Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Rèn kỹ năng đọc và phân tích bản đồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (736.69 KB, 12 trang )



PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐAKRÔNG
TR NG TRUNG HƯỜ ỌC CƠ SỞ HƯỚNG HIỆP

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
ĐỀ TÀI:
RÈN KỸ NĂNG ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ
NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA TRONG CHƯƠNG
TRÌNH ĐỊA LÝ LỚP 7
TỔ: XÃ HỘI.
HỌ VÀ TÊN: HỒ THỊ THU HIỀN.
CHỨC VỤ: GIÁO VIÊN
NĂM HỌC: 2009-2010
Người thực hiện: Hồ Thị Thu Hiền.
(1)

RÈN KỶ NĂNG ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ
LƯỢNGMƯA TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÝ LỚP 7

I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Năm học 2007 - 2008, là năm thứ 6 thực hiện đổi mới chương trình phổ
thông. Cụ thể là đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp
giảng dạy và đổi mới kiểm tra đánh giá…. Xoay quanh vấn đề đổi mới
phương pháp nhiều cuộc hội thảo đã được tổ chức bởi vì đổi mới phương
pháp giảng dạy là trọng tâm của đổi mới giáo dục. Phương pháp dạy học
được đổi mới theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, khơi
dậy và phát triển khả năng tự học, nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích
cực độc lập sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. Rèn
luyện kỷ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, tác động đến tình cảm
đem lại niềm tin hứng thú học tập cho học sinh.


Muốn đạt được mục đích trên điểm mấu chốt cơ bản là bản thân mỗi
giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học một cách triệt để.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng tích cực hoá hoạt động
học tập của học sinh có nhiều hình thức, nhiều con đường để hình thành kiến
thức mới trên cơ sở phát triển tư duy tìm tòi sáng tạo của học sinh. Một
trong những phương pháp thường được sử dụng trong dạy học địa lý là sử
dụng biểu đồ cho học sinh phân tích, tìm tòi khám phá từ đó rút ra nhận xét về
những gì mà bản thân mỗi học sinh khám phá được. Ở đây biểu đồ, lược đồ
được xem là phương tiện trực quan giúp học sinh tìm tòi khám phá và lĩnh hội
kiến thức. Ở hình thức này giáo viên tạo điều kiện cho học sinh là rèn luyện
được kỷ năng phân tích, so sánh tự rút ra những kiến thức cơ bản, trọng tâm
có trong các lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh. Với con đường này muốn đạt hiệu
quả cao giáo viên phải rèn luyện cho học sinh phương pháp, kỷ năng đọc và
phân tích biểu đồ.
Người thực hiện: Hồ Thị Thu Hiền.
(2)

Môn địa lý 7 nhằm giúp học sinh có những iến thức phổ thông cơ bản,
cần thiết về các môi trường địa lý và các hoạt động của con người có trên trái
đất cũng như các châu lục; góp phần hình thành cho học sinh thế giới quan
khoa học, giáo dục tư tưởng, tình cảm đúng đắn, giúp cho học sinh bước đầu
vận dụng kiến thức địa lý để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội
xung quanh, phù hợp với yêu cầu của đất nước và thế giới trong thời đại mới.
Vì vậy, việc rèn luyện những kỷ năng địa lý là rất cần thiết cho việc học
tập đồng thời cũng chuẩn bị kỷ năng cho việc tiếp thu kiến thức ở các lớp
trên.
Có rất nhiều kỷ năng cơ bản cần phải luyện cho học sinh trong quá trình
dạy địa lý 7. Một trong những kỷ năng quan trọng đó là: " Kỷ năng về đọc và
phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa". Đây là kỷ năng rất cơ bản, cần

thiết khi học Địa lý lớp 7, nó đòi hỏi học sinh phải nắm vững nội dung đã học,
nó giúp học sinh có thể dựa vào biểu đồ nêu được về đặc điểm chế độ nhiệt,
chế độ mưa. Đây củng là nội dung được làm nhiều trong các tiết thực hành.
III. ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Có thể nói trong những năm gần đây việc thực hiện chương trình và
sách giáo khoa mới cũng đồng nghĩa với việc cải tiến đổi mứi phương pháp
dạy học. Đại đa số giáo viên đã tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy,
nhưng trong thực tế vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa hiểu thấu đáo tinh
thần đỗi mới phương pháp. Vì vậy mà lúng túng trong soạn giảng cũng như
thực hiện các giờ lên lớp, không gây được hứng thú học tập cho học sinh, làm
cho giờ học trở nên nặng nề, nhàm chán. Đặc biệt là các tiết thực hành về đọc
và phân tích biểu đồ nhiệt lượng và lượng mưa của một khu vực , một vùng.
Trên thực tế , học sinh lớp 7phần lớn đều chưa thạo kỷ năng quan trọng này.
Thường học sinh lúng túng trong cách đọc biểu đồ, lẫn giữa nhiệt độ lẫn
lượng mưa, lẫn cột số liệu; hoặc học sinh rất kém trong việc phân tích biểu đồ
dựa trên bảng số liệu có sẵn.
Người thực hiện: Hồ Thị Thu Hiền.
(3)

