Giao khoán bảo vệ rừng đối với hộ gia
đình, cá nhân
Thông tin
Lĩnh vực thống kê:
Lâm nghiệp
Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Ban quản lý Rừng Phòng hộ huyện
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Ban quản lý Rừng Phòng hộ huyện
Cơ quan phối hợp (nếu có):
Uỷ ban nhân dân xã nơi có rừng, cơ quan cấp trên của tổ chức (trừơng hợp giao
khoán rừng cho tổ chức)
Cách thức thực hiện:
Trụ sở cơ quan hành chính
Thời hạn giải quyết:
15 ngày làm việc
Đối tượng thực hiện:
Tất cả
TTHC yêu cầu trả phí, lệ phí:
Không
Kết quả của việc thực hiện TTHC:
ghi rõ: hợp đồng
Các bước
Tên bước
Mô tả bước
1.
Bước 1 Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
2.
Bước 2
Nộp hồ sơ tại Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ,
đường Rừng Sác, ấp Dần Xây, Xã Long Hòa, huyện Cần Giờ
(trong giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần hàng
tuần).
Khi nhận hồ sơ cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ
của các giấy tờ trong hồ sơ:
a.Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ thì ghi biên nhận cho người nộp.
b.Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người nộp hoàn
thiện hồ sơ.
Tên bước
Mô tả bước
3.
Bước 3
Nhận kết quả và nộp lệ phí tại Ban Quản lý Rừng phòng hộ
huyện Cần Giờ, đường Rừng Sác, ấp Dần Xây, Xã Long Hòa,
huyện Cần Giờ (trong giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu hàng
tuần hàng tuần).
Hồ sơ
Thành phần hồ sơ
1.
Đơn xin nhận khoán bảo vệ rừng
2.
Hợp đồng khoán bảo vệ rừng
3.
Trích lục bản đồ khu vực giao khoán
4.
Biên bản nhận giao rừng (rừng trồng, rừng tự nhiên), đất trống, cây trồng
khác và các tài sản trên đất (nếu có);
Thành phần hồ sơ
5.
Các văn bản, phụ lục có liên quan đến việc khoán bảo vệ rừng
Số bộ hồ sơ:
04 (bộ)
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Văn bản qui định
1.
Đơn xin nhận khoán bảo vệ rừng
2.
Hợp đồng khoán bảo vệ rừng
Yêu cầu
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC:
Nội dung Văn bản qui định
1.
Khoán diện tích bảo vệ rừng, chăm sóc rừng (gồm rừng
trồng và rừng tự nhiên) :
Nội dung Văn bản qui định
+ Đối với lao động giữ rừng (công nhân lâm nghiệp):
Giao khoán bình quân 40 ha/lao động
+ Đối với hộ gia đình giữ rừng (bình quân 4 nhân khẩu)
: Giao khoán quản lý, bảo vệ rừng bình quân 80 ha / hộ
+ Đối với cơ quan, đơn vị giữ rừng : căn cứ vào số lao
động trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc rừng để
xác định diện tích rừng giao khoán theo định mức trên
+ Một số khu vực được quy hoạch là khu rừng rất xung
yếu (vùng bảo vệ nghiêm ngặt) chỉ được giao khoán cho
các đơn vị, tổ chức có điều kiện về nhân lực, phương
tiện vật chất và kỹ thuật chuyên ngành lâm nghiệp
2.
Giữa bên khoán và bên nhận khoán phải ký hợp đồng
khoán nội dung hợp đồng khoán bao gồm :
- Nêu rõ ranh giới, tổng diện tích, trong đó diện tích
rừng (gồm rừng trồng và rừng tự nhiên), đất trống cần
trồng rừng, diện tích mặt nước và đất khác (kèm theo
bản đồ hiện trạng 1/4.000, 1/5.000, hoặc 1/10.000)
- Hiện trạng rừng : năm trồng, tình hình sinh trưởng,
phát triển rừng, công tác quản lý, bảo vệ hặc tình trạng
bị chặt phá (nếu có)
- Những cam kết về quyền và nghĩa vụ của Bên khoán
và Bên nhận khoán, phương thức thanh toán tiền công
khoán;
- Thời gian nhận khoán;
Nội dung Văn bản qui định
- Những quy định xử phạt đối với các trường hợp vi
phạm hợp đồng;
- Hợp đồng khoán do Bên khoán và bên nhận khoán lập,
ký kết và phải được Uỷ ban nhân dân xã sở tại xác nhận
nếulà hộ gia đình, cá nhân hoặc cấp trên xác nhận nếu là
đơn vị, tổ chức và phải được Uỷ ban nhân dân huyện
Cần Giờ phê duyệt