Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Oan án Lệ Chi Viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.27 KB, 5 trang )

Vụ án Lệ Chi Viên
Vụ án Lệ Chi Viên, tức vụ án vườn vải, là vụ án mà Nguyễn Trãi bị vu oan và bị
tru di tam tộc.
Vụ án
Ngày 27 tháng 7 âm lịch 1442 (Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3), vua Lê Thái
Tông đi tuần ở miền Đông, duyệt quan ở thành Chí Linh, Hải Dương. Nguyễn Trãi
đón vua ngự ở chùa Côn Sơn, nơi ở của Nguyễn Trãi. Ngày 4 tháng 8 âm lịch vua về
đến Lệ Chi Viên thuộc huyện Gia Định (nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh
Bắc Ninh). Cùng đi với vua có Nguyễn Thị Lộ, một người thiếp của Nguyễn Trãi khi
ấy đã vào tuổi 40
[1]
được vua Lê Thái Tông yêu quý vì sắc đẹp, văn chương hay, luôn
được vào hầu bên cạnh vua. Khi về đến Lệ Chi Viên, vua thức suốt đêm với Nguyễn
Thị Lộ
[2][3]
rồi băng hà, lúc này ông mới 20 tuổi
[3]
. Các quan bí mật đưa về, ngày 6
tháng 8 mới đến kinh sư, nửa đêm vào đến cung mới phát tang. Triều đình đã quy cho
Nguyễn Thị Lộ tội giết vua. Nguyễn Trãi và gia đình bị án tru di tam tộc và bị giết
ngày 16 tháng 8 âm lịch năm này
[2]
. Đến tháng 7 âm lịch năm 1464, Lê Thánh Tông đã
rửa oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng ông tước Tán Trù bá và bổ dụng người con còn
sống sót của ông là Nguyễn Anh Vũ
[4]
.
Truyền thuyết
Có truyền thuyết một thời cho rằng lúc (theo truyền thuyết thì cha của Nguyễn Trãi là
Nguyễn Phi Khanh cho học trò phát cỏ ở ngò để làm chỗ dạy học cho học trò chứ
không phải là Nguyễn Trãi) Nguyễn Trãi còn dạy học có dự định cho học trò phát


hoang khu vườn, đến đêm nằm mơ thấy một người đàn bà với bầy con dại tới xin ông
cho thư thả ít hôm mới dọn nhà vì con mọn, sáng ra khi học trò của ông phát cỏ vườn
nhà thì đánh chết một bầy rắn, lúc đó ông mới hiểu ra ý nghĩa giấc mơ, ông than thở,
cho chôn bầy rắn và cho học trò biết là loài rắn thường hay thù dai, thế nào cũng trả
thù ông. Đêm đó, lúc ông đọc sách thì có con rắn bò trên xà nhà nhỏ một giọt máu
thấm vào chữ "đại" ("đời") qua ba lớp giấy ứng với việc gia tộc ông bị hại đến ba đời.
Ngày sau con rắn hóa ra bà Nguyễn Thị Lộ dụ dỗ ông, hại ba đời nhà ông và biến
thành rắn bò đi khi bà Nguyễn Thị Lộ bị dìm xuống sông.
Nhiều người tin rằng truyền thuyết này nhằm đổ tội cho bà Nguyễn Thị Lộ, giải thích
nguyên nhân tiền định về cái chết của vua Lê Thái Tông và Nguyễn Trãi, xoa dịu lòng
tiếc thương Nguyễn Trãi và chán ghét nhà Lê nhỏ mọn đối với công thần. Họ cho rằng
đây là thuật tuyên truyền của tầng lớp thống trị hồi đó lợi dụng lòng mê tín của nhân
dân. Ngày nay truyền thuyết này bị bác bỏ và không được xác chứng
Nguyên nhân
Đến nay, một số nhà sử học Việt Nam, như Phan Duy Kha, Lã Duy Lan, Đinh Công
Vĩ (trong tác phẩm "Nhìn lại lịch sử"), cho rằng chủ mưu vụ án chính là Nguyễn Thị
Anh
[5]
, vợ thứ vua Lê Thái Tông.
Ngôi thái tử
Ngoài các suy đoán căn cứ vào sử sách, gần đây các nhà nghiên cứu nói trên đã tham
khảo gia phả dòng họ Đinh là con cháu của công thần Đinh Liệt nhà Hậu Lê và phát
hiện nhiều bài thơ của chính Đinh Liệt để lại (được công bố trong "Nhìn lại lịch sử"
của họ). Bài thơ được viết bằng chữ Hán nhưng viết theo kiểu ẩn ý, dùng phép nói lái
để người đọc suy đoán rằng: Thái tử Lê Bang Cơ (tức vua Lê Nhân Tông) không phải
là con vua Lê Thái Tông
[6]
.
Vua Lê Thái Tông lúc mất mới 20 tuổi nhưng trước khi mất vua đã có 4 con trai. Con
lớn nhất là Lê Nghi Dân, con thứ hai là Khắc Xương, con thứ ba là Bang Cơ (Lê Nhân