Kết quả khảo sát khi có nội dung về đọc và phân tích biểu đồ thường đạt kết
quả thấp cụ thể.
Việc rèn cho học sinh cách đọc và phân tích biểu đồ lượng mưa và nhiệt
độ là một trong những trọng tâm về thực hành địa lý 7. Vậy làm thế nào để
nâng cao hiệu quả về kỷ năng đọc và phân tich biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa
trong chương trình địa lý lớp 7 là một câu hỏi được rất nhiều giáo viên giảng
dạy quan tâm. Đó cũng là một vấn đề tôi hay trăn trở, suy nghỉ, thử nghiệm
trong quá trình dạy học địa lý lớp 7. Do đó tôi xin chọn đề tài: " Rèn kỷ năng
đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa trong chương trình địa lý cho
học sinh lớp 7. Trong bài viết nhở này, tôi xin được đưa ra một số phương
pháp giải quyết vấn đề cụ thể mà tôi đã áp dụng thành công trong các tiết dạy

địa lí 7 trong những năm vừa qua.
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
1. Để rèn luyện kỷ năng đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa cho
học sinh ở trường THCS Hướng Hiệp núi rừng.
Giáo viên dùng biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của một địa phương nào
đó cho học sinh nhận thức được trên biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa thể hiện
tình hình khí hậu của một địa phương qua hai yếu tố: Nhiệt độ và lượng mưa
trung bình của các tháng trong năm. Biểu đồ gồm có hai trục tung hai bên và
một trục hoành. Ở các lớp trên, biểu đồ còn thêm yếu tố độ ẩm.
Một trục tung có các vạch chia đều về nhiệt độ, tính bằng độ C (
o
C);
Một trục tung có các vạch chia đều về lượng mưa, tính bằng mm.
Trục hoành chia làm 12 phần, mỗi phần là một tháng và lần lượt ghi
đều từ trái sang phải, từ tháng 1 đến tháng 12 bằng số hoặc chữ.
Đường biểu diễn biến thiên nhiệt độ hàng năm được vẽ bằng đường
cong màu đỏ nối liền các tháng trong năm. Sự biến thiên lượng mưa hàng
Người thực hiện: Hồ Thị Thu Hiền.
Số HS tham gia
kiểm tra
Kết quả kiểm tra, khảo sát
Giỏi Khá TB Yếu
SL (%) SL (%) SL (%) SL (%)
31 2 6,5 7 22,6 15 48,4 7 22,6
(4)

tháng được thể hiện bằng hình cột ( hoặc đường cong màu xanh nối lượng
mưa trung bình các tháng trong năm)
( Hình dưới là minh hoạ biểu đồ nhiệt độ
và lượng mưa trung bình ở Pớt - Australia)

Qua chỉ số nhiệt đọ và lượng mưa trung bình hàng tháng, ta biết được
diễn biến khí hậu của địa phương đó như thế nào?
2. Phương pháp đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa.
Cần đọc lần lượt đường cong biểu diễn nhiệt độ và các cột lượng mưa trong
năm để biết thông tin về khí hậu nơi đó.
* Đọc đường nhiệt độ cần khai thác:
+ Nhiệt độ tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất
+ Chênh lệch nhiệt độ ( biên độ nhiệt)? Nhiệt độ trung bình năm?
+ qua đó biết ddawc điểm chế độ nhiệt thuộc kiểu khí hậu nào.
* Đọc cột lượng mưa cần khai thác các thông tin sau:
+ Mưa nhiều tháng nào? Ít tháng nào?
+ Mưa nhiều mùa nào? Ít mùa nào?
+ Sự phân bố mưa như thế nào? Mưa đều quanh năm hay tập trung
theo mùa?
+ Tổng lượng mưa cả năm
Các thông tin trên cho biết đặc điểm chế độ mưa của địa phương thuộc
kiểu khí hậu nào?
Ví dụ: Mưa vào thu đông: Khí hậu Địa Trung Hải.
- Nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm: Môi trường xích đạo ẩm.
- Mưa tập trung một mùa, nhiệt độ lớn hơn 22
o
C, thời kỳ khô hạn dài:
Môi trường nhiệt đới
Người thực hiện: Hồ Thị Thu Hiền.
(5)

- Mùa đông ấm, hè mát, mưa quanh năm và mưa nhiều vào thu đông:
Môi trường ôn đới hải dương.
- Mùa đông rét, hè mát, mưa nhiều vào he: Ôn đới lục địa
- Mưa ít, nhiệt độ cao quanh năm, đông lạnh: Môi trường hoang mạc.

