Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu Máy ảnh DSLR cho người mới chơi doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.61 KB, 9 trang )


Máy ảnh DSLR cho người mới chơi


Với tầm tiền từ 500 đến 700 USD, bạn sắm được một
DSLR hạng cơ bản (entry-level) nhưng tính năng phong phú và chất
lượng ảnh tốt.


Trong xu hướng 'bình dân hóa" DSLR, các hãng đang tìm cách tích hợp
thêm công nghệ mới, mặt khác lại cố gắng đơn giản hóa hệ thống điều
khiển của các sản phẩm giá rẻ này nhằm thu hút sự chú ý với người tiêu
dùng.

Sau đây là một số mẫu DSLR phổ thông theo gợi ý của tạp chí Cnet Asia.

1. Canon EOS 500D

Canon EOS 500D là một DSLR bình dân với chất lượng ảnh khá tốt. Ảnh:
Handingchao.

Mới được giới thiệu vào tháng 3, Canon EOS 500D được xem là "con át
chủ bài" trong chiến lược xâm chiếm lãnh địa DSLR bình dân của hãng
máy ảnh hàng đầu thế giới. Mặc dù thuộc dòng phổ thông với mức giá khá
rẻ, song 500D sở hữu nhiều tính năng của máy chuyên nghiệp. Cảm biến
APS-C độ phân giải 15,1 Megapixel cùng vi xử lý cao cấp DIGIC 4 cho
những bức ảnh rõ nét với khả năng tái hiện màu sắc chuẩn xác. Sự cải tiến
cổng chuyển đổi tương tự/số 14-bit về mặt lý thuyết sẽ cho dải màu mượt
và mịn hơn công nghệ cũ của hãng. ISO của máy trải từ 100 đến 6.400, có
thêm tùy chọn để nâng lên tới mức 12.800. Sản phẩm còn được trang bị
tính năng khử lỗi đen góc ảnh (Peripheral illumination) và tối ưu hóa dải


tương phản (Auto Lighting Optimizer) như model tầm trung 50D. Bên cạnh
đó, Canon còn nhắm đến người dùng phổ thông với một giao diên trực quan
và chức năng ngắm ảnh sống Live view cùng công nghệ nhận diện khuôn
mặt như trên các máy ngắm chụp. 500D có khả năng quay video HD 1080p
và 720p khá tốt.

Về nhược điểm, bạn có thể thấy ngay các điểm lấy nét của 500D còn hơi
nhỏ, đặc biệt khi xem qua viewfinder. Video chưa thực sự mượt mà khi đẩy
chất lượng lên cao nhất và máy cũng không lấy nét liên tục khi đang quay.
Nhiễu tại các tùy chọn ISO cao khiến ảnh bị mất nhiều chi tiết cũng như
giảm đáng kể tương phản.

Sản phẩm hiện đang được bán tại Việt Nam với giá khoảng 750 USD cho
thân máy (hàng xách tay).

2. Nikon D5000

Nikon D5000 với chất lượng ảnh đỉnh cao và bộ tính năng phong phú. Ảnh:
Cnet.

Được giới thiệu chỉ một tháng sau Canon EOS 500D, D5000 là câu trả lời
xứng đáng của Nikon nhằm đánh bật các đối thủ khỏi "miếng bánh" DSLR
bình dân béo bở.

Máy được trang bị cảm biến CMOS 12,9 Megapixel cùng vi xử lý Expeed
cho độ bão hòa màu và khả năng khử nhiễu ngang ngửa model cao cấp D90.
Công nghệ nhận diện khung cảnh tiên tiến 3D Color Matrix Metering và hệ
thống đo sáng 420 pixel RGB giúp tự động cân bằng trắng và điều chỉnh
phơi sáng chuẩn xác trong hầu hết các trường hợp. Tốc độ của máy và chất
lượng ảnh cho bởi máy nhỉnh hơn đa số các đối thủ cùng tầm giá. D5000

cũng có chế độ tối ưu hóa dải tương phản (Active D-Lighting) và khả năng
chỉnh sửa ảnh ngay trên máy. Sản phẩm quay được video HD 720p với chất
lượng âm thanh - hình ảnh mượt mà. Nikon D5000 cũng biết khéo léo tạo
điểm nhấn bằng màn hình lật xoay độ phân giải 230.000 điểm ảnh và công
nghệ Live View hỗ trợ lấy nét tay.

Về nhược điểm, máy lấy nét hơi chậm trong điều kiện ánh sáng yếu và
cũng không thể lấy nét tự động khi đang quay video. Kính ngắm khá nhỏ và
tối. Tốc độ đồng bộ flash 1/200 giây chưa thực sự ấn tượng so với các
model cùng tầm. Máy cũng không hỗ trợ báng pin do bị màn hình lật xoay
chiếm chỗ.

Sản phẩm hiện đang bán tại Việt Nam với mức giá nhỉnh hơn Canon 500D
một chút.



3. Sony Alpha A380

Sony Alpha S380 chưa có nhiều cài thiện so với phiên bản cũ A350. Ảnh:
Cnet.

Sony Alpha A380 có thiết kế tương tự "người tiền nhiệm" A350 với một
chút cải tiến về thiết kế và mức giá khá hợp lý. Màn hình của máy cũng có
khả năng lật nhưng không xoay được như đối thủ D5000. Công nghệ chống
rung trong thân máy và khử bụi cảm biến được đánh giá khá cao so với
đẳng cấp "bình dân" của sản phẩm. Giao diện trực quan và cách thiết kế các
phím chức năng khá giống máy compact cũng là một thế mạnh mà hiếm
hãng nào đạt được.


×