Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Sổ tay bệnh động vật - Chương 4 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.18 KB, 7 trang )

49
CHƯƠNG 4
NHậN RA BệNH
NHữNG DấU HIệU CủA SứC KHOẻ
Trong ba chơng đầu ta đã thấy có những loại bệnh khác nhau. Trong một ổ dịch, bằng cách
quan sát bản thân bệnh đó thể hiện những triệu chứng, ta có lẽ có thể xét đoán một cách thông
minh đó là loại bệnh gì. Những manh mối khác nữa là phân bố địa lý và loài vật mắc bệnh, và
bằng cách tham khảo ban đồ dịch tễ cùng bảng 6.1 trong Chơng 6 ta có thể thu hẹp diện
chẩn đoán. Ta làm thế nào vợt qua đợc giai đoạn này để quyết định con vật ốm là do bị
nhiễm virut hay có quá nhiều ký sinh trùng? Đây là lúc cần đến kỹ năng, trình độ và kinh
nghiệm. Một bác sĩ thú y có trình độ cần dành bốn hay năm năm ở đại học để học những kỹ
năng cần thiết và đào tạo về chẩn đoán bệnh. Thậm chí các bác sĩ thú y thỉnh thoảng cũng
cần các chuyên gia giúp đỡ. Do đó đòi hỏi những ngời không phải là bác sỹ thú y phải chẩn
đoán ra bệnh là không thực tế, tuy nhiên trong chừng mực nhất những ngời không có chuyên
môn cũng có thể chẩn đoán ra bệnh. Thực tế, ngời chăn nuôi thờng chẩn đoán đợc những
bệnh hay gặp của gia súc.
Trong bất cứ một bệnh nào, gia súc ốm biểu hiện một số điểm bất bình thờng. Những điểm
bất bình thờng này rất khác nhau và cung cấp những đầu mối quan trọng cho các bác sĩ thú y
chẩn đoán bệnh. Ví dụ một con bò mắc bệnh dịch tả trâu bò sẽ có một loạt những điểm bất
bình thờng khá rõ rệt nh ỉa chảy, sốt cao, ủ rũ, chảy nớc mắt, nớc mũi và chảy dãi, ngời
chăn nuôi và bác sĩ thú y thờng giống nhau là dễ dàng xác định đợc căn bệnh nguy hiểm
này. Những điểm bất thờng này đợc coi nh những triệu chứng lâm sàng của bệnh.
Chơng 5 sẽ khái quát một số triệu chứng mà những ngời không có chuyên môn có thể dễ
dàng phát hiện ra. Bất cứ ngời nào trớc khi định xác định những triệu chứng lâm sàng của
một bệnh ở gia súc thì họ phải biết gia súc bình thờng khoẻ mạnh là nh thế nào. Những
dấu hiệu về sức khoẻ cũng quan trọng để đánh giá nh những dấu hiệu về bệnh tật và đây là
những điều đợc xem xét ở chơng này.
Vậy gia súc khoẻ mạnh là nh thế nào? Các bảng về chẩn đoán trong Chơng 5 trình bày một
số những triệu chứng lâm sàng rõ rệt nh chết, ỉa chảy, các triệu chứng thần kinh.
Sau đây sẽ mô tả tóm tắt những dấu hiệu bình thờng của một con vật khoẻ mạnh.
1. Chết