So sánh và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa để tìm ra tính chất
khí hậu của địa phương.
Đây là vấn đề rất quan trọng, vì chỉ khi nào cả hai biểu đồ này thể hiện
đúng đặc trưng của một kiểu khí hậu nào đó ta mới biết địa phương đó thuộc
kiểu khí hậu nào ( tuy nhiên có thể có chng đặc điểm về độ nhiệt ẩm của khí
hậu nhiệt đới nhưng các mùa khác nhau)
* Sau đây là một số bài tập minh hoạ rèn kỹ năng đọc và phân tích biểu
đồ nhiệt độ và lượng mưa
Ví dụ 1: Bài tập thực hành số 2 trang 40: có ba biểu đồ nhiệt độ và lượng
mưa, chọn biểu đồ phù hợp với ảnh Xavan kèm theo:
Giáo viên yêu cầu
học sinh quan sát và đọc, phân tích theo các nội dung sau:

+ Yêu cầu học sinh xem ảnh Xavan; xác định môi trường của ảnh
( Đây là môi trường nhiệt đới)
+ Nhắc lại đặc điểm của môi trường nhiệt đới: Nóng và lượng mưa
tập trung vào một mùa, có hai lần nhiệt độ lên cao.
+ Đọc biểu đồ:
Biểu đồ A: Nóng quanh năm, lúc nào cũng có mưa không đúng
Biểu đồ B: Nóng quanh năm, hai lần nhiệt độ tăng cao, mưa theo mùa,
tháng mưa lớn nhất là tháng 8 > 160mm, thời kì khô ba tháng không mưa đó
là môi trường nhiệt đới.
Người thực hiện: Hồ Thị Thu Hiền.
(6)

Biểu đồ C: Nóng quanh năm, hai lần nhiệt độ tăng, mưa theo mùa.
Tháng mưa lớn nhất là tháng 8: 40mm, thời kỳ khô hạn không mưa đó là môi
trường nhiệt đới.
Vậy xác định biểu đồ B hay C phù hợp với ảnh Xavan? Tại sao?
Ta thấy biểu đồ B mưa nhiều, thời kì khô hạn ngắn hơn C, lượng mưa

nhiều hơn, phù hợp với Xavan có nhiều cây cao hơn là C. Do đó biểu đồ B
phù hợp với Xavan trong bài.
Ví dụ 2: Ba biểu đồ lượng mưa trang 44 SGK
Để

được kết luận chung về khí hậu ôn đới hải dương, ôn đới lục địa và Địa Trung
Hải thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh quan sát và đọc ba biểu đồ trên
điền số liệu vào bảng sau:
Biểu đồ khí hậu
Nhiệt độ (
o
C) Lượng mưa ( mm)
Kết luận chung
Tháng1
Tháng
7
Tháng1 Tháng7
Ôn đới hải
dương
( Brét - 48
o
B)
6 16 133 62
Hè mát, đông
ấm, mưa quanh
năm, nhiều vào
mùa thu, đông.
Ôn đới lục địa
( Matxcơva -
56

o
B)
-10 19 31 74
Đông rét, hè
mát, mưa nhiều.
Địa Trung Hải
( Athen - 41
o
B)
10 28 69 9
Hè nóng, mưa
ít. Đông mát,
mưa nhiều.
Ví dụ 3: Bài tập 4 trang 22
Người thực hiện: Hồ Thị Thu Hiền.
(7)
¤n ®íi h¶i d¬ng
¤n ®íi H¶i d¬ng¤n ®íi H¶i D¬ng

Quan sát biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của vùng nhiệt đới cho biết
thuộc bán cầu nào, tại sao?
Giáo
viên hướng dẫn học sinh đọc từng biểu đồ theo các nội dung sau:
* Biểu đồ A:
+ Đường biểu diễn nhiệt độ thay đổi như thế nào? ( hai lần tăng cao
trong năm)
+ Nhiệt độ các tháng lớn hơn 20
o
C?
+ Mưa tập trung vào thời gian nào? ( tháng 5 - tháng 10)

Với đặc điểm trên khí hậu thuộc nữa cầu nào?
Kết luận: Khí hậu thuộc Bắc bán cầu.
* Biểu đồ B: Hướng dẫn học sinh đọc phân tích rút ra các nội dung:
+ Nhiệt độ các tháng lớn hơn 20
O
C
+ Biên độ nhiệt năm lớn hơn 15
o
C
+ 6 tháng khô, mùa mưa từ tháng 11 - tháng 3 năm sau.
Kết luận: Trái ngược A; Vậy khí hậu thuộc Nam bán cầu.
V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
Với phương pháp rèn luyện kỹ năng đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ
và lượng mưa cho học sinh lớp 7 như đã trình bày ở trên. