Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Bai thu hoạch cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.77 KB, 23 trang )

UBND TỈNH SÓC TRĂNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG CĐSP SÓC TRĂNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

I. PHẦN I. SƠ YẾU LÝ LỊCH:
1. Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ DIỆU.
+ Nam hay nữ: Nữ.
+ Ngày, tháng, năm sinh: 30/03/1990.
+ Chuyên ngành đào tạo: Tin - Lý.
+ Lớp: Tin - Lý 13. Khoa: Tự Nhiên. Trường: CĐSP Sóc Trăng.
+ Hệ đào tạo: Cao đẳng chính quy.
+ Khóa đào tạo: 2007 - 2010.
+ Thực tập dạy học lớp: 6A
7
, 8A
1
, 9A
1
.
+ Thực tập chủ nhiệm lớp: 9A
6
.
+ Thực tập tại trường THCS Mỹ Xuyên, Thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ
Xuyên, Tỉnh Sóc Trăng.
2. Các nhiệm vụ được giao:
- Nghe báo cáo từ ban chỉ đạo của nhà trường về đợt thực tập.
- Được nhà trường phân công tác chủ nhiệm lớp 9A
6
do cô Quách Cẩm Đầy
hướng dẫn và hằng ngày phải đến lớp trước 15 trước giờ lớp vào học, giờ ra chơi,
chuyển tiết 5 phút phải đến lớp kiểm tra tình hình lớp về sỉ số, nề nếp và tình hình
học tập.


- Thu thập các tin tức, phong trào cũng như các việc làm và yêu cầu mà
trường thực tập đề ra để thực hiện tốt và đầy đủ.
- Được phân công dạy 2 môn: Tin Học và Lý.
+ Môn vật lý: lớp 6A
7
do cô Quách Cẩm Đầy hướng dẫn.
+ Môn tin học: lớp 8A
1
, 9A
1
do thầy Lâm Thanh Việt hướng dẫn.
- Được phân công dự giờ:
+ Dự giờ thao giảng toàn đoàn:
 Dự giờ tiết sinh hoạt lớp: của cô Nguyễn Ngọc Phương Loan ở lớp
6A
4
vào ngày 27/02/2010 (buổi chiều tiết thứ 5).
 Dự giờ tiết công tác đội của thầy: Phan Thanh Hiếu vào ngày:
24/02/2010. Tại lớp: 7A
4
, lúc 16
h
.
+ Dự giờ chuyên môn:
 Môn vật lý 2 tiết:
 Ngày 25/02/2010, lớp: 6A
1
, tiết thứ 3, bài 20: “SỰ NỞ VÌ
NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ” do cô Quách Cẩm Đầy dạy.
 Ngày 26/02/2010, lớp: 8A

1
, tiết thứ 2, bài 19: “CÁC CHẤT
ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO?” do thầy Tạ Văn Khoa
dạy.
 Môn tin học dự giờ 2 tiết, ngày 24/02/2009, tại lớp: 9A
1
, tiết thứ 2,
3 bài: “LỆNH NHẬP XUẤT DỮ LIỆU” do thầy Lâm Thanh Việt dạy.
+ Dự giờ của các bạn trong nhóm:
Ngày dạy Lớp Tiết Bài dạy Tên người dạy
Môn vật lý
04/03/201
0
6A
5
2 Bài 21: “Một số ứng dụng
của sự nở vì nhiệt”
Đỗ Thị Lệ Quyên
04/03/201
0
6A
1
3 Bài 21: “Một số ứng dụng
của sự nở vì nhiệt”
Danh Phương Vũ
06/03/201
0
6A
2
2 Bài 21: “Một số ứng dụng

của sự nở vì nhiệt”
Phạm Thị Lan
11/03/201
0
6A
4
2 Bài 22: “Nhiệt kế- Nhiệt giai” Đỗ Thị Lệ Quyên
11/03/201
0
6A
1
3 Bài 22: “Nhiệt kế- Nhiệt giai” Danh Phương Vũ
12/03/201
0
6A
6
3 Bài 22: “Nhiệt kế- Nhiệt giai” Phạm Thị Lan
18/03/201
0
6A
4
2 Bài 23: “Thực hành đo nhiệt” Đỗ Thị Lệ Quyên
18/03/201
0
6A
1
3 Bài 23: “Thực hành đo nhiệt” Danh Phương Vũ
19/03/2010 6A
6
3 Bài 23: “Thực hành đo nhiệt” Phạm Thị Lan

Môn tin học
26/02/201
0
8A
2
1,2 TH bài 6 While do Đỗ Thị Lệ Quyên
04/03/201
0
8A
1
1,2 Bài 9: Dãy số Danh Phương Vũ
05/03/201
0
8A
2
1,2 Bài 9: Dãy số Phạm Thị Lan
10/03/201
0
9A
1
1,2 TH lệnh nhập xuất dữ liệu (tt) Đỗ Thị Lệ Quyên
17/03/201
0
9A
1
1,2 Lệnh lựa chọn- lệnh lặp Phạm Thị Lan
18/03/201
0
8A
1

1 TH bài 7: Xử lý dãy số Danh Phương Vũ
19/03/2010 8A
2
1 TH bài 7: Xử lý dãy số Đỗ Thị Lệ Quyên
19/03/2010 8A
2
2 TH bài 7: Xử lý dãy số (tt) Phạm Thị Lan
Sinh hoạt chủ nhiệm
06/03/201
0
9A
6
5 Sinh hoạt chủ nhiệm Đỗ Thị Lệ Quyên
13/03/201
0
9A
6
5 Sinh hoạt chủ nhiệm Danh Phương Vũ
27/03/201
0
9A
6
5 Sinh hoạt chủ nhiệm Phạm Thị Lan
- Được phân công làm sổ dự giờ, sổ chủ nhiệm, giáo án Tin học, giáo án Vật
lý, giáo án công tác đội, bài thu hoạch cá nhân, sổ nhật ký thực tập.
- Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.
- Thực hiện công tác giảng dạy.
- Thực hiện công tác chủ nhiệm.
PHẦN II. TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ ĐƯỢC
GIAO.

I. Tìm hiểu thực tiễn giáo dục:
1. Ý thức, tinh thần, thái độ tìm hiểu thực tiễn:
+ Ý thức:
Tuy đây không phải là lần thực tập đầu tiên của em nhưng khi bước vào
trường em vẫn hết sức hồi hộp khi tiếp xúc với thầy cô, học sinh của trường đặc
biệt đây là lần đầu tiên em được nghe các em gọi là “cô” rất thân thiện, đồng
thời em nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô. Và bản thân em cũng
đã ý thức được tầm quan trọng của đợt thực tập này: là em sẽ đem những đều
học được trên cơ sở lý thuyết để áp dụng vào thực tiễn giảng dạy 8 tiết trên lớp ở
trường THCS Mỹ Xuyên, đồng thời em luôn cố gắng tìm hiểu và tiếp thu các
kinh nghiệm giảng dạy của các giáo viên hướng dẫn để góp phần làm phong phú
thêm khả năng giảng dạy của mình, góp phần cho việc giảng dạy của em sau khi
ra trường được tốt hơn.
+ Tinh thần:
Trong thời gian thực tập sư phạm ở trường THCS Mỹ Xuyên, nhờ có
sự quan tâm ân cần nhiệt tình của BGH nhà trường cùng với giáo viên bộ môn
và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của giáo viên chủ nhiệm: cô Quách Cẩm
Đầy, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt nhiệm vụ thực tập của
mình. Bước vào đợt thực tập này, bắt đầu từ ngày 22/02/2010 đến ngày
03/04/2010, bản thân em cũng đã xác định rõ mục đích của đợt thực tập là nhằm
củng cố thêm kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, học hỏi thêm những kinh nghiệm
quý báu của bạn bè và của thầy cô ở trường qua những tiết dự giờ, tiết sinh hoạt
chủ nhiệm, những đợt rút kinh nghiệm tiết dạy. Từ đó sẽ giúp cho bản thân xác
định rõ nhiệm vụ dạy học của người giáo viên trong trường phổ thông. Đối với
bản thân phải có tinh thần nhiệt tình, hăng hái, tích cực trong công tác chủ
nhiệm, có mặt đầy đủ trong 6 tuần thực tập, tham gia ổn định lớp, nhắc nhở các
em học bài tốt và vệ sinh lớp, thực hiện tốt các quy định của nhà trường nhất là
về tình trạng đồng phục
+ Thái độ:
Khi giao tiếp với thầy cô và học sinh, em luôn đảm bảo được tính sư

