PHÒNG GD&ĐT HÒA BÌNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS VĨNH HẬU Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Vĩnh Hậu, ngày 05 tháng 04 năm 2010
BÁO CÁO TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ND - CT LỚP 9 VÀ KẾ HOẠCH ÔN TẬP
KIỂM TRA XÉT TỐT NGHIỆP THCS NĂM HỌC 2009 - 2010
__________________________
1. Tiến độ thực hiện nội dung - chương trình lớp 9:
a. Đối với các môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh, Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh
học:
- Tiến độ dạy học tính đến thời điểm kiểm tra (đã dạy học đến tuần thứ mấy? tiết thứ mấy
theo PPCT? Có đảm bảo việc thực hiện đúng đủ ND theo qui định của CT?):
Tiến độ dạy học đến thời điểm này đã dạy học đến tuần thứ 30 theo phân hối chương
trình. Đảm bảo việc thực hiện đúng, đủ nội dung theo quy định của chương trình.
- Dự kiến thời gian kết thúc toàn bộ chương trình:
Dự kiến kết thúc chương trình ngày 22/05/2010
b. Đối với các môn còn lại:
- Tiến độ dạy học tính đến thời điểm kiểm tra (đã dạy học đến tuần thứ mấy? tiết thứ mấy
theo PPCT? Có đảm bảo việc thực hiện đúng đủ ND theo qui định của CT?):
Tiến độ dạy học tính đến thời điểm này đã dạy học đến tuần 30 theo phân phối chương
trình.
Đảm bảo việc thực hiện đúng nội dung theo quy định của chương trình.
- Thời gian kết thúc toàn bộ chương trình:
Đến ngày 22/05/2010
2. Tình hình và kết quả triển khai thực hiện kế hoạch nhiệm vụ dạy học lớp 9:
a. Tình hình giảng dạy của GV:
(Đánh giá trên cơ sở kiểm tra hồ sơ chuyên môn của tổ (nhóm) chuyên môn và kết quả
dự giờ và kiểm tra hồ sơ của GV được phân công giảng dạy lớp 9 của đơn vị)
Giáo viên có đầy đu hồ sơ sổ sách theo quy định được xếp khá tốt. Tình hình giảng dạy
qua dự giờ. Giáo viên giảng dạy lớp 9 xếp loại khá trở lên.
b. Tình hình học tập của HS:
(Đánh giá trên cơ sở hồ sơ theo dõi tỉ lệ chuyên cần, ý thức, thái độ học tập và kết quả
TBM HKI của HS khối 9):
Học sinh có thái độ học tập khá tốt, có ý thức học tập
c. Dự báo tỉ lệ TN THCS (so với số HS lớp 9 hiện có của đơn vị):
(Căn cứ kết quả điểm kiểm tra HKI của 8 môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh,
Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học và các thông tin khác để ước tỉ lệ xét TN THCS)
Dự báo tỉ lên tốt nghiệp khoảng 88,6%.
3. Kế hoạch ôn tập kiểm tra xét TN THCS năm học 2009-2010:
a. Đặc điểm tình hình:
- Đặc điểm chung:
Nhà trường được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo PGD-ĐT Hòa Bình,
các bậc cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội ngày càng quan tâm đến phong trào giáo dục.
Lực lượng giáo viên giảng dạy lớp 9 trẻ, nhiệt tình quan tâm cao hoàn thành nhiệm vụ
- Thuận lợi, khó khăn (nhấn mạnh thực trạng chất lượng của học sinh khối 9):
Công tác thanh kiểm tra được đẩy mạnh, góp phần xây dựng tốt nề nếp, kỉ cương của nhà
trường.
1
Công tác củng cố, kiện toàn chất lượng đầu vào, nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập
lớp đầu cấp và hiệu quả giáo dục lớp cuối cấp được nhà trường triển khai tổ chức thực
hiện kịp thời.
Phong trào giúp đỡ học sinh yếu kém đã được thực hiện khá hiệu quả, chất lượng của học
sinh ngày càng tăng lên. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhân dân còn gặp
nhiều khó khăn, cho nên việc đầu tư cho con học còn hạn chế, một số em chỉ đi học vào
những tiết chính khóa còn những tiết ôn bồi dưỡng thêm là không đi học mặc dù nhà
trường không thu tiền.
b. Kết quả triển khai kế hoạch ôn tập trong HKI và đầu HKII:
(Nêu rõ thời gian, nội dung, hình thức, biện pháp tổ chức ôn tập và kết quả đạt được)
Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã chỉ đạo đến các tổ chuyên môn rà soát phân loại học
sinh theo trình độ: Giỏi, khá, TB, yếu, kém. Dựa vào kết quả thi khảo sát, kết quả kiểm
tra và quá trình giảng dạy trên lớp để có kế hoạch bồi dưỡng với nhiều hình thức khác
nhau.
