Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Tại sao nên đổi máy ảnh DSLR ? potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 37 trang )

Tại sao nên đổi DSLR
Có tới 5 lý do chính khiến cho DSLR hơn hẳn một máy ảnh số bình dân, đó là tốc độ, chụp trong
điều kiện thiếu sáng tốt hơn, ống kính có chất lượng, linh hoạt hơn, và cuối cùng là chúng cũng
dễ sử dụng không kém gì máy ảnh thông thường cả.
Những người đang sử dụng máy ảnh số bỏ túi sẽ có đôi lúc băn khoăn không biết mình có nên
nâng cấp lên DSLR hay không. Câu trả lời rất đơn giản là có, bởi 5 lý do sau.

DSLR nhanh hơn do độ trễ không cao. Ảnh:
Letsgodigital.

1. DSLR nhanh hơn
Nếu đang sở hữu một máy ảnh số thông thuờng, chắc hẳn sẽ có lúc bạn cảm thấy thất vọng bởi
khi nhìn thấy một khung cảnh đẹp trên màn LCD, bạn bấm máy. Nhưng đến khi xem lại ảnh chụp
thì nụ cười đã biến mất, mắt mở đã nhắm lại… Máy ảnh của không chớp được khoảnh khắc ngay
khi bạn bấm nút. Tất cả bắt nguồn từ độ trễ. Nói chung tất cả các máy ảnh số đều có một độ trễ
nhất định, nhưng ở máy ảnh bình dân thì độ trễ này tệ hại nhất.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra độ trễ như do người chụp, do tốc độ hiển thị, cửa trập, tốc độ
lấy nét hay zoom…
Nếu do người chụp, độ trễ xảy ra trong quá trình tín hiệu nhận hình ảnh từ mắt, lên não xử lý rồi
mới xuống đến tay, từ đó điều khiển cơ ngón tay bấm nút chụp. Đây là quá trình trễ tự nhiên
trong xử lý thông tin của mỗi người nên để giảm tổng thời gian trễ, bạn phải nhờ vào tốc độ hoạt
động của máy ảnh.
Hầu hết mọi người bỏ qua yếu tố thứ hai, do màn hình. Nhưng quả thật, máy ảnh bình dân có
một độ trễ nhất định khi ánh sáng đi qua ống kính, được cảm biến xử lý và hình ảnh được hiển
thị lên màn LCD. Mặc dù có vẻ như những gì bạn thấy trên màn hình LCD của máy ảnh là những
gì diễn ra trước mắt bạn, nhưng thật ra nó không diễn ra cùng lúc mà sẽ chậm hơn cảnh thật một
chút.
DSLR thì ngược lại, khung cảnh bạn nhìn qua khung nhìn không được cái gì xử lý cả mà được đi
qua ống kính, qua gương phản chiếu, lăng kính ngũ giác và tới mắt. Do vậy những gì bạn nhìn
thấy chính là những gì đang diễn ra với tốc độ thực ở thời gian thực và không có độ trễ nào cả.


Tốc độ đóng mở cửa trập trên máy DSLR đều đạt mức
1/4000 đến 1/8000 giây, trong khi máy ảnh ảnh bình
dân là 1/2000. Ảnh:
Goldfries.

Lý do thứ ba là do cửa trập
.
Ở máy ảnh bình dân, khi bấm, máy ảnh bắt đầu tìm điểm nét, đo
sáng, điều chỉnh độ phơi sáng thích hợp rồi cuối cùng lưu ảnh vào cảm biến. Toàn bộ quá trình
này tạo nên cái gọi là độ trễ cửa trập (do máy ảnh bình dân không có cửa trập thực sự). Các máy
ảnh này thường có độ trễ khá chậm từ khi bấm máy đến khi bức ảnh được chụp. Ngày nay với
công nghệ tiên tiến về bộ vi xử lý hình ảnh, toàn bộ quá trình này trong các máy ảnh bỏ túi, nhất
là các máy đời mới, đã gảm xuống còn khoảng nửa giây, nhưng vẫn chưa thể bì kịp với tốc độ
của DSLR.
Mặt khác, tốc độ đóng mở cửa trập tối đa của máy DSLR thông thường đều đạt mức 1/4000 hay
1/8000 giây, đủ "đóng băng" hầu hết các chuyển động đời thường. Trong khi đó, hầu hết máy
ảnh bình dân tốc độ đóng mở cửa trập (thực chất là tốc độ bật tắt cảm biến) thông thường chỉ đạt
1/2000 giây.
Trong quá trình chụp, tốc độ lấy nét, hay thời gian lấy nét ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ
chụp ảnh. Đối với các máy ảnh bình dân, hệ thống lấy nét dựa trên độ tương phản, trong khi trên
các máy DSLR dựa trên sự đồng pha. Hệ thống lấy nét theo pha này hoạt động trên nguyên lý hai
hình trùng một (hình ảnh qua ống kính sẽ được phản chiếu tách biệt thành 2 hình và cảm biến
nét sẽ xác định điểm nét bằng việc điều chỉnh hai hình trùng khớp lên nhau) nên tốc độ lấy nét
nhanh hơn và đáng tin cậy hơn rất nhiều so với việc chỉ dựa trên sự tương phản. Thí nghiệm cho
thấy hệ thống lấy nét theo pha từ gần như tức thời tới khoảng một phần tư giây, trong khi hệ
thống lấy nét theo độ tương phản mất từ nửa tới ba phần tư giây.
Thời gian zoom cũng ảnh hưởng tới tốc độ chụp. Cơ chế zoom trong máy ảnh số bình dân là
zoom điện từng cấp nên tốc độ ra vào rất chậm. Mặt khác, khi bạn zoom, hệ thống sẽ phải lấy nét
lại từ đầu, khiến cho tốc độ vốn đã chậm lại càng thêm chậm. Trong khi đó DSLR có hệ thống
zoom cơ xoay vặn vô cấp, độc lập với hệ thống lấy nét, bạn hoàn toàn có thể lấy nét rồi zoom ra

hay vào rất nhanh chóng mà điểm nét vẫn giữ nguyên. Với các ống kính cao cấp hơn, ngay cả khi
máy tự động lấy nét, bạn vẫn có thể tự tay tinh chỉnh thêm bằng vòng lấy nét tay phụ trợ.
Độ trễ còn ảnh hưởng bởi tốc độ giữa các lần chụp. Hầu hết các máy ảnh DSLR đều đạt tốc độ
trung bình 3 khung hình/giây, đủ cho hầu hết các trường hợp. Các máy ảnh cao cấp hơn có thể
đạt tốc độ 6 - 8 khung hình/giây, trong khi máy ảnh bình dân chỉ được khoảng 1 - 1,5. Thông
thường điều này sẽ không thành vấn đề đối với đại đa số người dùng, nhưng khi hay phải chụp
cảnh động, lúc đó bạn mới thấy được sự hữu dụng của tốc độ.

DSLR chụp trong điều kiện thiếu sáng tốt hơn. Ảnh:
Letsgodigital.

2. DSLR chụp trong điều kiện thiếu sáng tốt hơn
Một khác biệt cơ bản nhất có thể nhận thấy là DSLR có cảm biến sáng lớn hơn hẳn so với máy ảnh
bình dân. Cảm biến lớn dẫn đến điểm ảnh lớn hơn. Điểm ảnh lớn hơn nghĩa là mỗi điểm ảnh thu
được lượng ánh sáng nhiều, cảm biến thu được nhiều thông tin về màu sắc và mật độ trên mỗi
điểm ảnh hơn, từ đó cho ra bức ảnh có màu sắc trung thực hơn. Nói cách khác, cảm biến ảnh của
DSLR hấp thụ được nhiều ánh sáng trong thời gian ngắn hơn, từ đó thông tin nội suy ít, ảnh lỗi
hay nhiễu ít so với máy ảnh bình dân.
Ngoài ra,

hầu hết các máy DSLR có thể lấy nét rất tốt trong điều kiện thiếu sáng do chúng có cảm
biến nét riêng và lại dùng cơ chế lấy nét riêng như đã nói ở trên. Trong khi đó các máy bình dân
lấy nét bằng độ tương phản và lại dùng chính cảm biến ảnh để nhận diện độ tương phản. Trong
điều kiện ánh sáng đủ thì không vấn đề gì, nhưng trong điều kiện thiếu sáng, các điểm ảnh do đã
quá nhỏ nên bản thân việc hấp thụ ánh sáng đã khó khăn, chứ chưa nói đến việc có thể nhận diện
được tương phản sáng tối trong hoàn cảnh ít ánh sáng như vậy.
Do là máy ảnh ống kính rời nên khi phải chụp trong những điều kiện thiếu sáng, người chụp hoàn
toàn có thể đổi sang lắp những ống kính có độ mở lớn (ống 50mm độ mở f/1,8 chẳng hạn) nhằm
cho phép nhiều ánh sáng qua hơn. Độ mở này cho phép lượng ánh sáng vào cảm biến nhiều gấp
4 lần một ống có độ mở thông thường f/3,5 ở cùng độ nhạy và tốc độ trập.

Ống kính của máy ảnh bình dân cũng tương tự như ống kính bình dân của máy ảnh DSLR, thường
có hai độ mở ở hai khoảng tiêu cự. Ví dụ một ống 18 - 55 mm f/3.5-5.6 có nghĩa là khi ống kính
ở tiêu cự 18 mm thì độ mở tối đa f/3,5, nhưng khi ở tiêu cự 55 mm, độ mở tối đa không còn là
f/3.5 nữa mà thành f/5.6. Vì vậy khi chụp trong điều kiện thiếu sáng, nếu người chụp lại dùng
zoom thì độ mở tối đa bị nhỏ lại. Để đủ sáng thì tốc độ phải giảm đi hoặc độ nhạy phải tăng lên.
Tuy nhiên đến một ngưỡng nào đó thì tốc độ giảm sẽ làm ảnh bị nhòe do rung và độ nhạy cao
làm ảnh bị hạt.
DSLR có thể khắc phục hạn chế này bằng ống kính một độ mở, ví dụ ống 24-70 mm f/2.8 chẳng
hạn. Lúc này thì dù chụp ở tiêu cự nào độ mở tối đa vẫn được duy trì ở mức f/2.8. Điều này là
không thể đối với các máy ảnh số bình dân.

Với DSLR bạn có thể tự xác định cho mình ống kính phù
hợp với nhu cầu.
Ảnh:
Wholesaledigital.

3. DSLR cho phép bạn chọn ống kính
Điều đặc biệt nhất của máy DSLR là bạn có thể chọn bất kỳ ống kính nào bạn muốn tùy túi tiền
trong vô vàn dòng ống kính của hãng máy ảnh bạn có. Thậm chí, nếu không có đủ kinh phí dùng
ống chính hãng, bạn cũng vẫn còn vô khối lựa chọn từ các hãng thứ ba như Sigma, Tamron, and
Tokina.
Bạn có thể tự xác định cho mình những ống kính phù hợp với nhu cầu. Nhiều người thì thích chỉ
một ống có dải zoom rộng như 18 - 200 mm chẳng hạn, phục vụ đủ hết mọi nhu cầu. Tuy nhiên,
các ống có dải zoom quá dài thường có chất lượng không cao. Nếu rủng rỉnh tài chính, bạn có
thể chọn cho mình một vài ống bao trùm dải zoom này thay vì chỉ một ống, như bộ ba 16 - 35
mm, 24 - 70 mm và 70 - 200 mm chẳng hạn. Nếu nhiều tiền hơn chút nữa, vẫn những ống với
các dải tiêu cự xấp xỉ thế này, có thể lên đời từ ống hai độ mở thành ống một độ mở cố định
(thường là f/2,8 chẳng hạn). Lúc này bạn có thể thỏa thích thử nghiệm những gì mà máy DSLR có
thể mang lại.
Một khía cạnh khác của DSLR, là việc chọn đúng ống kính để chụp trong mỗi trường hợp cụ thể,

đối tượng cụ thể khiến cho bạn luôn phải suy nghĩ, tìm tòi, và thử nghiệm. Chính quá trình này sẽ
tạo nên sự khác biệt giữa một tay ảnh và người chỉ cầm máy ảnh lên để "ngắm và chụp".