phạm. Bên cạnh đó, em luôn nhắc nhở mình là phải: luôn thực hiện đúng theo
quy định của nhà trường thực tập và những yêu cầu của giáo viên hướng dẫn,
những quy định của trường CĐSP đối với sinh viên khi đi thực tập, phải biết tôn
trọng, lắng nghe, lĩnh hội ý kiến, kinh nghiệm của giáo viên hướng dẫn cũng
như giáo viên bộ môn khác để làm bài học kinh nghiệm cho bản thân.
2. Những kết quả cụ thể:
Qua sáu tuần thực tập tại trường THCS Mỹ Xuyên em đã thu được
những kết quả cụ thể như sau:
Đầu tiên là qua ba bài báo cáo của trường:
 Bài báo cáo đầu tiên của Hiệu trưởng cô Ngô Thị Nữ về tình hình
trường THCS Mỹ Xuyên về các hoạt động cũng như thành tích mà nhà trường đã
đạt được. Em vô cùng tự hào vì đã được thực tập trong một ngôi trường có bề dày
thành tích, có đội ngũ giáo viên giỏi đông, học sinh giỏi cấp huyện cấp tỉnh cao,
các tổ chuyên môn đều hoạt động mạnh và trường đã đạt chuẩn quốc gia. Cụ thể
là:
2. Những kết quả cụ thể:
a. Về tổ chức bộ máy và mối quan hệ giữa các tổ chức trong trường thực
tập:
 Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội :
Thị trấn Mỹ Xuyên là đơn vị đóng ngay trung tâm huyện Mỹ Xuyên
nhưng thực tế trình độ dân trí không đồng đều, mức thu nhập của người dân
chênh lệch khá rõ rệt. Đời sống của một số dân còn gặp nhiều khó khăn. Toàn
Thị trấn có 5 ấp: Châu Thành, Chợ Cũ, Hòa Mỹ, Thạnh Lợi, Vĩnh Xuyên.
- Diện tích đất:
+Diện tích trồng lúa: 1040 ha.
+Diện tích trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày: 270 ha. Trong
đó màu lương thực 35 ha, màu thực phẩm 230 ha và cây công nghiệp ngắn
ngày 05 ha.
- Dân số: Toàn trấn có 4.470 hộ với tổng số dân là 22.635 người (Nam
8.678, nữ 13.957), trong đó Kinh chiếm 81,49%; Hoa: 14,60; Khmer: 4%).

Đến nay đã công nhận 3.874 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa.
- Tôn giáo: Đa số nhân dân không theo đạo, đạo Phật chiếm 20%, còn
một số ít theo đạo Thiên Chúa.
- Kinh tế: Người dân Thị trấn sống bằng nhiều nghề khác nhau:
+ Sản xuất nông nghiệp bình quân canh tác 2 vụ/năm, năng xuất bình
quân: 5 tấn/ha. Tổng sản lượng lúa 5.200 tấn đạt 95,76%.
+ Tình hình phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đang dần
ổn định và có chiều hướng tăng trưởng khá. Trong năm giá trị công nghiệp
và tiểu thủ công nghiệp thực hiện được 104,2 tỷ đồng, đạt 99,23%.
+ Ngoài ra còn một số hộ kinh doanh mua bán, dịch vụ, xây dựng.
- Văn hóa – Giáo dục:
+ Ban văn hóa thông tin phối hợp với các ngành Đoàn thể làm tốt
công tác tuyên truyền các chr trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà
Nước, ý nghĩa các ngày lễ lớn trong năm và nhất là tập trung tuyên truyền
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
+ Giáo dục: Toàn Thị trấn có 7 Trường học gồm: 1 Trường Mầm
Non, 3 Trường Tiểu học, 2 Trường THCS, 1 Trường THPT. Năm học 2008-
2009 tổng số học sinh đầu năm của thị trấn giảm 60 HS, trong đó cấp 1
giảm 24; cấp 2 giảm 10; cấp 3 giảm 2; và năm 2009 thị trấn Mỹ Xuyên đã
đạt chuẩn quốc gia về PCGDTHCS.
 Cơ cấu tổ chức :
- Cán bộ quản lý: Tổng số: 3 đồng chí.
+ Hiệu trưởng: Ngô Thị Nữ: phụ trách chung; phụ trách công tác tổ
chức, tài chánh, đoàn thể, tổ chủ nhiệm.
+ Hiệu phó chuyên môn: đồng chí Lê Minh Tôn phụ trách chuyên
môn, thiết bị, thư viện.
+ Hiệu phó cơ sở vật chất: đồng chí Lâm Thanh Trung phụ trách cơ
sở vật chất, hành chính, khuyến học, phổ cập giáo dục THCS.
- Các tổ chức chuyên môn: Trường có 9 tổ:
+ Tổ Văn: Có 11 đồng chí, Tổ trưởng: Mã Thị Hiếu; Tổ phó: Hà

Thanh Tiên.
+ Tổ Toán: Có 11 đồng chí, Tổ trưởng: Dư Kim Chi; Tổ phó: Trương
xướng.
+ Tổ Tin-Lý: Có 7 đồng chí, tổ trưởng Quách Cẩm Đầy.
+ Tổ Thể dục: Có 4 đồng chí, tổ trưởng Cao Tuấn Chánh.
+Tổ Nhạc-Mỹ thuật: Có 6 đồng chí, Tổ trưởng: Thái Thị Lan Anh
+ Tổ Anh văn: 6 đồng chí, Tổ trưởng: Lê Ngọc Yến.
+ Tổ Sinh-Hóa: 12 đồng chí, Tổ trưởng: Sơn Thái Nhị; Tổ phó: Võ
Thị Huỳnh Anh.
+ Tổ KHXH: 11 đồng chí, Tổ trưởng: Châu Kim Tiếng; Tổ phó: Lý
Thị Mỹ Hạnh.
+ Tổ Văn phòng: 7 đồng chí, Tổ trưởng: Dương Hùng Minh.
- Các tổ chức, đoàn thể:
+ Công đoàn:
• CTCĐ: Nguyễn Thu Vân.
• Tổng số công đoàn viên: 74 đồng chí.
• BCH CĐ: có 07 đồng chí.
• Công đoàn thực hiện chức năng vận động CB-GV thực hiện tốt
nhiệm vụ công tác chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng
cho công đoàn viên.
+ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh:
• Trường có 1chi đoàn: chi đoàn GV .
• Tổng số đoàn viên: 24.
• Bí thư Đoàn trường: Nguyễn Quang Minh.
• Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện chức năng giáo dục tư
tưởng chính trị và vận động Đoàn viên thực hiện tốt kế hoạch nhà
trường, tham gia phong trào đoàn thể địa phương.
+ Đội Thiếu Niên TP HCM:
• Liên đội trường có 32 chi đội.
• Tổng số đội viên: 1016.

• Liên đội trưởng: Đoàn Thị Mỹ Trân (9A
6
).
• Đội Thiếu Niên TP HCM thực hiện chức năng giáo dục tư
tưởng đạo đức cho đội viên, học sinh; vận động đội viên thực hiện tốt
nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy và tham gia tốt các
phong trào của trường và địa phương đề ra.
+ Chi hội Chữ thập đỏ: Trường có 2 chi đội chữ thập đỏ.
• Tổng số hội viên: 512.
• Chi hội trưởng: Lai Thị Thu Hồng.
• Chi hội Chữ thập đỏ của trường thực hiện chức năng giáo dục
đạo đức, lòng nhân ái, chăm lo sức khỏe cho HS; kiểm tra việc thực hiện
vệ sinh môi trường.
+ Hội CMHS: Trường có 32 chi hội CMHS. Ban thường trực có 11
ủy viên.
• Hội trưởng: Nguyễn Minh Trí.
• Hội CMHS họp 3 lần/năm học.
• Hội CMHS thực hiện chức năng phối hợp với nhà trường chăm
lo giáo dục đạo đức, thái độ học tập của HS, hỗ trợ cho CBQL trường
trong công tác xây dựng CSVC của trường.
+ Đội ngũ: Tổng số CB-GV-NV: 751. Trong đó:
• CBQL: 3 đồng chí.
• Giáo viên: 63 đồng chí.
• Tổng phụ trách: 1 đồng chí.
• Chuyên trách PCGD THCS: 1 đồng chí.
• CNV: 7 đồng chí.
• Chất lượng đội ngũ: ĐHSP: 43 đồng chí; CĐSP: 27 đồng chí.
+ Số lớp, học sinh:
• Tổng số lớp: 32 lớp. Chia ra: Khối 6: 7 lớp; khối 7: 9 lớp; khối
8: 8 lớp; khối 9: 8 lớp.