Trên cơ sở kết quả phân loại học lực theo từng nhóm đối tượng học sinh, giáo viên bộ
môn xác định học sinh yếu kém ở những đơn vị kiến thức, kỹ năng nào và đưa ra giải
pháp bồi dưỡng khắc phục những yếu kém đó ao cho có hiệu quả nhất. Ôn luyện những
kiến thức, kỹ năng cũ vào quã trình dạy những kỹ năng mới hoặc thông qua những tiết
dạy tự chọn, tiết ôn bồi dưỡng trái buổi. Thành lập tổ nhóm, đôi bạn học tập gồm những
học sinh cùng một trình độ, năng lực học tập, cùng địa bàn dân cư.
Đồng thời thương xuyên thông báo kết quả học tập cho cha mẹ học sinh để tạo điều kiện
phối hợp tốt hơn trong thời gian tiếp theo.
Kết quả ngày một tăng lên giảm thiểu học sinh yếu kém
c. Kế hoạch ôn tập tiếp theo:
* Thời gian: (số tuần ôn tập, thời điểm bắt đầu và kết thúc? Số tiết dự kiến cho mỗi
môn?)
Số tuần ôn tập tiếp theo: 5 tuần.
Thời điểm bắt đầu: ngày 5/4/2010
Thời điểm kết thúc ngày 6/5/2010
Số tiết dự kiến cho mỗi môn : + Văn, toán, anh văn mỗi môn 10 tiết
+ Hóa, sinh, sử, địa, lý mỗi môn 5 tiết
* Nội dung:
Tổ chuyên môn xây dựng tài liệu ôn luyện thống nhất trong toàn trường gồm hệ thống lý
thuyết và câu hỏi bài tập theo từng chương phần. Trong đó phần câu hỏi bài tập, phân
loại theo từng nhóm đối tượng học sinh.
* Hình thức, biện pháp:
Lồng ghép ôn luyện những kiến thức, kỹ năng cũ vào quá trình dạy kiến thức, kỹ năng
mới và thông qua các tiết dạy tự chọn, ôn bồi dưỡng trái buổi.
Căn cứ vào những kết quả sau mỗi lần kiểm tra, nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ
chức đánh giá, rút kinh nghiệm những việc làm được và chưa làm được, từ đó bổ sung
chấn chỉnh các giải pháp cách tổ chức thực hiện để đạt kết quả tốt hơn. Đồng thời báo kết
quả học tập cho cha mẹ học sinh để tạo điều kiện phối hợp.
d. Chỉ tiêu phấn đấu và các giải pháp tổ chức thực hiện:
* Chỉ tiêu phấn đấu: 98%
* Các giải pháp tổ chức thực hiện:
Chọn cử những giáo viên có kinh nghiệm ôn luyện.
Họp cha mẹ học sinh để trao đổi thống nhất các biện pháp tổ chức ôn luyện: Giờ giấc,
thời lượng ôn luyện,…
2
Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, các tổ chức đoàn thể trong nhà trương và cha mẹ
học sinh phải có sự phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý và tạo điều kiện cho học sinh ôn
luyện
- Thời gian kết thúc toàn bộ chương trình:
Kết thúc chương trình ngày 25/05/2010
4. Nhận xét, đánh giá chung:
a. Ưu điểm:
Việc triển khai thực hiện nội dung chương trình, SGK được thực hiện khá tốt. Thực hiện
theo đúng tinh thần chỉ đạo của ngành giáo dục về việc thực hiện đối mới nội dung,
phương pháp dạy học.
Việc ôn tập bồi dưỡng học sinh được tổ chức thường xuyên đạt hiệu quả khá tốt.
b. Hạn chế:
Một bộ phận nhân còn gặp nhiều khó khăn nên việc đầu tư, quan tâm đến việc học tập
của con em mình còn hạn chế.
c. Kiến nghị:
Không
Thủ trưởng đơn vị
(Kí tên, đóng dấu)
3