã
"lách luật" khi tách cụm dự án thành nhiều dự án nhỏ để Chính phủ phê duyệt vì
theo quy định của Luật xây dựng, đối với những dự án có tổng mức đầu tư có
tổng mức đầu tư từ 10.000 tỷ đồng trở lên phải được Quốc hội chấp thuận.
b. Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách
20
- Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách là nguyên tắc trong sinh hoạt
Đảng.
- Tập thể lãnh đạo là để phát huy trí tuệ và kinh nghiệm của nhiều người.
- Cá nhân phụ trách là để xác định rõ trách nhiệm thực hiện, nâng cao tinh

thần và ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân.
- Cần chống thói dựa dẫm tập thể, không dám làm, không dám chịu trách
nhiệm; đồng thời chống độc đoán, cá nhân, coi thường tập thể.
c. Nguyên tắc tự phê bình và phê bình.
- Mục đích của tự phê bình và phê bình là: Làm cho phần tốt trong mỗi
con người phát triển và phần xấu bị mất dần đi; làm cho các tổ chức Đảng luôn
luôn trong sạch, vững mạnh; để tăng cường đoàn kết, thống nhất trong nội bộ
Đảng; để các tổ chức Đảng và đảng viên luôn luôn hoàn thiện mình, phấn đấu
hoàn thành nhiệm vụ Tổ quốc và nhân dân giao cho.
- Tự phê bình và phê bình phải được tiến hành nghiêm túc, thường xuyên,
như người ta rửa mặt hằng ngày.
- Tự phê bình phải thành khẩn, thành tâm, không "giấu bệnh sợ thuốc" sẽ
giúp cho việc tự phê bình có kết quả tốt.
- Còn phê bình phải trung thực, "không đặt điều", "không thêm bớt".
- Tự phê bình và phê bình phải kiên quyết, "ráo riết", không nể nang, qua
loa đại khái, hình thức. Bác Hồ hiểu rõ, đã là con người thì ít, nhiều đều có khuyết
điểm, nhưng quan trọng là phải nhận rõ khuyết điểm, không được che giấu khuyết
điểm, tự phê bình để sửa chữa, khắc phục, vươn lên tự chiến thắng thói hư tật xấu của
mình.
- Tự phê bình và phê bình phải có tính chất xây dựng "phải có tình đồng
chí thương yêu lẫn nhau, tuyệt đối không vì mâu thuẫn cá nhân, động cơ cá nhân mà
phê bình theo kiểu “vạch lá tìm sâu”, “bới lông tìm vết” “phê bình như xúc đất đổ
đi” nhằm trù dập, đấu đá, hạ bệ lẫn nhau.
III. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta trong
sạch, vững mạnh, "Là đạo đức, là văn minh".
1. Tấm gương suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng của Đảng,
xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn chăm lo đến công tác xây dựng Đảng ta
trong sạch, vững mạnh, để Đảng hoàn thành sự nghiệp cách mạng của mình, thể
hiện rõ trong các điểm sau:

- Sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
21
- Chăm lo công tác xây dựng Đảng, xác định đúng đường lối cách mạng
giải phóng dân tộc để Đảng hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh
lật đổ ách thống trị của thực dân, phong kiến, xây dựng chính quyền dân chủ
nhân dân, trong giai đoạn 1930-1945.
- Đề ra đường lối, chiến lược, sách lược và chèo lái con thuyền cách mạng
trong điều kiện cực kỳ khó khăn, phức tạp sau khi giành được chính quyền
những năm 1945-1946 để bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng.
- Cùng toàn Đảng xây dựng đường lối "vừa kháng chiến vừa kiến quốc";
"thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược"; lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng
chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, xây dựng và bảo vệ
miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân trong phạm vi cả nước; cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội.
2. Luôn luôn gương mẫu rèn luyện phẩm chất, tư cách của một đảng
viên, làm tròn mọi nhiệm vụ được Đảng giao phó.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng toàn diện, suốt đời phấn
đấu, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, góp phần xây dựng Đảng trong
sạch, vững mạnh, nổi bật nhất ở các điểm sau:
Một là, tấm gương tuân thủ các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, coi
kỷ luật của Đảng là kỷ luật nghiêm minh và tự giác. Quan tâm đến việc mở rộng
và thực hành dân chủ trong Đảng, Người đã gương mẫu thực hiện dân chủ đầy
đủ và tích cực nhất trong sinh hoạt đảng. Người xác định rõ trách nhiệm cá
nhân, nêu cao tinh thần "phụ trách" trước Đảng, trước dân tộc và nhân dân.
Hai là, tấm gương luôn luôn tự rèn luyện, trau dồi phẩm chất, năng lực,
đạo đức, lối sống, tác phong của một đảng viên. Đó là tấm gương luôn luôn giữ
vững ý chí, quyết tâm cách mạng, là "Không có gì quý hơn độc lập, tự do!";
trung thành với Đảng, với nước, hiếu với dân.
Hoặc là những tấm gương khác cũng vậy
Khi cách mạng thành công Bác nói phải chỉnh đốn và xây dựng Đảng, đây

là công việc thường xuyên trong quá trình lãnh đạo của Đảng đặc biệt phải chú
ý 3 thời điểm 1. Thời điểm cách mạng chuyển giai đoạn
2. Thời điểm cách mạng gặp khó khăn
3. Khi cách mạng thành công nếu không chỉnh đốn và xây
dựng Đảng thì cán bộ đảng viên sẽ mắc bệnh như Lênin nói đó là kiêu ngạo
cộng sản
- Đầu tiên là công việc đối với con người (đây là tính nhân văn, tính đạo
đức), Bác căn dặn Đảng phải chú ý không sót một ai trong dân tộc này hết, đó là
những con người nào? Đó là những cán bộ, những binh sỹ, những dân quân,
22
những du kính, những thanh niên xung phong là những người có công, đều
phải có chế độ đối với họ, đều phải quan tâm họ.
- Đối với các liệt sỹ Bác Hồ nói: mỗi địa phương, thành phố, làng xã cần
xây dựng vườn hoa và bia tưởng niệm để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước
của nhân dân ta, vì bây giờ nếu ta tu bổ các mộ liệt sỹ thì công rất lớn, nhưng
bia tưởng niệm nếu ta làm thật tốt thì sẽ đời đời. Nếu ta làm tốt điều này thì
Quảng Trị không phải có người nói là: đổi tên thành tỉnh Nghĩa trang, tức là rất
nhiều Nghĩa trang, Nghĩa trang Trường Sơn, Nghĩa trang đường Chín còn đối
với cha mẹ, vợ con họ thì sau chiến tranh họ sẽ khó khăn vì đơn giản là họ thiếu
nhân lực, nên nhà nước ta phải chú ý quan tâm.
- Đối với các thường binh Bác nói: Đang khi tổ quốc lâm nguy, giang sơn,
sự nghiệp, mồ mả, đền chùa, nhà thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp. Cha mẹ, anh em,
vợ con, họ hàng ta bị đe dọa. Của cải ruộng nương, nhà cửa, ao vườn, làng mạc
ta bị nguy ngập. Ai là người xung phong trước hết để chống cự quân thù, để giữ
gìn đất nước cho chúng ta. Đó là những chiến sỹ mà nay một số thành ra thương
binh. hàng chục vạn người đã cống hiến một phần thân thể của mình, những mất
mát ấy không thể bù đắp được.
Cho nên đối với những người con trung hiếu ấy, tổ quốc và đồng bào ta
phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy, mọi người phải luôn
luôn học tập tinh thần dũng cảm của các liệt sỹ để vượt qua tất cả khó khăn gian

khổ, hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sỹ đã để lại.
- Tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi Việt Nam (thế hệ Măng non)
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, học hành la ngoan
Chẳng may vận nước gian nan
Trẻ em củng phải lầm than, cực lòng
Thương yêu thiếu niên nhi đồng là tình cảm thường trực trong Bác. Bác
từng nói tất cả trẻ em Việt Nam đều là con của tôi.
- Trong Di chúc Bác viết: Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc,
phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi
không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn
nữa, nhiều hơn nữa.
Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng
phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân.
Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, nói chữ là “hỏa táng”. Tôi mong rằng
cách “hỏa táng” dần dần sẽ được phổ biến, sau này ta có nhiều điện, thì “điện
táng” càng tốt hơn. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại
không tốn đất.
Nhưng thực tế chúng tôi thấy nhiều đồng chí cán bộ về địa phuơng xây
mộ tổ tiên to lắm và dân thấy vậy cũng xây to.
23
IV. Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, “Là đạo đức, là văn
minh” trong giai đoạn hiện nay.
Trong giai đoạn hiện nay. Đất nước ta đang đứng trước thời cơ lớn và
thách thức lớn của sự phát triển. Để lãnh đạo đất nước trong điều kiện mới,
Đảng phải tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao được năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu, nắm bắt thời cơ, chấp nhận và vượt qua thách thức, nâng cao tầm
trí tuệ. Mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi tổ chức đảng, cấp ủy đảng phải quán triệt tư
tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, chung tay xây dựng Đảng ta thực sự

trong sạch, vững mạnh, "là đạo đức, là văn minh".
Với nhận thức chung đó, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh trong công tác xây dựng Đảng hiện nay cần tập trung vào những nội
dung, công việc chính sau đây.
1. Quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, thực sự coi xây đựng Đảng
là nhiệm vụ then chốt ở tất cả các cấp, các ngành.
Chăm lo xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là điều kiện tiên quyết và
hết sức cần thiết để giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế, văn
hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Toàn Đảng phải quán triệt đầy đủ quan
điểm xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Tính chất then chốt của nhiệm vụ
xây dựng Đảng thể hiện trong các điểm sau:
Một là, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của nghiên cứu lý luận, tổng kết
thực tiễn, thu hút và phát huy tiềm năng trí tuệ của toàn dân tộc.
Hai là, cần đặc biệt coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có đủ
đức và tài, đầy tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước dân tộc, năng động, dám
nghĩ dám làm, và đây là vấn đề quyết định đến thành bại của cả sự nghiệp
cách mạng.
Ba là, kiên quyết đấu tranh, khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các tiêu cực khác
ở trong Đảng và ngoài xã hội.
2. Giải quyết tốt mối quan hệ với dân.
Trong thời gian qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị,
quy định, quy chế, để giải quyết mối quan hệ này, nhưng nói chung hiệu quả
vẫn còn rất thấp và Giải quyết mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với dân
hiện nay đang trở thành vấn đề cấp thiết, là bài học lớn rút ra từ hơn 20 năm đổi
mới. Theo tư tưởng của Bác: Các quyết định, chủ trương được thông qua phải
lấy lợi ích của đa số nhân dân làm mục đích; các chính sách được ban hành phải
24
theo mục tiêu vì dân; cán bộ, đảng viên, công chức phải là công bộc của dân, "vì
nhân dân phục vụ"; các biện pháp thực hiện phải dựa vào sức dân và mang lợi

ích cho dân Điều quan trọng là mọi hoạt động của tổ chức đảng, chính quyền,
đoàn thể phải thực sự lấy dân làm gốc.
3. Tổ chức tốt đại hội đảng bộ các cấp theo quy định của Điều lệ Đảng
Ngày 4/8/2009, Bộ Chính trị khóa X đã ban hành Chỉ thị 37 - CT/TW về
đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng
vào nửa đầu tháng 1/2011.
Chỉ thị xác định:
a. Yêu cầu (Bộ Chính trị đề ra 4 yêu cầu lớn)
- Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây
dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh, "là đạo đức, là văn minh" phải trực tiếp
phục vụ cho việc tổ chức tốt đại hội các cấp theo quy định của Điều lệ Đảng.
- Trong Báo cáo chính trị trình đại hội các cấp phải gắn kiểm điểm việc
thực hiện nhiệm vụ chính trị với kiểm điểm việc thực hiện Cuộc vận động "Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", qua đó để phát huy vai trò và
gắn trực tiếp Cuộc vận động với nội dung tiến hành Đại hội.
- Báo cáo của BCH Đảng bộ các đơn vị phải tập trung vào những vẫn đề
cấp bách nhưng có ý nghĩa lâu dài.
- Trong việc chuẩn bị và tiến hành Đại hội phải theo tinh thần đổi mới
mạnh mẽ, phát huy dân chủ, tăng cường đoàn kết, coi trọng chất lượng. Phát
huy cao nhất trí tuệ, trách nhiệm của các cấp ủy, của mỗi cán bộ, đảng viên
trong công tác xây dựng Đảng.
- Tổ chức thật tốt việc thảo luận những quan điểm, chủ trương, định
hướng lớn nêu trong dự thảo các văn kiện trình Đại hội XI và các văn kiện đại
hội đảng cấp trên.
- Yêu cầu về nhân sự, đúng quy chế, đúng quy trình trên cơ sở xác định rõ
quan điểm chủ trương lớn của Đảng.
Trong quá trình tiến hành chuẩn bị cho ĐH, các cấp không được sao
nhãng những hoạt động khác, phải giải quyết các vấn đề lớn, tồn đọng và những
vấn đề bức xúc của XH.
b. Nội dung của đại hội Đảng các cấp (thực hiện 4 nội dung chính)

- Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng nhiệm kỳ 2005-2010 ở
cấp mình và xác định phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2010-2015;
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×