Máy ảnh số linh hoạt hơn ở khả năng tinh chỉnh các
thông số. Ảnh: Penncamera.
4. DSLR linh hoạt hơn
Hầu hết những người sở hữu máy ảnh bình dân thì nghĩ chính các máy này mới linh hoạt hơn so
với DSLR do họ có thể chụp ảnh, quay phim, thu âm… bất cứ thứ gì họ thích với một chiếc máy
ảnh nhỏ gọn. Mặc dù ngày nay với với sự tiến bộ của công nghệ thì DSLR đã có thể làm được hết
những gì mà máy ảnh bình dân làm được, nhưng tính linh hoạt của DSLR không nằm ở các yếu tố
này.
Tính linh hoạt của DSLR chính là ở chỗ bạn có thể "chơi" với ánh sáng thông qua việc tỉnh chỉnh
các thông số phơi sáng trên máy ảnh, rồi chỉnh đèn, dùng kính lọc, dùng tản sáng… để cho ra
những bức ảnh theo cách riêng của bạn. Đó là sự linh hoạt trong sáng tạo.
5. DSLR cũng dễ dàng sử dụng
Không ít người nghĩ rằng họ bỏ ra một đống tiền để mua một máy ảnh DSLR vừa đắt tiền lại vừa
khó sử dụng. Thực ra không hẳn như vậy. Bất kỳ máy ảnh số ống kính rời của hãng máy ảnh nào
cũng đều có chức năng tự động hoàn toàn (full-auto), giúp những người ngại tìm hiểu có thể
nhanh chóng chuyển sang chế độ này, giơ máy ảnh lên, ngắm và chụp. DSLR lúc này vận hành dễ
dàng không khác gì máy ảnh bình dân cả, không đòi hỏi chút kiến thức nào từ người chụp mà
vẫn có thể sản sinh ra những bức ảnh chất lượng tốt nếu không muốn nói là vẫn qua mặt các
dòng máy bình dân. Còn nếu bạn chịu khó mày mò, thì chất lượng ảnh của DSLR so với máy ảnh
thông thường không có gì cần phải tranh cãi.
Mặc dù DSLR đúng là chưa phải dành cho tất cả mọi người, ít nhất do kích cỡ cồng kềnh hơn của
nó. Nhưng khi bạn bắt đầu muốn một máy ảnh nhanh hơn, muốn thỏa sức sáng tạo nhiều hơn,
hay một chất lượng ảnh tốt hơn, bạn sẽ không thể không nghĩ tới việc trang bị một DSLR bên
mình.

Top máy ảnh DSLR bình dân
Đứng đầu danh sách là chiếc Canon EOS 1000D sắp ra mắt. Xếp ngay sau là "đối thủ" của nó -

Olympus E420 giá trên 700 USD. Bộ 5 này còn có sự góp mặt của Nikon và Sony.
Cuộc chiến về giá giữa các hãng máy ảnh nhằm thu hút khách về phía mình ngày càng trở nên
căng thẳng hơn khi Olympus ra E420 và Canon giới thiệu mức giá dự kiến cho EOS 1000D. Cả hai
mẫu đều khoảng 800 USD – tương đương với giá một máy bán chuyên không thay được ống kính.
Do đó, những người mới bước sang chơi DSLR có nhiều lựa chọn hơn trong cùng tầm tiền.
Dưới đây là một số mẫu DSLR giá hợp lý dành cho những người mới chơi. Đứng đầu danh sách
vẫn là “quả bom” 1000D đang làm xôn xao thị trường. Tiếp đó là Olympus với sản phẩm mới
E420. Trong danh sách cũng có tên của Nikon D60, Canon 450 và Sony Alpha A350.
1. Canon EOS 1000D

Canon 1000D chỉ lấy nét được 7 điểm. Ảnh:
Digitalburn.

Thực ra khó mà phân biệt 1000D với chiếc máy ảnh đã rất thành công trong dòng entry-level
450D. Về hình thức và tính năng, hai chiếc máy này chia sẻ khá nhiều điểm, như chức năng Live
View và bộ xử lý hình ảnh Digic III. Tuy nhiên, giá của nó lại rẻ hơn kẻ “tiền nhiệm” khoảng 100
USD do chỉ lấy nét được 7 điểm, trong khi 450D là 9 điểm; cảm biến ảnh chỉ 10 Megapixel thay vì
12 Megapixel như ở người anh em.
Giá dự kiến của sản phẩm này là 809,14 USD đã bao gồm ống kính EF-S 18 – 55 mm F3.5-5.6 IS.
2. Olympus E420

Olympus E240 không có chế độ bình ổn ảnh. Ảnh:
Photographyblog.

So với Canon 1000D thì chiếc máy này của Olympus nhỏ và nhẹ hơn nhiều. Về tính năng, E420 độ
phân giải cũng được trang bị chức năng Live View với autofocus cùng các chế độ giúp người mới
sử dụng máy DSLR dễ dàng làm quen. Tuy nhiên, chiếc máy này không có bình ổn ảnh, autofocus
hơi yếu.
Giá tham khảo 736 USD đã bao gồm ống kính 14 – 42 mm F3.5 – 5.6.
3. Nikon D60


Nikon D60 là chiếc máy ảnh DSLR nhỏ nhất của Nikon.
Ảnh:
Digitalreview.

D60 đang được xem là chiếc máy ảnh số ống kính rời nhỏ nhất của Nikon. Do thân máy nhỏ nên
màn hình LCD kích thước rất hạn chế (2,5 inch). D60 được trang bị cảm biến 10 Megapixel và một
loạt công nghệ chỉnh sửa ảnh ngay trên máy. Ống kính chống rung.
Hiện giá chiếc máy này tại Việt Nam là 655 USD – đi kèm bộ kit là ống kính AF-S DX Nikkor f3,5 –
5,6.
4. Canon EOS 450D

450D được xem là máy ảnh DSLR bình dân tốt nhất của
Canon.
Ảnh:
Digitalcameraclub.

450D được đánh giá là chiếc máy ảnh tốt nhất trong dòng DSLR bình dân. So với những máy cùng
tầm, 450D có độ phân giải lớn hơn (12 Megapixel) với bộ xử lý ảnh 16bit cho hình mượt hơn.
Canon đã trang bị cho máy khe cắm thẻ SD phổ biến thay cho CF trong các dòng máy trước đây.
Ngoài ra, ống ngắm ngang ngửa với Canon 30D – máy DSLR chuyên nghiệp.
Một nhược điểm là ISO cao nhất chỉ đạt 1600 và giá cao so với các máy DSLR bình dân khác. Tại
Việt Nam, D60 được bán khoảng 940 USD – đã bao gồm ống kính 18 – 55 mm IS.
5. Sony Alpha DSLR-A350

Sony A350 có màn hình xoay linh hoạt. Ảnh:
Bhphotovideo.