Chết đợc coi là một dấu hiệu bình thờng đặc biệt vì chết là điều không thể tránh khỏi.
Đánh giá đợc rằng trong đàn gia súc thỉnh thoảng có gia súc chết không nhất thiết là do dịch
bệnh là một điều rất quan trọng. Có một câu ngạn ngữ cổ là trong đàn, một con chết là bình
thờng, hai con chết là trùng khớp ngẫu nhiên còn ba con chết có nghĩa là có vấn đề và mặc
dù các nhà dịch tễ học đầu óc đầy toán học có thể giơ tay lên trời khiếp sợ một khái quát đơn
giản nh vậy, nhng điều quan trọng là bao nhiêu lâu thì lại có một hai con.
Vậy ta nhận thức nh thế nào về những cái chết bình thờng? Chết bình thờng có thể là do
tuổi già, là một tai nạn hay việc xẩy ra bất ngờ có thể thỉnh thoảng giết một hay hai con.
Ngoài ra, những cái chết khác có thể coi là không bình thờng.
50
2. Thể trạng chung
Một số bệnh quan trọng nhất không gây ra những triệu chứng lâm sàng ghê gớm hay giết một
số gia súc đáng kể mà ảnh hởng tới trạng thái chung của gia súc và làm giảm tới năng suất
của chúng.
Bệnh tật làm cho bò sữa giảm lợng sữa hay ảnh hởng tới sự tăng trọng của cừu nuôi bán, có
thể ảnh hởng nghiêm trọng tới đời sống ngời chăn nuôi ngang với một bệnh gây chết. Thật
ra, những bệnh nh thế thờng có thể gây tổn thất hơn về mặt kinh tế vì tính chất không ghê
gớm của chúng có thể làm cho ngời chăn nuôi không chú ý đến việc áp dụng các biện pháp
để phòng bệnh. Vậy quan trọng là đánh giá liệu gia súc đợc sống trong một điều kiện tối u
và có điều gì đó kém hơn nh vậy có thể nêu ra một vấn đề bệnh tật cơ bản có thể đợc cứu
chữa.
Gia súc khoẻ mạnh trong một điều kiện tốt có một vẻ bề ngoài béo tốt đối với dáng hình của
chúng. Cơ bắp của chúng phải rắn chắc sao cho xơng sờn và xơng chậu không nổi rõ mà
đợc cơ bắp bao bọc tốt. Hai bên sờn phải liên tục theo một đờng cong lồi khá phẳng phiu
từ phía sau khuỷu chân tới phía trớc của chân sau và không bị kéo lên sau xơng sờn.
Những dấu hiệu này dễ nhìn thấy ở gia súc có da mỏng hay lông tha nhng kém hơn ở gia
súc có vẻ bề ngoài nặng nề nh một số giống cừu. Các bác sĩ thú y và ngời chăn nuôi có
kinh nghiệm rờ tay một cách tự động trên các con vật để kiểm tra xem liệu trạng thái cơ thể
của chúng tốt hay không, những ngời liên quan tới chăn nuôi phải phát triển kỹ năng chuyên
môn này bằng cách thực hành thờng xuyên (Hình 4.1).

Hình 4.1 Dấu hiệu gia súc khoẻ mạnh.
51
2.1 Cho điểm thể trạng
Bớc tiếp theo là cho điểm thể trạng. Đây là một kỹ thuật mà gia súc đợc cho điểm dựa trên
trạng thái cơ thể. Một chừng mực nào đó việc cho điểm là mang tính chủ quan và đợc phát
triển bắt nguồn từ những giống bò và cừu trung bình. Thang điểm thay đổi tuỳ theo kỹ thuật
sử dụng, ví dụ đối với bò Zebu có thể cho điểm từ 1 đến 5. Cho điểm thấp đối với gia súc
gầy, cho điểm cao những con béo tốt. Tác giả đã tìm ra một kỹ thuật rất hữu ích trên nhiều
trờng hợp ở các vùng nhiệt đới. Bằng cách cho điểm trạng thái cơ thể theo tập quán trong
chăn nuôi có thể đánh giá rất tốt liệu gia súc đang giảm cân hay tăng cân trong các tình huống
khác nhau, ví dụ, sau khi tẩy giun sán, chăn thả ở những mùa vụ khác nhau v.v (Hình 4.2).
Sau đây cách cho điểm thể trạng đối với bò Zebu. Trớc hết cho nhóm điểm, sau đó cho điểm
cụ thể. Cho nhóm điểm dựa trên đánh giá cơ đùi. Tuỳ theo lớp mỡ bao ngoài cơ đùi này mà
có thể cho thành 3 nhóm điểm nh sau:
Nhóm từ 0 đến 1 điểm: cơ đùi nhìn bề ngoài nhăn nheo, dúm dó.
Nhóm từ 2 đến 3 điểm: cơ đùi nhìn bề ngoài thẳng:
Nhóm từ 4 đến 5 điểm: cơ đùi căng phồng và tạo thành một đờng cong đều.
Việc cho điểm cụ thể dựa trên mức độ lớp mỡ che phủ tại 4 điểm: mào đốt sống lng, các
xơng sờn sau, hông và cơ đùi. Cụ thể nh sau:
Điểm 0 Con vật gầy yếu, không thấy có mỡ dới da. Các mào đốt sống vùng lng sờ
thấy nhọn.
1 Mào đốt sống lng nhọn nhng đỡ hơn so với con bị điểm 0. Có chút ít mỡ ở
khu vực này và ở khu vực mỏm hông.
2 Các mào đốt sống lng vẫn còn sờ thấy nhọn. Xơng sờn nhìn thấy từng cái
một.
3 Sờ lng vẫn còn cảm thấy mào của đốt sống nhng đã có cảm giác tròn và
xơng sờn không nhìn thấy từng cái một.
4 Chỉ khi ấn mạnh mới cảm thấy các mào của đốt sống lng. Mỏm hông có mỡ
bao bọc và tròn đều.
5 Không cảm thấy mào đốt sống lng ngay cả khi ấn mạnh. Con vật trông rất