• Tổng số học sinh đầu năm: 1068 HS. Đến HK1 1074,Chia ra:
 Khối 6: 210 HS.
 Khối 7: 302 HS.
 Khối 8: 285 HS.
 Khối 9: 271 HS.
• Phân buổi học:
 Sáng: Khối 8,9.
 Chiều: Khối 6,7
• Thời gian biểu:
 Sáng: 07h00 đến 11h20.
 Chiều: 12h45 đến 17h05.
Học sinh buổi sáng học 2 tiết ra chơi một lần. Buổi chiều học 3 tiết ra
chơi một lần. Chuyển tiết 5 phút.
+ CSVC: Tổng số phòng học: 26 phòng. Chia ra:
• Phòng học: 16 phòng.
• Văn phòng: 1 phòng (chia ra 1 phòng HT và 1 phòng cho P.HT
và VP).
• Thư viện, phòng đọc: 2 phòng.
• Phòng thực hành: Lý, Sinh-Hóa, Nhạc, Tin học, nghe nhìn.
• 1 phòng giáo viên, 1 phòng đoàn thể và truyền thống, 1 hội
trường.
• Trường có 2 khu vực vệ sinh.
• Thư viện, thiết bị:
 Sách GK: 13.558 bản; Sách TK: 1.836 bản; Sách GV:
1.429 bản; Sách thiếu nhi: 1.687.
 Thiết bị: Trường có phòng thực hành nhạc và tin học,
phòng thí nghiệm Hóa-Sinh, Lý, dụng cụ thực hành kỹ thuật công
nghệ và tranh ảnh phục vụ cho các môn học.
 Các hoạt động chính của trường :
- Hoạt động chuyên môn:

+ Sinh hoạt tổ chuyên môn: 2 lần/tháng.
+ Thao giảng: 1 tiết/GV/năm.
+ Dự giờ chéo: 2 tiết/ GV/tháng.
+ Kiểm tra chuyên môn: 2 lần/năm.
+ Trường có Đội Cờ đỏ quản lý nề nếp HS.
+Chất lượng 2 mặt: năm học 2008-2009
Hạnh kiểm:
• Tốt: 804, tỷ lệ: 74,86 %.
• Khá: 245 22,81%.
• TB: 23 2,14%.
• Yếu: 2 0.19%
Học lực:
• Giỏi: 113. tỷ lệ: 10,52%
• Khá: 244 22,72%
• TB: 481 44,79%.
• Yếu: 226 21,04%.
• Kém: 10 0,93%.
+ Tỷ lệ tốt nghiệp năm học trước: 100% (229/229).
+ Phong trào HSG năm 2009-2010 có: 10 HSG huyện và HSG tỉnh
chưa thi.
+ HS thi “Văn hay chữ tốt” năm 2009-2010 :đạt 1 giải II, 1 giải III và
1 giải KK.
+ Phong trào GVG: 14 đồng chí.
- Hoạt động thi đua:
+ Đầu năm học tổ chức phát động phong trào thi đua CB-GV-NV và
HS.
+ Hằng tháng phát động thi đua theo chủ điểm, các lớp đăng ký thi
đua chéo có sơ kết, khen thưởng cuối tháng cho lớp về nhất khối.
+ Phát động GV-HS tham gia phong trào thi đua “Dạy tốt -Học tốt”.
+ Tổ chức sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt học tập bằng nhiều hình

thức như: hái hoa dân chủ…
+ Phân công liên Đội và Công đoàn phối hợp với CBQL theo dõi
công tác thi đua hàng tháng.
- Các hoạt động khác:
+Tổ chức tốt công tác giáo dục tư tưởng chính trị cho HS qua sinh hoạt
dưới cờ hàng tuần, sinh hoạt chủ nhiệm hàng tháng.
+ Vận động CB-GV-HS tham gia tốt công tác xã hội do địa phương
phát động.
+ Đưa HS tham gia ngày “Hội văn hóa thanh thiếu nhi” do huyện đoàn
tổ chức đạt giải nhì toàn đoàn gồm:
 1 giải I, 1 giải II, 1 giải III, 1 giait KK chạy việt dã.
 Giải I “Hoa phượng đỏ” (gồm giải tiết mục song ca, múa; giải III kể
chuyện)
 Vẽ tranh 1 giải I và 1 giải KK.
+ BGH chỉ đạo Đoàn-Đội kết hợp với tổ Thể dục tổ chức các hoạt động
ngoại khóa cho HS vui choi như tổ chức các trò chơi dân gian (nhảy bao, đua
xe đạp chậm…).
+ Giáo viên Thể dục cho HS tập Thể dục đồng diễn trong ngày khai
giảng.
+ Tổ chức hội khỏe phù đồng cho HS cấp huyện gồm các môn: Bóng đa
mini giải KK, cờ vua giải II, cầu lông đôi nam giải II, chạy 800m nữ giải I.
+ Học sinh dự thi “Tìm hiểu luật ATGT đường bộ” đạt giải I cấp Huyện
+ Đoàn-Đội đã tuyên truyền trong HS về phòng chống HIV/AIDS.
+ Đoàn-Đội dự thi lồng đèn nhân tết Trung thu đạt 1 giải I; 1 giải KK
cấp Huyện.
+ Thi bí thư chi bộ giỏi cấp TT đạt giải I; Cấp Huyện đạt giải III.
+ Giáo viên dự thi “Tìm hiểu pháp luận về bảo vệ môi trường” cấp
huyện đạt giải I.
+ Trường đã phổ biến được 7 chuyên đề :
 Giải toán trên máy tính Casio FX 500

 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho GVCN và Đồng Đội. Có
lên tiết minh họa.
 Đổi mới phương pháp dạy môn GDCD.
 Đổi mới phương pháp dạy môn Địa lý.
 Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường môn Địa lý.
 Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường môn Ngữ Văn.
 Ứng dụng công nghệ thong tin vào giảng dạy môn Sinh học
+ Vận động Ban Đại diện CMHS sơn hàng rào với số tiền: 6.045.000 và
tráng trước cổng trường với số tiền 1.950.000. Ngoài ra nhân ngày “Nhà giáo
Việt Nam” cũng tặng cho CB-GV-NV số tiền: 3.750.000
+ Vân động tập cho HS: Cty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam cho Hs
Khmer 1.000 quyển tập; Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Sóc
Trăng cho 500 quyển tập.
 Bài báo cáo thứ hai là của thầy tổng phụ trách đội thầy Phan Thanh
Hiếu.
A. Đặc điểm tình hình:
Trường THCS Mỹ Xuyên là một trường loại I đóng ngay trung tâm
Huyện với số lớp là 30, tổng số hs toàn trường 1127 em. Đoàn trường có một chi
đoàn giáo viên, một Liên Đội với BCH gồm 19 đội viên trong đó có một Liên đội
trưởng, hai liên đội phó và 16 uỷ viên.
Theo kế hoạch chỉ đạo của Chi Bộ, BGH trường học ngay từ đầu năm học
đã tổ chức ĐHLĐ tổng kết nhiệm kỳ trước và lên phương hướng hoạt động năm
học với một số thuận lợi, khó khăn như sau:
 Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chung về phong trào TTN của Huyện Đoàn- Đoàn
TNTT Mỹ Xuyên- Chi bộ nhà trường- BGH cùng các đoàn thể trong trường và
sự hỗ trợ vật chất cũng như tinh thần của hội CMHS.
- Đội viên rất nhiệt tình hoạt động các phong trào của địa phương của
trường và sự quan tâm ủng hộ toàn thể CB- GV đó cũng là động lực hỗ trợ cho
sự hoàn thành tốt kế hoạch đề ra.