Chiếc máy ảnh đời mới này của Sony được trang bị màn hình LCD 2,7 inch có khả năng xoay lật
linh hoạt. Chiếc máy ảnh 14,2 Megapixel có chế độ bình ổn ảnh và hệ thống làm sạch cảm biến

cùng một loạt công nghệ ổn định ảnh. A350 có thể sử dụng được các ống kính của dòng Sony α ,
hay của hãng Minolta và Konica Minolta AF.
Nhược điểm viewfinder hơi nhỏ và tính năng hơi rắc rối.
Giá tham khảo khoảng 880 USD không gồm ống kính.
Đức Thanh (theo
Cnet
)

Sử dụng đèn rời với máy ảnh DSLR
Sử dụng flash rời cắm vào chân đèn trong các máy ảnh DSLR tưởng là đơn giản - lắp vào, ngắm
và chụp. Ấy nhưng phần lớn trường hợp ảnh ra, chủ thể được phơi sáng tốt trong khi hậu cảnh
tối mù mù.
Phần lớn người chụp ảnh chuyên nghiệp chẳng thích những tấm hình kiểu như vậy bởi chụp xong
chẳng biết là mình chụp ở chỗ nào nữa vì chẳng thấy hậu cảnh đâu cả. Tuy nhiên, chỉ với chút xíu
sáng tạo, bạn có thể biến cái đèn rời trở thành một phụ tùng không thể thiếu giúp cho ra đời
những bức ảnh đẹp.
Các kỹ thuật mô tả dưới đây có thể sử dụng phối hợp với nhau để cho hiệu quả tốt, vì vậy bạn cứ
thực tập hết để trang bị cho mình các kỹ năng chụp mong muốn.
1. Phản sáng


Một số cây đèn, như chiếc Canon Speedlite 580EX đã có sẵn một tấm card phản sáng ngay phía
trên đèn. Bằng cách phản chiếu một phần ánh sáng vào đó, ánh sáng gắt sẽ được tản bớt và phủ
thêm một phần rộng hơn. Nếu điều kiện cho phép, một phần ánh sáng có thể được đánh bật lên
trần nhà (hoặc các mặt phẳng khác) rồi hắt trở lại chủ thể, giúp chiếu sáng được chuẩn hơn.

Nếu cây đèn của bạn không có sẵn tấm card trắng thì cũng chẳng có gì phải sợ. Có một cách
trông hơi “kém thẩm mỹ” một chút, nhưng rất hiệu quả đó là kiếm một tấm nhựa trắng rồi buộc
bằng dây thun là xong. Chiêu này thậm chí còn hay hơn card sẵn có bởi ta có thể cắt miếng nhựa
thành nhiều hình to nhỏ khác nhau và do đó có các hiệu ứng ánh sáng khác nhau.

2. Phản sáng

Ngoài việc có thể "gật gù", nhiều đèn flash bây giờ có thể xoay vòng được luôn. Khả năng này
giúp đánh đèn ở nhiều góc độ. Bằng cách hướng đèn vào một bức tường gần đó, ta có thể sử
dụng ánh sáng khuyếch tán do đèn chiếu sáng mảng tường. Một số loại đèn có thể xoay ngược ra
đằng sau giúp chụp chân dung ở khoảng cách gần, làm mất đi phần bóng đổ rất cứng nếu đánh
đèn trực tiếp.
3. Dây nối kéo dài đèn flash

Nếu bạn còn dư chút đỉnh, hãy mua thêm dây nối dài cho đèn flash, dây này giúp cho ta đưa đèn
ra xa khỏi máy ảnh chứ không phải lúc nào cũng ngồi ngay trên thân máy. Khi đó ta có thể tự do
di chuyển đèn tới gần, xa chủ thể và tạo những hiệu ứng rất ấn tượng như: chỉ chiếu sáng một
nửa chủ thể (tạo cảm giác dữ dội cứ như chụp trong studio), thậm chí còn hay hơn.

Một số đèn có thể kích hoạt bởi sóng vô tuyến, dĩ nhiên là phải mua thêm bộ kích hoạt này gắn
vào chân đèn. Ưu thế rõ ràng là không cần phải dây dợ lòng thòng từ camera ra đèn flash nữa, đã
thế lại còn có thể kích hoạt nhiều đèn cùng một lúc. Tùy điệu kiện thực tế mà một số bộ kích hoạt
có thể hoạt động trong bán kính tới 10 mét.
4. Miếng nhựa Gel/miếng tản sáng

Bằng cách gắn 1 miếng gel màu lên trền đèn flash và nghịch ngợm với các thiết lập cân bằng
trắng, bạn có thể tạo nhiều hiệu ứng ánh sáng lên chủ thể. Ví dụ, có thể dùng miếng gel màu cam
(cho ánh sáng ấm) và chỉnh cân bằng trắng về ánh sáng ban ngày. Bạn có thể tạo hiệu ứng màu
ấm lên tấm ảnh thay vì để cân bằng trắng tự động.

Miếng gel trắng mờ có tác dụng như một cái tản sáng, có tác dụng giảm bớt lượng sáng của đèn.
Một số sản phẩm có bán kèm một bộ tản sáng riêng để lắp vào đèn, tác dụng rất tốt.
5. Chế độ chỉnh tay

Nếu đèn flash của bạn có chế độ manual thì hãy thử chỉnh xem sao, bạn có thể chỉnh cường độ

sáng, vùng phủ sáng tập trung hay trải rộng. Dĩ nhiên bạn phải cân chỉnh các thông số của đèn
với thân máy ảnh cho thật hài hòa.
Nguyễn Nhật Thanh (theo
Cnet
)

5 mẫu DSLR xuất sắc giá rẻ
5 model máy ảnh số ống kính rời (DSLR) phổ thông, giá rẻ sau đây được xem là sự lựa chọn lý
tưởng nhất hiện nay dành cho những tay máy nghiệp dư muốn "nâng trình", sau một thời gian
làm quen với máy ảnh compact.
Xu hướng chuyển sang sử dụng DSLR sau một thời gian làm quen với máy ảnh compact đang
ngày càng phổ biến, cả trên thế giới lẫn ở Việt Nam. Một phần nguyên nhân là do máy ảnh số ống
kính rời "ăn đứt" máy ảnh du lịch về mặt tính năng cũng như vẻ "pro" mà nó mang lại cho người
sử dụng. Tuy nhiên, để DSLR trở nên ngày càng phổ biến như hiện nay, một nguyên nhân không
nhỏ khác là giá bán của chúng đã được các hãng giảm xuống đến mức gần với máy ảnh compact
hơn lúc nào hết.
Thêm vào đó, việc ngày càng có nhiều hãng máy ảnh lớn tham gia vào thị trường DSLR càng giúp
cho người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn. 5 model sau đây mang 5 thương hiệu khác nhau,
nhưng đều có điểm chung là giá bán khá dễ chịu và được trang bị nhiều tính năng thân thiện với
người dùng.
1. Canon Digital EOS 450D

Canon Digital EOS 450D có cảm biến 12,2 triệu điểm
ảnh. Ảnh:
Canon
.
Được Canon nâng cấp từ chiếc 400D nổi đình nổi đám, với cảm biến có độ phân giải lên tới 12,2
Megapixel, EOS 450D cho phép người dùng có thể in ra những bức ảnh cỡ cực lớn. Không những
vậy, với công nghệ tự động lấy nét tại 9 điểm trong khung hình, Canon Digital EOS 450D còn có
khả năng chụp được những bức ảnh sắc nét và chuẩn xác hơn.