béo khoẻ.
3. Da
Ta đã thấy tầm quan trọng của việc đánh giá trạng thái béo tốt, lông mợt của gia súc khoẻ
trong một điều kiện tốt. Một bớc có thể tiến hành tiếp theo bẳng kiểm tra gần hơn nữa da
của gia súc. Vạch lông ra có thể khám da đợc kỹ hơn. Da phải phẳng, không có u bớu, lóc
vảy, da bong ra hay mảnh vụn da.
Da là một cơ quan có ý nghĩa sống còn đố với cơ thể, có tác dụng bảo vệ các mô bào bên dới
và giúp cho cơ thể duy trì đợc nhiệt độ bình thờng (xem Stress nhiệt ). Da giúp cho sự
vận động các mô bào bên dới (xơng, cơ, gân v.v ) vì vậy da khoẻ mạnh phải phẳng và linh
hoạt. Nếu kéo một lớp da lên rồi buông ra ở gia súc mạnh khoẻ thì sẽ trở lại ngay vị trí cũ.
Nếu không nh vậy là có vấn đề về tuần hoàn ở lớp dới da đối với da có thể do nhiều nguyên
nhân gây nên nh mất nớc do ỉa chảy.
52
4. Đầu
Các bác sĩ thú y khám gia súc có thể nói lên nhiều điều về cái đầu. Mắt phải trong, sáng và
ớt. Tuyến lệ thờng xuyên tiết nớc mắt chảy trên bề mặt mắt, giúp bảo vệ mắt bằng rửa đi
mọi vật thể nhỏ hay vi sinh vật bám trên bề mặt mắt. Những ống đặc biệt ở góc mắt thải dòng
nớc mắt thờng xuyên tới vách họng vì vậy không đợc có những vệt nớc mắt trên da ở bên
dới mắt.
Mõm bò phải hơi ớt và mát và không đợc có có nớc mũi chảy ra. Trong miệng phải luôn
ớt do luôn tiết nớc bọt giúp cho tiêu hoá; tỷ lệ nớc bọt tiết ra sao cho nuốt đợc dễ dàng và
không chảy rãi.
5. Các niêm mạc có thể quan sát đợc
Nhiều cơ quan có xoang hoặc hình ống trong cơ thể gia súc đợc nối liền với các niêm mạc.
Những cơ quan này gồm các tuyến trong toàn bộ đờng tiêu hoá từ miệng tới trực tràng, trong
đờng hô hấp từ lỗ mũi tới phổi, trong đờng tiết niệu và sinh dục, kết mạc nối liền với bên
trong mu mắt và đợc phản ánh trên bề mặt trớc của con ngơi mà nó bao bọc. Niêm mạc
tiết ra một chất nhầy gọi là dịch niêm mạc giúp bôi trơn lớp bên ngoài trong các nội tạng đó
và thành một hàng rào bảo vệ bắt các vi sinh vật và các vật thể ngoại lai rồi đợc loại bỏ đi
bằng các cơ chế khác khau. Những niêm mạc trông thấy đợc ở một sốvị trí gọi là lớp bên

ngoài của miệng (lợi), lỗ mũi, nớc mắt (kết mạc), âm hộ, bao quy đầu và trực tràng. ở gia
súc khoẻ mạnh, lớp bên ngoài niêm mạc phẳng và láng bóng do một lớp màng nhầy. ở nơi
không có sắc tố thì chúng có mầu hồng. Trên thực tế, niêm mạc bên trong miệng và kết mạc
mắt là dễ nhìn nhất để kiểm tra gia súc khoẻ hay mắc bệnh.
Ghi chú: Kết mạc mắt trong suốt ở nơi phủ lên bề mặt trớc của con ngơi.
6. Dấu hiệu thần kinh
Một số bệnh quan trọng ảnh hởng tới hệ thần kinh vì vậy điều quan trọng là đánh giá cử chỉ
của gia súc bình thờng. Gia súc thờng có thói quen gần ngời và không sợ ngời. Một
ngời lạ xen vào chúng sẽ khuấy động sự tò mò và thu hút sự chú ý của chúng, thậm chí
chúng tới gần ngời lạ để xem cho rõ hơn. Bất cứ thiếu sự tò mò bình thờng nh thế có thể
chỉ ra có điều gì trục trặc xẩy ra.
Nh con ngời, một số con vật tỏ ra hung dữ và nếu đụng độ với một con vật hung dữ thì
điều quan trọng là xác định xem nh thế là bình thờng hay không bình thờng vì hung dữ có
thể là một dấu hiệu sớm của một số bệnh.
7. Dáng đi
Què do bất cứ nguyên nhân nào có thể làm rất đau đớn cho con vật, điều quan trọng là đánh
giá liệu sự vận động của con vật khi đi lại (dáng đi) bình thờng hay không. Việc đi lại của
con vật phải là một vận động thăng bằng, nhịp nhàng, đầu con vật lắc l hày gật gù nhẹ nhàng
khi nó vận động. Khi đứng, con vật phải tỏ ra thoải mái đứng trên bốn chân và không
nghiêng lệch vềbên nào khi nằm xuống hay co lên bất cứ một chân nào.
53
8. Hô hấp

gia súc khoẻ mạnh, động tác hô hấp hít vào, thở ra thờng lặng lẽ và vừa đủ chú ý trừ sau
khi cơ thể vận động mạnh. Số lần gia súc hít vào thở ra trong một phút khi nghỉ ngơi gọi là
tần số hô hấp và tần số này thay đổi theo giống và loài gia súc. Theo một nguyên tắc chung
thì con vật càng to thì tần số hô hấp càng chậm. Theo [Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân,
Nguyễn Bá Mùi, Lê Mộng Loan. 1996] Tần số hô hấp sinh lý của một số loài gia súc nh sau
(lần/phút):
Ngựa 8 - 16 Lợn 20-30

Bò 10-30 Dê 10-18
Trâu 18-21 Cừu 10-20
Nghé 30-40 Chó 10-30
Mỡo 10-15 Thỏ 10-15
Gà 22-25
Hô hấp có ba pha bằng nhau, hít vào, thở ra và ngừng thở. Tần số hô hấp có thể tăng ở gia súc
khoẻ mạnh sau khi luyện tập hay tăng lên trong nhiệt độ và độ ẩm môi trờng.
9. Thân nhiệt
Sức khoẻ của tất cả động vật dựa vào khả năng duy trì nhiệt độ cơ thể hầu nh không đổi ngay
cả phải chịu những khắc nghiệt của nhiệt độ môi trờng. Chúng có thể duy trì đợc nhiệt độ
cơ thể bằng sự biến đổi cơ chế sinh lý và hành vi của con vật (xem Stress nhiệt trong Tập 2)
và sự chênh lệch đáng kể so với phạm vi thân nhiệt bình thờng của cơ thể là một dấu hiệu rõ
rệt của sự ốm.
Vì vậy không ngạc nhiên là các bác sĩ thú y rất coi trọng thân nhiệt của gia súc khám bệnh.
Đo thân nhiệt bằng cách đút bầu nhiệt kế vào trong trực tràng và lu lại ở đó khoảng một phút
(nhiệt kế điện tử bây giờ có thể cho kết quả nhanh hơn). Không cần phải nói, để tránh nguy
cơ truyền các vi sinh vật gây bệnh từ con này sang con khác sau mỗi lần dùng, nhiệt kế phải
đợc rửa kĩ bằng các dung dịch diệt khuẩn (xem chơng 8). Nếu không có thì phải rửa kĩ
bằng xà phòng, rồi lau lại bằng cồn.
Ghi chú: Không đợc dùng nớc nóng để rửa nhiệt kế vì sẽ làm hỏng nhiệt kế.
Cũng nh tần số hô hấp, phạm vi thân nhiệt của gia súc biến đổi theo từng loài, một chừng
mực nào đấy theo từng giống gia súc. Nhiệt độ cũng biến đổi trong một ngày đêm, thấp nhất
vào sáng sớm và cao nhất vào chiều tối. Đặc biệt ở lạc đà giao động thân nhiệt tới 6
0
C hay
hơn nữa, một đặc tính để đối phó với nhiệt độ môi trờng khắc nghiệt và nhằm dự trữ nớc
nếu không thì sẽ bị mất nớc do cơ chế làm mát sinh lý bằng cách bốc hơi. Theo một nguyên
tắc chung là gia súc càng lớn thì thân nhiệt càng thấp hơn. Sau đây là hằng số sinh lý thân
nhiệt của một số loài gia súc ở Việt Nam (Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá
Mùi, Lê Mộng Loan. 1996)

54
0
C
0
C
Ngựa 37,5-38,5 Lợn 38,0-40,0
Trâu 37,5-39,0 Chó 37,5-39,0
Bò 37,5-39,5 Gà 40,5-42,0
Dê 38,5-40,5 Vịt 41,0-43,0
10. Phân
Độ chắc và màu của phân gia súc khoẻ mạnh phụ thuộc vào thành phần của thức ăn một cách
rõ rệt. Vì vậy khi khám bệnh cho gia súc cần phải đánh giá và xem xét phân bình thờng
của gia súc khoẻ mạnh đối với những khẩu phần khác nhau, khi chăn thả, phơng thức quản
lý v.v Gia súc non đang bú có phân sền sệt màu vàng, thay đổi về mầu sắc và độ chắc khi
chuyển từ bú sữa sang ăn thức ăn rắn.
Bò trởng thành, khẩu phần chủ yếu dựa vào cỏ xanh nên phân thờng nhão và một ngày ỉa
tới 18 đến 20 lần trong khi bò chăn nuôi quảng canh ở vùng bán sơn địa khô cằn thì phân khô
hơn và ỉa thờng ít hơn. Trâu cũng ỉa một lợng phân lớn thờng là nhão.
Ngựa, cừu và dê ỉa ra phân thành cục. Phân của lạc đà hình thuôn dài khoảng 4 cm trong khi
phân ngựa hình không đều hơn và có đờng kính khoảng 4 - 8 cm. Phân của cừu và dê vón
hòn, nhỏ và tròn hơn nhiều.
Độ chắc của phân của gia súc khoẻ mạnh có thể biến đổi rất nhanh do thay đổi về khẩu phần.
ỉa chảy là một triệu chứng lâm sàng quan trọng của nhiều bệnh nhng đôi khi chỉ là do gặm
quá nhiều cỏ non xanh sau khi ma hay khi thay đổi bãi chăn thả.
11. Sinh sản
Một số bệnh chủ yếu gây trở ngại tới sinh sản nh sẩy thai, vô sinh v.v. Mô tả chi tiết về chu
kỳ sinh sản của gia súc không nằm trong phạm vi của quyển sách này nhng những đặc điểm
quan trọng đợc tóm tắt ở Bảng 4.1.
11.1. Động dục
Động dục là một giai đoạn mà con cái trởng thành về giới tính chịu đực. Những thay đổi về

nội tiết phức tạp điều khiển chủ yếu chu kỳ động dục nhng một số yếu tố bên ngoài cũng
ảnh hởng tới động dục. Khí hậu ôn hoà với sự biến động đáng kể về độ dài ban ngày giữa
mùa hè với mùa đông, những thay đổi về độ dài chiếu sáng trong ngày ảnh hởng tới chu kỳ
động dục của gia súc, đặc biệt là cừu và dê. Nh vậy cừu động dục và sinh sản khi có ngày
ngắn (mùa đông) và sinh đẻ vào mùa xuân. Với một biến động tơng đối nhỏ về độ dài ban
ngày ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, các yếu tố khác có ý nghĩa hơn nh nhiệt độ xung
quanh cao hay trạng thái dinh dỡng kém có khả năng ức chế hoạt động sinh dục. Vậy mùa
sinh sản biến đổi đáng kể theo vùng và chỉ có thể đánh giá đợc bằng tiếp thu sự hiểu biết về
địa phơng đó.
Khi động dục, gia súc cái trởng thành rụng trứng và nếu con đực nhảy đực không thành công
thì gia súc cái sẽ trở lại chu kỳ động dục sau. Giai đoạn này coi là một chu kỳ động dục, mặc
55
dù chu kỳ này biến đổi theo từng con vật và theo từng giống trong Bảng 4.1 nêu lên về ngày
trung bình và phạm vi ngày động dục có thể dùng để hớng dẫn trong thực tế.
Bảng 4.1 Dữ liệu về sinh sản của gia súc
Chu kỳ động dục (ngày)Giai đoạn có chửa
(ngày)
Bình quân Phạm vi

Trâu
Cừu

Lợn
Ngựa
279 292
301 343
140 160
145 155
110 117
330 342

21
21
17
19
21
21
18 - 24
11 - 30
14 - 21
18 - 21
16 - 30
19- 26
11.2. Giai đoạn mang thai
Giai đoạn mang thai là thời gian có chửa, có thể xem Bảng 4.1. mỗi loài có một phạm vi đáng
kể chủ yếu do biến động về giống.
Dấu hiệu về khoẻ mạnh khái quát ở trên đợc tóm tắt ở Hình 4.3. Những dấu hiệu này chỉ
đợc coi là một biểu thị chung những gì quan sát đợc trên gia súc khoẻ vì không thay thế
đợc kinh nghiệm thực tế thu nhận đợc kỹ năng và kiến thức để khám bệnh đợc đúng đắn.

×