Tông sau này), con thứ tư là Tư Thành (Lê Thánh Tông sau này). Vì các hoàng tử đều
còn quá nhỏ (chỉ chênh nhau một vài tuổi) nên việc tranh chấp ngôi thái tử xảy ra giữa
các bà vợ vua Thái Tông. Nguyễn Thị Anh là mẹ của Bang Cơ.
Nghi Dân là con lớn nhất vốn đã được lập làm thái tử dù còn rất nhỏ. Nhưng sau đó
Nguyễn Thị Anh được vua sủng ái nên năm 1441 vua truất ngôi của Nghi Dân mà lập
Bang Cơ. Bà mẹ của Khắc Xương vốn không được vua sủng ái nên không thể tranh
chấp ngôi thái tử. Tuy nhiên, nhiều người trong triều dị nghị rằng, Nguyễn Thị Anh đã
có thai trước khi vào cung và Bang Cơ không phải là con vua Thái Tông
[6]
. Cùng lúc
đó, một bà phi khác của vua là Ngô Thị Ngọc Dao lại có mang sắp sinh. Nguyễn Thị
Anh sợ chuyện bại lộ thì ngôi lớn sẽ thuộc về con bà Ngọc Dao nên tìm cách hại bà
Ngọc Dao
[7]
. Bà này được vợ chồng Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ hết sức che chở,
mang đi nuôi giấu và sinh được hoàng tử Lê Tư Thành năm 1442.
Biết bà Ngọc Dao đã sinh con trai mà ngày càng nhiều người đồn đại về dòng máu của
Bang Cơ, nhân lúc con mình còn đang ở ngôi đương kim thái tử, Nguyễn Thị Anh chủ
động ra tay trước
[7]
. Nhân dịp vua Thái Tông về thăm Nguyễn Trãi, sợ Nguyễn Trãi
gièm pha mình và nói tốt cho Tư Thành nên bà sai người sát hại vua Thái Tông rồi đổ
tội cho vợ chồng Nguyễn Trãi
[7]
.
Sau khi vua mất, Bang Cơ lên ngôi, Nguyễn Thị Anh được làm thái hậu, nắm quyền
trị nước. Nguyễn Trãi không thể biện bạch cho sự oan uổng của mình và phải thụ án.
Theo sử sách, ngày 9 tháng 9 âm lịch năm 1442, chỉ vài ngày sau khi hành hình gia
đình Nguyễn Trãi, triều đình (thực ra chính là thái hậu Nguyễn Thị Anh nhiếp chính
thay con

[8]
), ra lệnh giết hai hoạn quan Đinh Phúc, Đinh Thắng vì trước khi chết
Nguyễn Trãi có nói là "hối không nghe lời của Thắng và Phúc"
[2]
. Các nhà nghiên cứu
nói trên cho rằng chính Đinh Phúc, Đinh Thắng là những người khuyên Nguyễn Trãi
sớm tố cáo Nguyễn Thị Anh với vua Thái Tông
[7]
. Do đó để diệt khẩu, bà sai giết hai
người này.
Chính bởi thân thế của Lê Nhân Tông có phần "không chính" nên sau này, năm 1459,
con trưởng của vua Thái Tông là Lê Nghi Dân lấy lý do để làm binh biến giết hai mẹ
con Nguyễn Thị Anh. Trong bài chiếu lên ngôi, Nghi Dân nói rõ: " Diên Ninh [Nhân
Tông] tự biết mình không phải là con của tiên đế [Thái Tông] "
[2]
Dù sao đi nữa, chuyện Bang Cơ có phải con vua Thái Tông thực hay không nhưng
cũng như Tần Thủy Hoàng, ngôi chính của ông đã định, bởi thế những người phản lại
như Lê Nghi Dân nhà Lê hay tướng Phàn Ô Kỳ nước Tần vẫn bị coi là "nghịch", là
trái lẽ.
Về các bài thơ của Đinh Liệt
Trong cuốn “Ngọc phả họ Đinh” do công bộ thượng thư Đinh Công Nhiếp, con trai
đầu của thái sư Đinh Liệt, có một số bài thơ do Đinh Liệt viết
[9]
có liên quan đến vụ án
Lệ Chi Viên.
Bài thơ Nôm nhận xét về Lê Thái Tông:
Tống Thai dáng dấp một anh quân
Đắc sắc say chơi biếng kiệm cần
Hoạ tự trong nhà nhô đầu mọc
Di căn bệnh hoạn hại cho thân