Không chỉ hỗ trợ rất tốt cho các tay máy nghiệp dư, Canon Digital EOS 450D cũng đáp ứng rất tốt
những đòi hỏi ở tầm cao hơn của các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, với khả năng hỗ trợ định
dạng ảnh RAW và tương thích với 60 ống kính khác nhau thuộc hệ thống EOS, cùng một loạt phụ
kiện khác.
Hiện Canon Digital EOS 450D chưa có mặt tại Việt Nam theo đường chính ngạch. Giá tham khảo
tại Singapore dành cho bộ kit bao gồm thân máy và ống kính EF-S 18-55mm là 1.100 USD.
2. Nikon D60

Nikon D60 hơi đắt so với các đối thủ cùng tầm. Ảnh:
Nikonimaging
.
Điểm mạnh của Nikon D60 là hệ thống ống kính được tích hợp công nghệ ổn định ảnh quang,
giao diện người dùng rất trực quan, thân thiện, đồng thời có khả năng tương thích với nhiều loại
ống kính và phụ kiện khác nhau. Tuy nhiên, so với các đối thủ cùng tầm, giá bán của Nikon D60
cao hơn khá nhiều, trong khi công nghệ ổn định ảnh dựa vào ống kính của D60 không linh hoạt
bằng công nghệ ổn định ảnh hoạt động dựa trên cơ chế di chuyển cảm biến của một số đối thủ.
Giá tham khảo dành cho bộ kit bao gồm thân máy và ống kính AF-S VR 18-55mm là 860 USD.
3. Olympus E-420

Olympus E-420 là máy ảnh số ống kính rời nhỏ nhất
thế giới. Ảnh:
Olympususa
.
Olympus E-420 được xem là chiếc máy ảnh số ống kính rời có thân hình nhỏ nhất trên thị trường
hiện nay, tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc chiếc DSLR 10 triệu điểm ảnh này bị hạn
chế về mặt tính năng. Máy hỗ trợ công nghệ ngắm ảnh sống (Live View) qua màn hình LCD 2,7
inch. Hệ thống dò tìm mặt của Olympus E-420 có khả năng nhận diện được 8 khuôn mặt có trong
khung hình, rồi dựa vào đó để đo sáng và thiết lập các thông số cần thiết một cách hoàn toàn tự
động. Bộ lọc bụi Supersonic Wave Filter giúp máy dễ dàng loại bỏ các bụi bẩn bám trên cảm biến,
mang lại những bức ảnh sạch sẽ và sắc nét hơn.

Giá tham khảo dành cho bộ kit bao gồm thân máy và ống kính 14-42mm là 600 USD.
4. Sony Alpha A350

A350 là model có độ phân giải cao nhất trong dòng họ
Alpha. Ảnh:
Letsgodigital
.
So với các model khác trong dòng họ Alpha, A350 được Sony tích hợp cho cảm biến có độ phân
giải cao nhất, lên tới 14,2 Megapixel. Màn hình LCD 2,7 inch, có khả năng lật, xoay về các hướng
giúp cho người dùng thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng, đặc biệt là khi chụp những bức ảnh
trong những góc máy khó. Hệ thống ổn định ảnh Super SteadyShot tích hợp sẵn trong máy cũng
giúp đảm bảo cho bức ảnh chụp được có độ sắc nét cao hơn. Công nghệ tối ưu hóa dải tương
phản D-Range Optimizer có thể mang lại cho bức ảnh nhiều chi tiết hơn.
Giá tham khảo dành cho bộ kit bao gồm thân máy và ống kính DT 18-70 mm là 1.015 USD.
5. Pentax K100D Super

Cảm biến của Pentax K100D Super có độ phân giải chỉ
6,1 Megapixel. Ảnh:
Pentax
.
Được Pentax tung ra thị trường năm ngoái để thay cho model K100D ra đời trước đó, K100D
Super đã khiến cho nhiều người phải thay đổi suy nghĩ về máy ảnh số ống kính rời. Với những
tính năng điều chỉnh tự động và các chế độ cảnh mặc định giống như ở máy du lịch, việc sử dụng
máy ảnh số ống kính rời đã không còn phức tạp như trước kia, mà rất dễ dàng, quen thuộc với
người dùng. Mặc dù vậy, chất lượng những bức ảnh chụp được không vì thế mà kém đi, do chiếc
camera 6,1 Megapixel này được Pentax trang bị khá nhiều công nghệ tiên tiến, như hệ thống
chống rung thông minh và hệ thống làm sạch bụi cho cảm biến.
Giá tham khảo dành cho bộ kit bao gồm thân máy và ống kính 18-55 mm là 750 USD.
Anh Linh (theo
Cnet

)

Chọn ống kính cho máy ảnh DSLR
Nếu đây là chiếc DSLR đầu tiên thì chỉ riêng tên của ống kính thôi cũng đã làm bạn thấy rắc rối với
hàng loạt chữ cái và số. Tuy nhiên, để mua được một ống như ý trong vô vàn lựa chọn, bạn phải
hiểu những thông số đó nói gì.
Sự hứng khởi khi sở hữu một chiếc máy ảnh ống kính rời chính là khả năng có thể thay các ống
kính khác nhau. Người chụp có thể đi từ góc rộng để ôm trọn cả trời đất, cho tới tele giúp phóng
đại các vật thể ở xa, cũng có khi là một chiếc ống macro để chụp cận cảnh với chất lượng cao
nhất. Gần như không hề có gì hạn chế được người chụp với đủ loại ống kính cho mọi hoàn cảnh
và tầm giá. Vậy nên bắt đầu từ đâu?

Ông kính giúp người chụp có được những góc hình
rộng hơn hay phóng đại vật thể ở xa. Ảnh:
Hoàng Hà.

Khi chọn ống kính cho máy DSLR, bạn cần suy nghĩ về thể loại nhiếp ảnh đang theo đuổi, hoặc có
gì chưa hài lòng với ống kính đang có. Có thể là bạn muốn đưa mọi thứ vào khung hình, hay là
bạn chưa kéo lại đủ gần với các hoạt động thể thao hay động vật hoang dã. Hoặc giả đã rất thoải
mái với tầm từ gần tới xa của các ống kính bạn có, nhưng vẫn mơ về một ống kính cho chất
lượng hình ảnh cao hơn, lấy nét nhanh hơn, có chống rung, hoặc chụp tốt trong điều kiện thiếu
sáng.
Bao giờ cũng có một hoặc nhiều ống đáp ứng được nhu cầu của người chụp, vì vậy bước tiếp là
làm sao có được một chiếc hợp lý nhất trong vô vàn lựa chọn sẵn có.
Nếu đây là chiếc DSLR đầu tiên của bạn thì riêng tên của ống kính thôi cũng đã rất khó hiểu với
hàng loạt chữ cái và số thật là rối rắm. Tuy nhiên, giải mã những số với chữ này cũng chẳng quá
phức tạp, nhưng lại vô cùng cần thiết với những người đi chọn lens.

Không có gì hạn chế người chụp với mọi loại ống kính.
Ảnh:

Hoàng Hà.

Đặc điểm quan trọng nhất của một ống kính, đó là tiêu cự (Focal length).
Tiêu cự cho biết tầm bao phủ của ống kính, có nghĩa là máy ảnh nhìn được một góc rộng cỡ nào.
Tiêu cự được đo bằng milimet và tiêu cự giống nhất với góc nhìn của mắt người là 50 mm. Mặc
dù thị trường của mắt người rộng hơn nhiều so với góc nhìn của ống kính 50 mm nhưng nếu ta
nhìn một vật bằng mắt thường, rồi nhìn qua ống kính 50 mm thì thấy độ phóng đại là như nhau.
Điều đó lý giải tại sao người ta lại lấy ống 50 mm làm chuẩn - bởi nó tương đối phù hợp cho cả
phong cảnh và chân dung.
Những ống kính với tiêu cự nhỏ hơn 50 mm được gọi là ống góc rộng (wide) vì nó có thể đưa vào
khung hình được nhiều hơn. Nếu bạn đứng ở một vị trí nhất định thì ống 25 mm sẽ cho một góc
nhìn với khung hình có đường chéo gấp đôi góc nhìn của ống 50 mm, và do đó có thể nhồi cả tòa
nhà, toàn cảnh thiên nhiên hay chụp một nhóm người rất lớn vào một khung hình – thật thuận
tiện khi bạn chẳng thể lùi được nữa. 28 mm là ống góc rộng thường thấy nhất, lý tưởng cho chụp
phong cảnh và kiến trúc, dĩ nhiên bạn vẫn có thể kiếm ống góc rộng hơn nếu cần. Các ống rộng
hơn 20mm thường được gọi là ống cực rộng (ultra-wide angle lens).

Chiều Tây Hồ - chụp bằng ống góc rộng 18 mm. Ảnh:
Nhật Thanh.

Nén nhiều thứ vào một khung hình có nghĩa là các ống góc rộng sẽ khó tránh khỏi hiện tượng
méo hình, đặc biệt méo về góc, tuy nhiên, việc méo này thậm trí còn được cường điệu lên để tạo
hiệu ứng đặc biệt. Thực tế là có một loại ống góc cực rộng có tên là ống fish-eye (ống mắt cá -
với kiểu méo hình giống như những gì loài cá nhìn thấy) chuyên tạo ra hiệu ứng méo đặc biệt lớn.

Vắng khách - chụp bằng ống Mắt cá fish eye 16 mm
Full-frame.
Ảnh:
Nhật Thanh
.

Những ống kính góc rộng đồng thời có đặc tính là tạo độ sâu trường ảnh (còn gọi là vùng ảnh rõ)
lớn, có nghĩa dễ dàng cho ảnh nét cả những vật từ gần tới xa.
Ống kính với tiêu cự lớn hơn 50 mm được gọi là ống kính tele. Ống này cho góc nhìn nhỏ hơn và
lý tưởng khi muốn kéo gần lại chủ thể ở xa, phóng đại chi tiết. Ống tele cho hiệu ứng rất đẹp mắt
khi chụp người. Đối lập với ống kính góc rộng, ống kính tele có đặc tính tạo độ sâu trường ảnh
khá mỏng (vùng ảnh rõ mỏng), có nghĩa là rất dễ dàng tạo hiệu ứng mờ hậu cảnh – lý tưởng cho
chụp chân dung, động vật hoang dã và chụp thể thao.

Thảo cầm viên - chụp với tiêu cự 200mm. Ảnh:
Nhật
Thanh.

Tiêu cự tốt cho chụp chân dung thường là 85 mm tới 135 mm – khoảng này được gọi là tele tầm
ngắn. Tiêu cự phù hợp cho chụp thể thao và thiên nhiên hoang dã thường dài hơn nhiều, ít nhất
cũng phải là 200 mm, lý tưởng là 300 mm hoặc hơn. Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp chụp thể thao
và hoang dã thường sử dụng ống 600 mm thậm chí còn dài hơn nữa.
Bạn có thể mua loại ống kính một tiêu cự hay loại ống kính zoom (chạy từ một tiêu cự này
sang tiêu cự khác). Ốm zoom rất tiện lợi, nhưng nhìn chung chất lượng hình ảnh không được
như ống một tiêu cự (hay còn gọi là ống fix, ống prime). Ống một tiêu cự thường gọn hơn, nhẹ
hơn, sáng hơn và tốt khi chụp thiếu sáng (xem phần khẩu độ). Rốt cuộc thì đây là lựa chọn giữa
sự tiện dụng và chất lượng hình, dĩ nhiên, những ống zoom đắt tiền thì vẫn tiện dụng mà chất
lượng hình vẫn rất tốt.
Ống kính zoom phổ thông, thường chạy từ góc rộng tới tele tầm ngắn, ví dụ 28 - 80 mm, dẫu có
một vài ống “siêu zoom” có dải chạy khá dài: 18 - 200 mm hoặc 28 - 300 mm, bao quát hầu như
tất cả các hoàn cảnh chụp. Cũng có ống zoom góc rộng chạy từ rất rộng tới gần trung bình, như
16 - 35 mm. Tương tự như vậy, ống tele zoom có thể chạy từ tele tầm ngắn tới tele tầm xa, như
ống 70 - 300 mm.
Nguyễn Nhật Thanh (theo
Cameralabs
)

Chọn ống kính cho máy ảnh DSLR (phần 2)
Một điểm rất quan trọng cần lưu ý là các tiêu cự ghi trên ống kính chỉ có thể áp dụng chính xác
cho những chiếc DSLR với cảm biến full-frame (diện tích tương đương phim 35 mm).

Trừ vài model chuyên nghiệp như Canon 1Ds, Canon 5D, Nikon D3, Nikon D700, còn lại đại đa số
những chiếc DSLR hiện tại lại có cảm biến nhỏ hơn, dẫn đến khung ảnh bị thu hẹp lại từ 1,5 đến 2
lần tùy theo kích cỡ cảm biến. Thực tế tiêu cự của ống kính không thay đổi nhưng vì diện tích
vùng bắt ảnh nhỏ hơn nên độ bao phủ cũng nhỏ hơn. Có nghĩa là góc nhìn ở những máy gọi là
„cropped‟ này của Nikon, Sony and Pentax bằng góc nhìn của ống kính nhân với 1,5 lần. Còn với
Canon thì nhân với 1,6. Và những dòng máy áp dụng chuẩn cảm biến 4/3 inch như Olympus,
Panasonic thì phải nhân lên 2 lần.

Hình chữ nhật màu xanh là khung hình mà máy phim
35 mm hoặc máy DSLR full-frame ghi lại được. Cũng
ống kính đó lắp vào máy DSLR crop 1.6x ghi lại được
(như Canon 1000D, 450D, 40D) là hình chữ nhật màu
đỏ. Ảnh:
Luminous-landscape.

Vì vậy mà những người sử dụng máy DSLR thường nói về tiêu cự “hữu dụng”, có nghĩa là tiêu cự
của ống kính phải nhân với trị số “crop” mới ra trị số đúng. Ví dụ, khi lắp ống kính tiêu cự 18 - 55
mm vào một chiếc Nikon crop (Nikon D40, D60, D80, D300) thì góc nhìn có được sẽ tương
đương tiêu cự 27 - 82 mm.
Điều này có nghĩa là nếu bạn muốn có một góc nhìn tương đương tiêu cự chuẩn 50 mm ở một
chiếc Nikon cropped DSLR, bạn sẽ cần một ống với tiêu cự là 33 mm (mà gần nhất là các ống 35
mm). Nếu bạn cần độ bao phủ của góc rộng 28 mm, bạn sẽ cần một tiêu cự ghi trên ống là 18
mm… Vậy nên bạn cần luôn luôn lưu ý nhân tiêu cự của ống kính mình với hệ số crop của thân
máy của bạn thì mới ra được góc nhìn thực tế.
Lưu ý, vì các máy DSLR crop không sử dụng tất cả diện tích của ống kính thông thường, nên
nhiều nhà sản xuất đã cho ra đời những chiếc ống kính chỉ phục vụ riêng cho những cảm biến

nhỏ. Canon, Nikon, Sony and Pentax đặt tên theo các loại ống kính của mình lần lượt như sau: EF-
S, DX, DT và DA. Những ống này sẽ không phù hợp cho các máy full-frame, vì vậy nếu bạn có ý
định nâng cấp lên máy full-frame trong tương lai thì tránh những ống loại này.
Vùng bao phủ của ống kính
Để minh họa cho các góc nhìn tại các tiêu cự khác nhau, chung ta có các ảnh được chụp cùng tại
một điểm với các ống kính khác nhau. Lưu ý rằng tiêu cự ở đây được quy đổi ra tiêu cự hữu dụng
của máy full-frame, nên để đạt được tiêu cự này bạn cần nhân trị số trên ống kính với hệ số crop
của thân máy.
Vùng bao phủ của ống kính theo tiêu cự tại cùng 1 điểm chụp (tương đương full-frame)


Tương đương 17 mm.
Tương đương 28 mm.


Tương đương 35 mm.
Tương đương 70 mm.


Tương đương 135 mm.
Tương đương 400 mm.
Khẩu độ
Một đặc điểm quan trọng thứ nhì của ống kính là khẩu độ - khẩu độ là khả năng thu nhận ánh
sáng của ống kính. Khẩu độ càng lớn thì càng có nhiều ánh sáng lọt vào, và càng tốt hơn trong
điều kiện thiếu sáng. Ống kính có độ mở lớn giúp bạn có vùng ảnh rõ khá mỏng, làm mờ hậu
cảnh tốt hơn. Ống kính khẩu lớn rõ ràng là có lợi, nhưng kèm theo nó là kích thước các thấu kính
và ống kính phải lớn hơn, nặng hơn và cũng đắt tiền hơn.
Khẩu độ của ống kính DSLR còn được gọi là trị số f, là tỷ số giữa tiêu cự trên đường kính của
miệng ống kính. Vì vậy khi miệng ống kính càng lớn thì trị số f càng nhỏ. Trong ống kính có một
cửa số, cấu trúc giống con ngươi ở mắt giúp thu nhỏ độ mở ống kính để kiểm soát mức phơi

sáng và độ sâu trường ảnh, tuy nhiên chỉ số quan trọng đó là khẩu độ tối đa – hay là trị số nhỏ
nhất có thể của f.
Với ống kính một tiêu cự, thì chỉ có một con số cho khẩu độ mà thôi – ví dụ: 50 mm f1.8. Với ống
zoom thì hầu hết là có 2 trị số; ví dụ: 18-55 mm f3.5-5.6 – có nghĩa là ở 18 mm ống có thể mở
lớn nhất là f3.5 và chỉ mở được lớn nhất là f5.6 tại 55 mm (càng zoom thì càng bị tối đi do khẩu
độ bị thu hẹp lại). Lưu ý, một số ống kính zoom đắt tiền chỉ có một khẩu độ suốt dải chạy của
tiêu cự, ví dụ 17 - 55 mm f2.8; nó có thể mở được f2.8 cho dù zoom thế nào.

Chụp bằng ống kính 85 mm f1.8 ở f2.8. Ảnh:
Nhật
Thanh.

Các trị số f1.4; 2.8 và 4 nghe có vẻ gần gần nhau, nhưng thực ra chúng thể hiện khả năng đón
nhận ánh sáng rất khác nhau. Ví dụ ống kính khẩu độ f1.4 có thể nhận gấp đôi ánh sáng so với
khẩu độ f2.0, hoặc gấp 4 lần ống khẩu f2.8. Tương tự như vậy, ống khẩu f2.8 cho ánh sáng qua
nhiều gấp đôi ống khẩu f4, và gấp 4 lần khẩu f5.6.
Ống kính sáng hơn gấp đôi sẽ cho phép tăng tốc độ cửa trập lên gấp đôi, hoặc cho phép giữ
nguyên tốc độ ở hoàn cảnh tối gấp đôi. Ống kính sáng gấp 4 cho phép tăng tốc độ cửa trập lên 4
lần hoặc chụp được ở vùng tối gấp 4 lần mà vẫn giữ được tốc độ. Hiển nhiên rằng ống kính có
khẩu lớn (mô tả bằng f nhỏ) sẽ là lý tưởng cho việc chụp thiếu sáng hoặc chuyển động nhanh.
Và đương nhiên, những ống khẩu lớn bao giờ cũng to lớn, nặng nề, đắt tiền, đặc biệt là ống
zoom một khẩu độ. Chỉ có một ngoại lệ, đó là chiếc ống 50 mm normal khá nhỏ gọn (mà khi lắp
vào hầu hết các máy DSLR do yếu tố crop mà nó trở thành tele tầm ngắn 75 mm hoặc 100 mm).

Siêu xe xuân 08 - Ảnh chụp bằng ống kính 50 mm f1.4
ở f2.8. Ảnh:
Nhật Thanh.

Các ống 50 mm này giá rất hợp lý, hầu hết đều có khẩu độ f1.8, khẩu độ này cho phép lấy được
ánh sáng gấp tám lần ống kính bán kèm máy 18 - 55 mm khi zoom tới cùng tiêu cự 50 mm. Trị

số f nhỏ có nghĩa là ta có thể dễ dàng làm mờ hậu cảnh. Đó là lý do tại sao ống chuẩn 50 mm là
bước khởi đầu hoàn hảo cho nhiếp ảnh chân dung và chụp thiếu sáng.
Nguyễn Nhật Thanh (theo
Cameralabs
)
Chọn ống kính cho máy ảnh DSLR (phần 3)
Lấy nét hiển nhiên là một yếu tố tối quan trọng đối với mọi ống kính, và không phải ống nào cũng
lấy nét tốt như nhau. Một số ống có gắn sẵn mô tơ lấy nét, trong khi một số khác lại phải dựa vào
mô tơ nằm trong thân máy.



Các thông số trên ống
kính.

Để tiết giảm trọng lượng và giá cả, Nikon đã loại bỏ mô tơ lấy nét trong thân máy ở những model
giá rẻ D40, D40x và D60, và do đó những chiếc máy này chỉ có thể tự lấy nét tự động (auto focus)
được với những ống có mô tơ ở trong mà thôi. Nếu bạn có những chiếc này, bạn cần tìm mua
những ống kính có ký hiệu AF-S để sử dụng được chức năng lấy nét tự động. Nếu ống không
phải là AF-S thì bạn phải tự lấy nét bằng tay. Và nếu bạn mua các ống Sigma hay Tamron làm cho
máy Nikon, thì cũng lưu ý tìm những chiếc tương thích với D40, D40x và D60.
Tất cả các ống kính hiện tại của của Canon đều có sẵn mô tơ lấy nét, đương nhiên không phải cái
nào cũng tốt như nhau. Những ống kính Canon có chữ USM trong dãy tên là loại có mô tơ lấy nét
siêu thanh giúp lấy nét nhanh và êm hơn nhiều so với loại không USM. Vì vậy nếu bạn mua ống
Canon và muốn loại lấy nét vừa nhanh vừa êm thì nên chọn loại USM.
Công nghệ tương đương của Nikon có tên là Silent Wave Motor viết tắt là SWM. Đây chính là chữ S
trong AF-S, và vì vậy nếu bạn muốn lấy nét nhanh và không ồn ào thì hãy chọn loại AF-S. Công
nghệ tương đương của các hãng Sony, Pentax, Olympus và Sigma lần lượt có tên là SSM, SDM,
SWD và HSM. Lưu ý rằng để tận dụng tối đa khả năng của ống SDM (DA*) của Pentax, bạn cần
thân máy cũng tương thích, như K10D, K20D.


Bướm và hoa, chụp bằng chế độ Macro. Ảnh:
Nhật
Thanh.

Cũng cần lưu ý một số ống có tên IF (Internal Focusing) như đúng tên gọi của nó - tức là thao tác
lấy nét nằm lọt trong lòng ống kính; có nghĩa phần đầu của ống kính không bị xoay khi lấy nét.
Điều này khá quan trọng đối với người muốn sử dụng kính lọc phân cực (kính giúp triệt tiêu tia
sáng phản quang từ các vật thể bóng/phản xạ – làm cho ảnh có độ bão hòa màu cao hơn) .
Tự động lấy nét hiện nay đã quá phổ biến nên người ta thường bỏ lơi tùy chọn lấy nét bằng tay ở
những ống kính giá rẻ. Ở một số model, vòng lấy nét được thiết kế mỏng dính ở đầu ống. Nếu lấy
nét tay là quan trọng đối với bạn thì cũng nên tìm ống kính nào có vòng lấy nét tương đối lớn
một chút.
Ống Macro (riêng Nikon gọi là Micro) là loại ống kính tối ưu hóa cho việc chụp cận cảnh những
chủ đề như hoa, côn trùng. Các ống macro thường có tiêu cự 50 tới 100mm và có thể chụp mọi
thể loại tuy chúng được tối ưu hóa cho chụp ở khoảng cách rất gần. Vì vậy nếu bạn hào hứng với
thể loại này thì đừng chần chừ gì mà không sở hữu một chiếc ống macro.

Thác Gia Long, Ban Mê Thuột. Ảnh:
Nhật Thanh.

Một số ống kính có chức năng chống rung, giúp bạn có thể cầm máy chụp với cửa trập mở
lâu hơn bình thường tới 3 – 4 trị số thời chụp mà vẫn đạt chất lượng tương đương.
Bạn có thể mua loại ống kính một tiêu cự Chống rung không thể bắt dính chuyển động nhanh,
nhưng nó rất hữu ích trong các trường hợp rung lắc máy ảnh.
Hệ thống chống rung trên ống kính có cơ chế hoạt động tương tự như nhau, đó là phát hiện các
rung lắc và điều chỉnh một thấu kính đặc biệt trong ống kính để đối trọng lại tức thời. Lợi ích của
chống rung trên ống kính là bạn nhìn thấy hiệu quả liền, đặc biệt ở những tiêu cự dài.
Chống rung cực kỳ hiệu quả khi chụp tele, và nó cũng hữu dụng tương đương khi áp dụng vào
các ống kính normal hoặc góc rộng, bởi cho dù là tiêu cự gì đi nữa thì chống rung cũng giúp ta

cầm máy chụp với cửa trập giảm được tới 3 – 4 trị số thời chụp, và như vậy vẫn có thể có hình
chất lượng ở tốc độ rất thấp. Lý tưởng nêu muốn chụp dòng nước ở thác và sông suối.

×