 Khó khăn:
- Cơ chế thị trường, tệ nạn xã hội có phần nào ảnh hưởng đến hành vi đạo
đức lối sống của một số học sinh.
- Trình độ học sinh không đồng đều, một số bị hỏng kiến thức ở các lớp
dưới nên việc tiếp thu bài còn chậm, một số học sinh không chịu học bài, còn
chây lười trong học tập.
- Một số phu huynh chưa quan tâm nhiều đến con em của mình, thiếu sự
phối hợp với nhà trường trong công tác quản lý, kiểm tra và giáo dục học sinh.
- Một số em xem việc học thua vui chơi thích thì đến trường không thích thì
thôi.
B. Tổ chức hoạt động phong trào
1. Về tổ chức :
- Liên Đội trường THCS Mỹ Xuyên trực thuộc HĐĐ Huyện Mỹ Xuyên-
Phòng GD và ĐT Huyện Mỹ Xuyên với 30 chi đội và 998 đội viên.
- Ngay từ đầu năm học Đội đã kiện toàn bộ máy tổ chức như: ngày
12/10/2008. Đã ĐHLĐ bầu ra Ban Chỉ Huy gồm 19 đội viên trong đó có 1 liên
độ trưởng- 2 liên đội phó và 16 uỷ viên. Qua đó thông qua 5 chương trình hoạt
động với chủ đề:
“Làm theo lời bác dạy
Thân thiện và yêu thương
Cùng giúp bạn đến trường
Thắp sáng những ước mơ”.
2. Về phong trào:
Đoàn trường trực tiếp quản lý hoạt động của Đội TNTP, Đoàn- Đội đề ra
kế hoạch hoạt động hàng tháng theo sự chỉ đạo của Chi Bộ và BGH trường học.
Nhờ đó thực hiện tốt các phong trào của trường của địa phương.
a. Học tập:
Đây là hoạt động trọng tâm ngay đầu năm học Chi Bộ - BGH đã chỉ đạo
cho Đoàn- Đội phát động phong trào thi đua hai tốt với nhiều biện pháp: Chia tổ
học tập, đôi bạn cùng tiến, … Uốn nắn những biểu hiện tiêu cực lấy đội ngũ Đoàn

viên - Đội viên làm nồng cốt cụ thể:
- Kết quả học lực - hạnh kiểm HKI năm học 2008-2009 như sau:
 Học lực:  Hạnh kiểm:
- Giỏi: 114 tỷ lệ: 11,42 % - Tốt: 835 tỷ lệ: 83,68%
- Khá: 328 tỷ lệ: 32,88 % - Khá:152 tỷ lệ: 15,22%
- TB: 470 tỷ lệ:47,10 % - TB: 11 tỷ lệ : 1,1%
- Yếu: 86 tỷ lệ: 8,6 % - Yếu: tỷ lệ : %
- Kém: 0 tỷ lệ: % - Kém: 0
- Phối hợp với chuyên môn kiểm tra nề nếp học tập của học sinh.
- Phát động phong trào thi đua “học tốt” mỗi tháng có sơ tổng kết và khen
thưởng kịp thời.
- Đội viên đều tham gia thi HSG. Trường 90. Chọn dự Huyện 54.
- Đoàn viên GV tham gia GVG: 09 đ/c
- Giáo viên phân công học sinh khá giỏi kèm học sinh yếu kém.
- Vận động học sinh đi học chuyên cần.
b. Phong trào:
- Kết hợp với CBQL đưa HS đi thi “Văn hay chữ đẹp” đạt giải II cấp
Huyện.
- Ngày Hội Văn Hoá Thiếu Nhi Huyện đạt các giải sau:
+ Giải III bóng đá.
+ Giải I toàn đoàn; 4 giải về “Hoa phượng đỏ”gồm: đơn ca, tốp ca,
múa, độc tấu đàn Organ
+ Giải I nghi thức đội.
- Học sinh dự thi vẽ tranh cấp tỉnh đạt 1 giải nhất, 1 giải ba và 1 giải
khuyến khích.
- Đưa hs đi nhận quà trung thu tại UBTTMX.
- Đưa học sinh dâng hoa Đại hội khuyến học Huyện.
- Tổ chức “Phong trào thi đua chéo giữa các lớp”.
- Tổ chức thi “bóng chuyền” cho học sinh nhân ngày “thành lập Hội liên
hiệp Phụ Nữ Việt Nam” 20/10/2008.

- Vận động tặng sách thư viện 281 bản.
- Lên kế hoạch tiết SHĐ cho các lớp.
- Phát động “Phong trào kế hoạch nhỏ” HKI thu đuợc: 6.275.500đ
- Phát động “Phong trào phiếu học tốt” lần 1 với tổng số phiếu 1883 phiếu
(3 phiếu 1 quyển tập). Số tập là 300 quyển.
- Tổ chức làm hồ sơ Chi Đội cho các lớp.
- Chăm sóc cây trồng trong khuôn viên Trường
- Lên kế hoạch tổ chức lao động trường, lớp sạch đẹp.
- Học sinh dự thi chương trình “ Đàn Hát cùng Hoạ Mi” do nhà Văn Hoá
tỉnh tổ chức đạt giải khuyến khích.
- Cùng đoàn thanh niên tổ chức hội thi “ Tiếng hát Karaoke”cho học sinh
chào mừng kỉ niệm ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11. Kết quả như sau:
+ Khối 6: I 6A
4
; II 6A
7
; III 6A
6
+ Khối 7: I 7A
8
; II 7A
5
+ Khối 8: I 8A
7
; II 8A
4
+ Khối 9 : I 9A2 ; II 9A5
- Đưa học sinh nhận học bổng “ thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam” tại
Huyện Kế Sách với số tiền 500.000đ.
- Cùng Huyện đoàn- BGH tổ chức chương trình thắp sáng ước mơ thiếu nhi

Việt Nam vào ngày 20/11.
- Duy trì công tác thanh niên măng non tuyên truyền các ngày lễ lớn trong
năm.
- Kết hợp với y tế thị trấn tổ chức “Hái hoa dân chủ” Chuyên đề Ma Túy-
HIV- AIDS trong SHDC.
- Học sinh tham gia thi bóng rỗ khu vực đạt giải khuyến khích.
- Thể dục giữa giờ được duy trì tốt.
- Kết hợp với giáo viên thể dục tổ chức TDTT chào mừng ngày 22/12 và
ngày 9/1. Gồm các môn: Cờ vua, Chạy ngắn, nhảy cao, nhảy xa, bóng mini, cầu
lông.
Kết quả:
 Nhảy cao: Nữ: I 9A
6
; II 8A
8
; III 9A
6
Nam: I 8A
4
; II 9A
4
; III 8A
7
 Nhảy xa: Nữ : I 9A
5
; II 9A
6
; III 8A
2
Nam: I 9A

1
; II 9A
4
; III 8A
7
 Chạy 100m: Nữ: I 8A
4
; II 9A
5
; III 9A
3
Nam: I 8A
7
; II 9A
1
; III 8A
1
 Cờ vua:
 Khối 6 + 7:
Nữ: I 7A
2
; II 7A
6
; III 7A
5
Nam: I 6A
8
; II 7A
2
; III 7A

8
 Khối 8 + 9:
Nữ: I 9A
2
; II 9A
1
; III 9A
5
Nam: I 8A
8
; II 9A
4
; III 8A
3
 Bóng đá mini: I 8A
2
; II 9A
5
; III 9A
1

(Môn cầu lông chưa thi xong)
- Hội thao Huyện:
 1 giải I chạy 100m.
 1 giải II nhảy xa nữ.
 1 giải III nhảy cao nữ.
 1 giải III nhảy cao nam.
- Học sinh giỏi Huyện:
 1 giải II văn.
 1 giải II toán.

 1 giải III hóa.
 1 giải III văn.
 2 giải khuyến khích.
- Giai điệu tuổi hồng Huyện đạt các giải:
 1 giải I đơn ca.
 1 giải I song ca.
 1 giải I tốp ca.
 1 giải I toàn đoàn.
- Học sinh hành quân về nguồn từ ngày 20/03/2009 đến ngày 22/03/2009.
- ĐVGV tham gia hội thi ca khúc cách mạng Huyện đạt giải cá nhân.
- Nhận chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ (hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ).
- Tham gia “ Phong trào thi đua chéo giữa các lớp ” có một số lớp đạt thành
tích như sau: 6A
2
- 6A
8
- 7A
5
- 7A
2
- 7A
8
- 8A
7
- 8A
6
- 9A
5
- 9A1- 9A3.
- ĐVGV tham gia hội thi “Tìm hiểu pháp luật về bảo vệ môi trường” đạt

giải nhất.
- Trên đây là những hoạt động của Đoàn – Đội Trường THCS Mỹ Xuyên
đã thực hiện được trong HKI và chúng tôi sẽ phát huy những thành tích này hơn
nữa, khắc phục những khó khăn để đưa phong trào Đoàn – Đội của nhà trường
ngày một vững mạnh hơn.
 Bài báo cáo thứ ba của Cô Nguyễn Ngọc Phương Loan :
I. Tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp:
Nếu ta cho rằng: bất kì 1 cơ quan nào, một tổ chức nào cũng có 1 người
lãnh đạo nhằm thực hiện mọi kế hoạch đề ra thì ta cũng cần xác định rằng: trong
một lớp học, GVCN là người không thể thiếu.
Một lớp học được xem là “một tổ chức nhỏ” GVCN là người trung gian
giữa lớp học mình chủ nhiệm với cán bộ quản lý trường, với GV bộ môn, với tổ
chức doàn thể xã hội và ngoài nhà trường. GVCN là người chịu trách nhiệm quản
lý, điều hành mọi hoạt động giáo dục của lớp, là cố vấn xây dựng lớp học mang
tính giáo dục toàn diện, nhằm phát huy khả năng tự giác, tự quản của học sinh
trong học tập cũng như đạo đức. Nói tóm lại: GVCN góp phần rất quan trọng
trong việc giáo dục học sinh.
II. Tình hình lớp chủ nhiệm:
1. Về đặc điểm tình hình lớp:
 Về sỉ số học sinh: đầu năm có 41 học sinh, hiện tại còn 40
 Nữ: 20
 Đội viên: 40
 Dân tộc: 7
 Kinh: 31.
 Hoa: 2.
 Khơmer : 7
 Về thành phần gia đình:
 Buôn bán: 10.
 CB- CNVC: 4.
 Nông dân: 20.

 Công nhân: 6.
III. Những biện pháp thực hiện để nâng cao chất lượng các mặt giáo dục:
1. Công tác duy trì sỉ số:
Đây là công tác cực kì khó khăn của GVCN, việc bỏ học nửa chừng của
học sinh thuộc về “ báo động đỏ ” cấp QG, nhất là ở bậc THCS. Bởi vì có nhiều
nguyên nhân mà việc giải quyết lại vượt tầm tay của GVCN. Tuy nhiên, bản thân
cũng tìm cách và xin nêu ra 1 vài biện pháp để duy trì sỉ số:
- Tổ chức phong trào thi đua giữa các tổ, nhóm tạo hứng thú cho việc đến
lớp, đến trường của học sinh.
- Phân công lớp trưởng điểm danh từng tiết học, buổi học phát hiện học sinh
bỏ tiết, bỏ học mà nhắc nhở, tìm hiểu và liên hệ phụ huynh kịp thời.
- Đối với học sinh nghỉ học không phép 2 ngày trở lên, GVCN liên hệ ngay
với phụ huynh bằng thư báo, thư mời hoặc trao đổi qua điện thoại để tìm hiểu lí do
và có biện pháp quản lý.
- Đối với học sinh nghỉ học có phép cùng nhóm học tập sẽ cho bạn mượn vở
để chép bài, giải đáp những phần bạn còn thắc mắc hoặc chưa hiểu để bạn nắm
được kiến thức, cùng nhau tiến bộ.
- Đối với học sinh yếu kém: GVCN kết hợp với GVBM đặc biệt quan tâm giúp
đỡ, kịp thời tuyên dương khen thưởng khi học sinh lập được thành tích dù rất nhỏ.
- Đối với học sinh nghèo, khó khăn: GVCN liên hệ thư viện mượn SGK (hiện
có 15 học sinh mượn SGK), phát tập và đề nghị nhà trường miễn học phí để tạo
điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường (hiện lớp có 8 học sinh được miễn học
phí để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường).
- Đối với học sinh bỏ học nửa chừng GVCN đến gia đình động viên, phân tích,
giảng dạy tầm quantrongj của việc học trong xã hội ngày nay để các em trở lại
trường như trường hợp của em Bích Chân.
- Đặc biệt trong giờ SHCN hàng tuần, thường xuyên tổ chức HĐNGLL với các
cuộc thi ôn tập, tìm hiểu về các chủ điểm lớp gắn liền với đất nước, nhà trường,
lớp học, cuộc sống thực tế xung quanh cho các em phấn khởi đến lớp hơn là bị tra
tấn bởi những lời khiển trách, hình phạt về những sai phạm của mình. GVCN luôn

tạo không khí dân chủ, tự nhận xét về lỗi, về trách nhiệm và tự rút kinh nghiệm để
phát huy ưu điểm, hạn chế khắc phục nhược điểm.
* Kết quả: lớp có 1 học sinh nghỉ, lý do nghỉ từ đầu năm vì học quá kém nhà lại
quá nghèo nên nghỉ để làm thuê phụ giúp cha mẹ.
2. Về học tập:
- GVCN thường xuyên theo dõi, động viên, đôn đốc học sinh thực hiện theo yêu
cầu do GV bộ môn quy định. Chọn HS giỏi phụ trách từng môn để giúp đỡ lớp khi
bạn gặp khó khăn, vướng mắc trong bài học.
+ Môn văn: Hồ Ngọc Uyên.
+ Môn toán: Nguyễn Trương Huyền Trân.
+ Môn anh: Kha Ất Khâm.
- Truy bài đầu giờ, kiểm tra bài soạn hàng buổi theo tổ.
- Các tổ kiểm tra chéo lẫn nhau theo sự phân công và báo cáo lớp trưởng vào
cuối tuần.
- Phân công HS khá, giỏi kèm HS yếu theo tinh thần “ Đôi bạn cùng tiến”.
- Khen thưởng kịp thời các em yếu kém có tiến bộ, luôn dùng lời lẽ nhẹ nhàng
để khuyên răn các em.
- Thông qua họp phụ huynh định kì báo cáo tình hình học tập cho PH nắm. Đồng
thời trao đổi với PH để có biện pháp cụ thể hổ trợ cho việc GD học tập của HS.
- Kết hợp với GVBM, Đoàn- Đội trong nhà trường từng bước nâng cao chất
lượng học tập của các em.
* Kết quả:
Do đầu vào chất lượng học tập của các em còn quá yếu. Do năm nay trường
THCS Mỹ Xuyên cũng quyết “ nói không với tiêu cực trong thi cử” và bệnh thành
tích trong giáo dục nên kết quả học tập của các em chưa khả quan.
3. Về mặt hạnh kiểm:
- Phân công lớp trưởng, lớp phó, cờ đỏ, tổ trưởng các tổ thường xuyên kiểm tra
nhắc nhở các em chấp hành nội qui nhà trường và qui định của lớp. Thi đua giữa
các tổ để thực hiện tốt các qui định đề ra.
- Thông qua các buổi sinh hoạt cuối tuần, HĐNGLL nêu gương điển hình người

tốt việc tốt cho học sinh noi theo.
- Kết hợp với đoàn đội- Hội CMHS- GVBM rèn luyện đạo đức cho HS về tình
yêu thương đùm bọc lẫn nhau, sống vì mọi người, có ý thức tham gia luật lệ giao
thông, bảo vệ của công, bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường xung quanh
** Qua bài báo cáo này, tôi nhận thấy muốn làm giáo viên chủ nhiệm giỏi không
khó mà cũng không dễ. Không khó là phải như theo lời cô phải chân thành học hỏi
trao dồi nghiệp vụ, phải hết lòng vì học sinh, phải thường xuyên liên hệ với gia
đình học sinh để biện pháp giáo dục có hiệu quả Còn không dễ đối với tất cả
những ai xem nghề dạy là nơi trú chân không có lòng yêu nghề mến trẻ, tự thỏa
mãn với những điều mình học được thì suốt đời không thể đặt được chân vào thế
giới của những người dạy giỏi.
3. Bài học kinh nghiệm rút ra:
Qua quá trình tìm hiểu thực tiễn giáo dục, em đã rút ra cho mình những bài
học kinh nghiệm quý báu trong công tác giáo dục như:
- Sử dụng cách thức giảng dạy theo phương pháp mới, giảng dạy lấy học sinh
làm trung tâm, lựa chọn cách dạy phù hợp với cách học của học sinh, phù hợp với
nhu cầu phát triển của nước ta trong giai đoạn hội nhập và đang thực hiện công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
- Yêu cầu đối với một giáo viên nói chung ngày càng được nâng cao, từng
bước hoàn thiện dần nhân cách của một người giáo viên hiện đại. Do đó, mà em
cần phải học tập nhiều hơn không những về trình độ chuyên môn mà còn cả rèn
luyện đạo đức nhân cách để xứng đáng là một nhà giáo trong tương lai.
- Đối với bản thân em là một sinh viên thực tập năm thứ III, với tư cách là một
người học việc nên em luôn chủ động tiếp thu những ý kiến đóng góp cũng như
kinh nghiệm giảng dạy của các giáo viên hướng dẫn nhằm nâng cao kiến thức, khả
năng giảng dạy của bản thân giúp cho việc giảng dạy của em sau khi ra trường
được tốt hơn.
II. Thực tập dạy học:
1. Tinh thần, thái độ, ý thức đối với họat động dạy học:
Trong quá trình thực tập giảng dạy tại trường, với tinh thần yêu nghề, yêu

trẻ, nhiệt tình trong công tác giảng dạy đồng thời luôn hăng hái, nhiệt tình, có
trách nhiệm, có sự đầu tư, tìm hiểu kiến thức, kinh nghiệm trong công tác giảng
dạy. Thái độ nghiêm túc trong việc thực hiện những yêu cầu và những quy định
trong quá trình dạy học. Ý thức được những điều cấm kị trong khi giảng dạy đó là
không vi phạm đạo đức nhà giáo, không tiêu cực trong thi cử và không bệnh thành
tích trong giáo dục.
2. Những công việc đã làm và kết quả cụ thể:
* Dự giờ:
- Có chuẩn bị sách giáo khoa, soạn giáo án trước khi đến lớp dự giờ, đến
đúng giờ và có ghi chép đầy đủ ở các tiết thao giảng toàn đoàn, thao giảng cùng
giáo viên hướng dẫn, thao giảng chuyên ngành. Ngoài ra còn đi dự giờ một số tiết
của các bạn cùng nhóm để học hỏi và rút kinh nghiệm cho bản thân như: biết dầy
đủ các bước lên lớp, phương pháp dạy học sáng tạo, cách xử lý các tình huống bất
ngờ xảy ra khi đang trên lớp, tham gia rút kinh nghiệm tiết dạy của giáo viên và
của sinh viên cùng nhóm để thấy được những ưu điểm và khuyết điểm của từng
tiết dạy mà từ đó đúc kết thành kinh nghiệm của riêng mình.
+ Qua một số tiết dự giờ giúp em thu được rất nhiều kinh nghiệm quý
báu của các thầy cô cũng như các bạn sinh viên khác và cảm thấy tự tin hơn, mạnh
dạn hơn trong việc giảng dạy học sinh. Đó là hành trang vô cùng quý báu và
không thể thiếu đối với một người sinh viên năm thứ ba, đồng thời cũng là người
giáo viên tương lai.
* Chấp hành quy chế chuyên môn:
Thực hiện đúng quy định của nhà trường, giáo viên hướng dẫn đề ra, nộp
giáo án đúng thời gian mà giáo viên hướng dẫn yêu cầu. Soạn giáo án trước khi
lên lớp, làm hồ sơ, sổ dự giờ đầy đủ, tham ra rút kinh nghiệm họp tổ chuyên môn
theo quy định.
* Chấp hành quy chế của đoàn thực tập:
+ Em luôn có ý thức thực hiện tốt nội qui của đoàn thực tập đề ra,
nghiêm chỉnh chấp hành theo qui định, có tác phong sư phạm, đến trường đúng
giờ, đúng trang phục qui định của trường là: thứ 2,4,6: nữ mặc áo dài, thứ 3,5,7:

nữ mặc áo ngắn, tham gia giảng dạy 8 tiết, dự giờ đúng theo qui định, tham gia các
buổi rút kinh nghiệm, các buổi họp và sinh hoạt theo qui định.
+ Luôn tôn trọng thầy cô, công nhân viên của nhà trường, luôn hòa nhã,
vui vẻ với tinh thần ham học hỏi ở thầy cô, bạn bè, luôn yêu mến học sinh.
* Giảng dạy:
Trong quá trình giảng dạy, thực hiện đúng giờ theo quy định, giảng dạy
đúng bài, đúng giờ, truyền thụ đầy đủ và chính xác kiến thức bài học, có sự chuẩn
bị trước khi lên lớp: giáo án, đồ dùng dạy học,… Trước mỗi tiết dạy, giáo viên
hướng dẫn đều duyệt giáo án, hướng dẫn một số vấn đề có liên quan đến bài dạy
giúp cho chúng em giảng dạy được tốt hơn.
3. Mức độ nắm vững các nguyên tắc và phương pháp dạy học, các quy
định của Trường THCS.
Qua những tiết dự thao giảng, về nguyên tắc và phương pháp dạy học
em tương đối nắm được để vận dụng vào các tiết thi dạy của mình. Nguyên tắc
đưa ra câu hỏi phù hợp với trình độ chung và riêng của học sinh, sử dụng đồ dùng
dạy học, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp vấn đáp tìm tòi, đưa ra những
câu hỏi mở, hướng dẫn học sinh quan sát, khai thác tranh. Nhằm phát huy tính tích
cực của học sinh, tạo thái độ hứng thú trong học tập. Tuy nhiên, cũng có đôi lúc
đưa ra những câu hỏi chưa phù hợp với học sinh hay những lời nói chưa được
khoa học. Trong hoạt động của nhà trường có những quy định về hồ sơ, sổ sách
như sổ chủ nhiệm, sổ dự giờ,… soạn giáo án trước khi lên lớp, các quy định về
thời gian, đồng phục em cũng được tìm hiểu. Những quy định trên nhằm giúp
người giáo viên hình thành nhân cách về tính chính xác, tuân thủ các quy định của
trường đề ra, sinh hoạt trong trường một cách có nề nếp nhằm tạo nên một hội
đồng sư phạm thống nhất về mọi mặt. Qua đó, em có thể vận dụng các phương
pháp và nguyên tắc dạy học trong công tác giảng dạy sau này, các quy định chung
của trường cũng là cơ sở để em có thể chuẩn bị về tinh thần, thái độ khi hoạt động
trong ngành.
4. Những kinh nghiệm rút ra qua hoạt động dạy học.
Qua các tiết thi dạy em thấy mình còn nhiều thiếu sót cần phải khắc

phục từ thái độ, tác phong, lời nói, đến phương pháp truyền đạt. Điều đầu tiên khi
lên lớp là soạn giáo án, nắm vững kiến thức chuyên môn và cần tìm hiểu những
vấn đề có liên quan đến bài học qua thực tế cuộc sống. Từ đó, tạo được thái độ tự
tin để truyền đạt tri thức cho học sinh. Vì chỉ khi nào nắm vững kiến thức thì mới
có thể tự tin giảng dạy và khi đó mới đạt được kết quả cao được. Đồng thời, cũng
phải biết xử lý các tình huống sư phạm khi lên lớp.
III. Thực tập chủ nhiệm.
1. Ý thức, thái độ đối với công tác giáo dục nói chung, công tác chủ nhiệm
nói riêng :
Luôn có ý thức, tinh thần, thái độ và trách nhiệm cao đối với công tác chủ
nhiệm: có mặt đúng giờ, theo dõi, quan tâm đến học sinh, học tập cũng như bạn bè
của các em để kịp thời xử lý và khắc phục các tình trạng tiêu cực xảy ra (nếu
không giải quyết được thì xin ý kiến của giáo viên chủ nhiệm), cần phải nhớ tên
các em để tiện trong việc theo dõi và quản lý, luôn nhắc nhở các em về đồng phục,
vệ sinh lớp, bảo vệ của công,…phải hòa đồng với bạn bè, tôn trọng thầy cô giáo.
- Hoàn thành công việc mà giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn giao cho.
- Hoàn thành công tác quản lý các em trong giờ lao động mà trường phân
công.
- Tiếp xúc, gần gũi, nhiệt tình với học sinh.
- Làm sổ chủ nhiệm: ghi chép đầy đủ, cẩn thận, lên kế hoạch tháng, kế
hoạch tuần, một số thông tin về tình hình học tập và gia đình của các em.
Và trong ngày đầu tiên đến trường biết được phân công chủ nhiệm lớp 9A
6
,
em đã bắt tay vào công việc đầu tiên của người chủ nhiệm là làm quen với các em
qua sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm, tìm hiểu tình hình học tập của các em.
• Trong đó:
+ Tổng số học sinh nam và nữ là 37: nam 15 /31, nữ 16/31.
+ Học lực: khá: 10, trung bình 16, yếu: 5.
+ Hạnh kiểm: Tốt 21, khá 10.

2. Khả năng vận dụng các phương pháp giáo dục trong công tác chủ
nhiệm, những thành tích cụ thể đạt được .
Trong công tác chủ nhiệm các phương pháp giáo dục được vận dụng tùy
theo từng tình huống cụ thể, phụ thuộc vào trạng thái, không gian, thời gian, địa
điểm mà áp dụng các phương pháp khác nhau để có thể đạt được hiệu quả giáo
dục cao. Tuy nhiên, do trình độ kinh nghiệm còn non kém, chưa được rèn luyện
nhiều trong môi trường giáo dục nên kết quả còn hạn chế.
- Sử dụng các biện pháp nhắc nhở tìm hiểu nguyên nhân đưa ra cách khắc
phục tuyên dương các em có tinh thần học tốt hoặc những học sinh cá biệt có
chiều hướng sửa chữa, khiển trách đối với những học sinh vi phạm nhiều lần, có
thể dùng biện pháp khen thưởng để tăng sự hướng thú học tập của các em.
3. Những bài học kinh nghiệm trong công tác giáo dục học sinh, nhất là
đối với những học sinh cá biệt.
Trong quá trình thực tập tại trường, tuy chỉ trong thời gian ngắn nhưng
em cũng gặp một số trường hợp những học sinh có thái độ và hành động không
đúng đối bạn bè và thầy cô. Trong tình huống như vậy thì cần có thái độ nghiêm
khắc và giải thích cho các em về mối quan hệ giữa bạn bè, thầy trò, có thể lồng
ghép giáo dục học sinh vào trong giảng dạy. Nên đưa ra hình phạt đúng đắn khi
học sinh mắc phải sai lầm và tùy từng thời điểm cụ thể mà ta có cách giải quyết
khác nhau. Khen thưởng kịp thời dù đó chỉ là một thành tích nhỏ nhưng đó chính
là ngọn lửa làm sáng lên những hy vọng, những ước mơ của học sinh. Tuy nhiên,
tùy theo từng trường hợp mà ta không nên lạm dụng hình thức trách phạt học sinh,
đối với nhưng học sinh cá biệt như vậy sẽ làm cho học sinh chai lì và đôi khi hình
thức trách phạt đối với các em chỉ là thú vui. Đôi khi các em nhận thức được đó là
điều sai nhưng vì một lí do nào đó hoặc vì hoàn cảnh mà các em phải làm như vậy.
Khi giáo dục học sinh cá biệt thì cần sự nghiêm khắc nhưng trong ánh mắt cũng
phải chứa đựng tình thương và sự quan tâm, như vậy ta mới có thể làm cho học
sinh phải nói ra những khó khăn của mình và từ đó có lời khuyên đúng đắn để em
hòa nhập vào tập thể và cố gắng học tập hơn.
IV. Thực hiện việc viết báo cáo thu hoạch cá nhân theo tinh thần nghiên cứu .

1. Tinh thần nhiệt tình trong nghiên cứu .
Trong thời gian thực tập để soạn được giáo án, em đã nghiên cứu nhiều tài
liệu từ nội dung đến phương pháp làm sao để phát huy tính tích cực của học sinh,
truyền đạt đúng mục tiêu bài học, đủ kiến thức, đồng thời em cũng tìm hiểu thực tế
hoặc thông qua các tài liệu có liên quan đến bài học, để có thể liên hệ vào bài dạy
nhằm giúp học sinh vừa học kiến thức, vừa vận dụng tìm hiểu thực tế. Từ đó tạo
cho học sinh thái độ thích thú khi học tập.
Ngoài việc nghiên cứu tài liệu, em còn xin ý kiến của giáo viên hướng dẫn
bộ môn để có thể tự tin trong truyền đạt tri thức cho học sinh. Trong khi thực tập
giảng dạy, em có sử dụng các câu hỏi, các phương pháp phát huy tính tích cực của
học sinh nhằm kiểm nghiệm xem những gì mà em cho là phát huy tính tích cực,
vậy khi giảng dạy áp dụng vào thì học sinh có đạt được yêu cầu đó hay không?
học sinh có thể nhớ bài ngay tại lớp hay không? và tâm lý, thái độ, ý thức của học
sinh khi được học phương pháp đó thì có hứng thú thích học hay là thụ động? Để
từ đó em có thể thay đổi phương pháp cho phù hợp với tình hình giáo dục cụ thể.
2. Sự vận dụng các phương pháp nghiên cứu để thu thập số liệu viết báo
cáo thu hoạch.
- Là một sinh viên, còn ngồi trên ghế nhà trường, chưa được cọ sát nhiều với
thực tiễn giáo dục. Cho nên khi thực hiện bài thu hoạch này, em đã vận dụng
những phương pháp mà mình biết được để đạt kết quả cao nhất. Nhưng do chưa có
kinh nghiệm và thời gian em không tránh khỏi những sai sót khi thực hiện bài thu
hoạch.
- Trong thời gian thực tập tại trường, để tìm hiểu các mặt của trường, em đã
vận dụng các phương pháp sau:
• Phương pháp vấn đáp: Trong thời gian thực tập em sử dụng phương
pháp này bằng cách hỏi giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm và bộ môn các vấn đề liên
quan đến trường và công tác giảng dạy cũng như là những phương pháp dạy học
được giáo viên áp dụng tại trường. Để từ đó biết được những gì mình cần tìm hiểu
và đưa vào trong bài thu hoạch của mình.
• Phương pháp tìm hiểu tài liệu: Trên những tài liệu mà nhà trường đã

cung cấp, em một phần nào đó hiểu được thực tiễn của trường, tìm hiểu được
những mối quan hệ của các tổ chức trong nhà trường, với địa phương…Từ đó em
thấy được thực tiễn dạy học, giáo dục, những khó khăn cũng như thuận lợi của
trường.
• Phương pháp thống kê: Trên những tài liệu có được, em sàng lọc lại
những vấn đề chính để đưa vào trong bài thu hoạch nhằm giảm bớt được những
vấn đề không cần thiết.
• Phương pháp so sánh: Nhằm để so sánh những hoạt động của trường
thực tập với những trường khác, để từ đó có thể đề ra những biện pháp nhằm giúp
em có thể giảng dạy được tốt hơn trong đợt thực tập.
Phương pháp tổng hợp: tổng kết những mặt thuận lợi và khó khăn ở
trường, những mặt làm được và chưa làm được để đưa ra hướng giải quyết nhằm
đưa ra phương pháp học tập và giảng dạy, cách truyền đạt tri thức phù hợp với
việc đổi mới và tâm lý của học sinh
3. Những kết luận sư phạm rút ra qua các hoạt động:
Trong đợt thực tập này, em rút ra được những vấn đề như sau:
+ Về hoạt động dạy học: Cần phải được thực hiện tốt tất cả các khâu, từ
khâu soạn giáo án, chuẩn bị, đến khâu đứng lớp giảng dạy. Dạy một tiết học là cả
một nghệ thuật, nó đòi hỏi người giáo viên phải vô cùng nhạy bén trong tất cả mọi
tình huống sư phạm có thể xảy ra trong tiết dạy. Phải sử dụng những phương pháp
giảng dạy nào để có thể làm tích cực hóa hoạt động của học sinh, làm cho học sinh
có thể hiểu và nắm bài thật chắc.
+ Về hoạt động thực tiễn: cần nắm chắc thực tiễn để có thể có những hiểu
biết nhất định về công tác giáo dục của trường, về tình hình của địa phương, từ đó
đề ra những phương hướng cho hoạt động giáo dục học sinh một cách hợp lí.
+ Về hoạt động giáo dục học sinh: vấn đề giáo dục học sinh là một khâu
quan trọng trong công tác dạy học, nhất là những học sinh cá biệt, việc giáo dục
các em là không dễ dàng chút nào, khó nhưng không có nghĩa là không giáo dục
được. Điều cần thiết đó là phải thật sự có lòng yêu nghề mến trẻ, sự quyết tâm với
nghề.

+ Về hoạt động chủ nhiệm lớp: là giáo viên đứng lớp, điều đầu tiên là phải
nắm được tình hình của lớp một cách sát sao. Phải thật sự có năng lực trong việc
xử lí những tình huống sư phạm có thể xảy ra trong mọi lúc. Phải có sự quan tâm,
am hiểu về tâm sinh lí học sinh thì mới quản lí tốt học sinh được.
+ Về hoạt động chỉ đạo nhà trường: sự lãnh đạo của các cán bộ chủ chốt
trong nhà trường, sự nhất trí giữa các tổ chức Đảng, Hiệu trưởng và BGH trường
là một điều kiện tiên quyết để đưa trường đi lên một cách vững mạnh.
Cùng với sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo trường, chính quyền địa phương
cũng là một nhân tố quan trọng trong công việc giáo dục thế hệ trẻ tương lai thành
người hữu ích cho đất nước.
III. Đánh giá chung và phương hướng phấn đấu:
1. Một số thu hoạch lớn qua đợt thực tập sư phạm năm thứ II I (những
mặt mạnh và mặt yếu).
- Ưu điểm:
+ Chấp hành tốt nội qui, qui chế của trường thực tập cũng như đoàn thực
tập.
+ Hoàn thành 8 tiết dạy, dự giờ các tiết thao giảng toàn đoàn, chuyên môn
và nhóm, hoàn thành sổ sách đúng thời hạn.
+ Thực hiện tốt tác phong của người giáo viên.
+ Luôn yêu quý và tôn trọng thầy cô, công nhân viên và học sinh của
trường.
+ Luôn lắng nghe và tiếp thu những ý kiến đóng góp, những nhận xét và
lời chỉ bảo của thầy cô.
+ Tạo được quan hệ tốt với học sinh trong trường mà đặc biệt là học sinh
lớp chủ nhiệm (lớp 7A
5
).
+ Nhắc nhở động viên các em thực hiện tốt nội quy của nhà trường; quan
tâm về sức khỏe cũng như việc học tập của các em.
+ Bảo vệ cơ sở vật chất, tài sản của nhà trường.

+ Hoàn thành công tác chủ nhiệm,…
Ngoài những điều trên bản thân em cũng đã học hỏi được rất nhiều kinh
nghiệm quí báu từ các thầy cô và bạn bè. Em sẽ tận dụng vốn kinh nghiệm này để
sau này ra trường trở thành một giáo viên tốt.
- Hạn chế:
+ Chưa có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy cũng như trong công tác
chủ nhiệm, vì thế kết quả giảng dạy còn hạn chế.
+ Chưa giải quyết triệt để các vấn đề phát sinh trong công tác chủ nhiệm
cũng như trong giảng dạy.
Qua đợt thực tập này em đã rút ra được một số ưu điểm cần phát huy và
một số hạn chế cần khắc phục. Là một sinh viên khi bước lên bục giảng thì không
thể nào tránh khỏi sai sót. Tuy nhiên, em sẽ cố gắng khắc phục để hoàn thành
nhiệm vụ được tốt hơn không phụ lòng thầy cô đã hướng dẫn em tận tình.
2. Tự đánh giá, xếp loại thực tập sư phạm.
Qua đợt thực tập sư phạm năm ba này em đã rút ra cho bản thân mình
nhiều kinh nghiệm quý báu khi lần đầu tiên chập chững bước vào nghề còn rất
nhiều bỡ ngỡ, chưa quen. Và đồng thời với kết quả đạt được em cũng cảm thấy rất
vui vì biết được khả năng, thực lực của bản thân mình và sẽ cố gắng phấn đấu hơn
nữa để đạt thành tích cao hơn trong công tác giảng dạy sau này. Đặc biệt trong đợt
thực tập này, bản thân em đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm về công tác chủ
nhiệm lớp và sẽ cố gắng phát huy những mặt tích cực của bản thân và hạn chế
những thiếu sót của mình để làm tốt hơn nhiệm vụ được giao và chuẩn bị khi ra
trường sẽ có nhiều kinh nghiệm quý báo trong công tác giảng dạy của mình sẽ tốt
hơn và hoàn thiện hơn.
3. Phương hướng phấn đấu sau đợt thực tập sư phạm năm thứ II I .
- Người giáo viên có trách nhiệm rất lớn trong việc đào tạo con người có nhân
cách phục vụ lợi ích cho xã hội. Vì nghề dạy học là nghề cao quí trong tất cả các
nghề cao quí và người giáo viên là người thầy của những người thầy. Muốn được
như vậy thì ta phải đặt học sinh trong một môi trường giáo dục toàn diện, trong đó
giáo viên là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

- Là một giáo viên trong tương lai, em phải cố gắng phấn đấu hơn để nâng cao
chất lượng dạy và học để sau khi ra trường sẽ công tác tốt hơn. Và dù sao thì qua
đợt thực tập này em đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm từ những thầy cô trong
THCS Mỹ Xuyên nên em đã đề ra phương hướng phấn đấu cho mình trong thời
gian tới:
+ Cố gắng phấn đấu, tu dưỡng, học tập, rèn luyện nghiệp vụ để nâng cao
chất lượng dạy và học:
 Quán triệt đường lối cách mạng của Đảng và Nhà nước.
 Thấm nhuần chủ nghĩa Mac-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
 Nắm vững phương pháp dạy theo chương trình đổi mới của SGK.
 Tham khảo thu thập tài liệu có liên quan đến chuyên môn cũng như
những tài liệu cần thiết cho việc dạy và học, lĩnh hội tri thức chuyên
môn.
 Luôn rèn luyện phẩm chất đạo đức và nhân cách của mình; hòa nhã với
đồng nghiệp, tuân thủ nội qui của trường.
 Quan hệ thực tế rộng rãi học hỏi kinh nghiệm của các thầy cô đi trước
để rút kinh nghiệm cho bản thân.
** Đi sâu tìm hiểu hoàn cảnh của học sinh hơn.
 Góp phần xây dựng và phát triển giáo dục, người giáo viên phải
luôn ghi nhớ phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục cũng như giảng dạy của
giáo viên đối với học sinh.
 Với nền giáo dục và đào tạo như hiện nay thì người giáo viên cần
phải có tri thức khoa học. Bên cạnh đó thì nhân cách, phẩm chất và
đạo đức phải chuẩn mực để xứng đáng là tấm gương sáng cho học
sinh noi theo, phải chuẩn bị giáo án, đồ dùng dạy học tốt trước khi
lên lớp, hoàn thành sổ sách đúng thời gian qui định. Gương mẫu
chấp hành nội quy nề nếp học tập, sinh hoạt của trường lớp. Giáo
viên phải có kế hoạch chủ nhiệm, đầu óc khoa học sáng tạo. Song
song với những vấn đề trên thì giáo viên cần phải thường xuyên bồi

dưỡng nghiệp vụ chuyên môn của mình để đạt yêu cầu.
- Để thực hiện việc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước vào năm 2020 thì
Đảng và Nhà nước ta xác định “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, do đó mà từ
những phương phướng trên nếu như thực hiện tốt thì em tin rằng trong tương lai
chúng ta sẽ làm được điều đó và sự nghiệp “trồng người” của chúng ta sẽ ngày
càng phát triển và tiến bộ hơn, góp phần xây dựng đất nước, xã hội tốt đẹp theo
mục tiêu của Đảng đã đề ra.
IV. Nhận xét đánh giá của nhóm HS- SV và người hướng dẫn:
I. Nhận xét và kết luận của nhóm HS-SV :
Đỗ Thị Lệ Quyên:









Phạm Thị Lan:







Danh Phương Vũ:









II. Nhận xét và kết luận của giáo viên hướng dẫn thực tập chuyên môn và
thực tập chủ nhiệm:
1. Nhận xét và kết luận của giáo viên hướng dẫn thực tập chuyên môn:








2. Nhận xét và kết luận của giáo viên hướng dẫn thực tập chuyên môn và
thực tập chủ nhiệm:












Mỹ Xuyên, ngày29/03/2010.
(Sinh viên ký)

Nguyễn Thị Diệu

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×