Trong bài này Đinh Liệt buộc phải dùng phép nói lái: Tống Thai tức là Thái Tông Lê
Nguyên Long. Vua là một “anh quân” khi vì ông biết ngăn ngừa cường thần, dẹp
phiên trấn, sùng nho, mở thi cử, song lại quá ham tửu sắc. Về “hoạ tự trong nhà”, Đinh
Liệt có bài thơ:
Nhung tân lục cá nguyệt khai hoa
Bất thức hà nhân chủng bảo đa
Chủ kháo Tống khai vi linh dược
Cựu binh tân tửu thịnh y khoa
“Nhung tân” đọc lái là Nhân Tông, tức là Bang Cơ, con Nguyễn Thị Anh, “thịnh y” là
“thị Anh”. Bài này có thể tạm dịch:
Nhân Tông sáu tháng đã ra hoa
Dòng máu ai đây quý báu à?
Núp bóng Thái Tông làm linh dược
Thị Anh dùng ngón đổi dòng cha
Trước khi vào cung, Thị Anh đã gian díu với Lê Nguyên Sơn
[6]
, một người thuộc họ xa
của dòng dõi Lê Khoáng (cha Lê Lợi). Một bài thơ khác, Đinh Liệt viết:
Tống Thai mạc kiến nguy ký hiện
Nịch ái Thịnh y nhật nhật tăng
Mỹ sắc điềm ngôn gia phỉ báng
Cơ đồ sự nghiệp hải hà băng
Dịch là:
Thái Tông chẳng thấy nguy đã hiện
Say đắm Thị Anh cứ mãi tăng
Sắc đẹp lời ngon kèm phỉ báng
Cơ đồ sự nghiệp có ngày băng
Việc Thị Anh giết hai hoạn quan Đinh Phúc, Đinh Thắng được Đinh Liệt viết trong
bài thơ mà nhiều người cho rằng vì chính hai người này đã mật báo cho ông và
Nguyễn Trãi biết:

Nhung Tân hà hữu Tống thai tinh
Lục nguyệt khai hoa quái dị hình
Niên nguyệt nhật thời Thăng Đính ký
Hoàng bào ô nhiễm vạn niên thanh
chữ Thăng Đính đọc ngược là Đinh Thắng
Dịch là:
Nhân Tông không phải máu Nguyên Long
Sáu tháng hoài thai cảnh lạ lùng
Năm, tháng, ngày, giờ Đinh Thắng chép
Hoàng bào dơ bẩn tiếng ngàn năm
Với cách gọi các vua bằng miếu hiệu như Thái Tông, Nhân Tông, chắc chắn các bài
thơ này Đinh Liệt viết vào thời Lê Thánh Tông. Dù Nhân Tông và thái hậu Nguyễn thị
đã chết nhưng việc này vẫn không thể nói công khai, vì trên danh nghĩa, ngôi vua của
Nhân Tông vẫn là hợp pháp. Có như vậy, việc cướp ngôi của Lê Nghi Dân mới là
"phản nghịch" và việc lên ngôi của Thánh Tông mới là hợp lẽ. Đây chính là nguyên
nhân khiến Đinh Liệt phải dùng phép nói ẩn ý để truyền lại cho đời sau
[6]
.
Trong văn học nghệ thuật
Vụ án Lệ Chi Viên từng được thể hiện trong nhiều tác phẩm văn học và nghệ thuật
trong đó có các tác phẩm được báo chí đánh giá cao như vở cải lương Rạng ngọc Côn
Sơn của Sân Khấu đoàn cải lương Trần Hữu Trang,
[10]
vở chèo Oan khuất một thời của
nhà hát chèo Hà Nội.
[11]
Đặc biệt vở kịch Bí mật Lệ Chi Viên của Công ty Thái Dương
(sân khấu IDECAF) từng được báo chí hết lời ca ngợi
[12][13]
đã giành được ba giải Mai

Vàng (năm 2007) (giải Đạo diễn sân khấu cho NSƯT Thành Lộc, giải Nam diễn viên
kịch nói cho Hữu Châu (vai Nguyễn Trãi), giải Nữ diễn viên kịch nói cho Thanh Thủy
(vai Nguyễn Thị Anh)
[14]
Ngoài ra phim tài liệu Bí mật vụ án Lệ Chi Viên từng được
chiếu trên VTV1.
[15]

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×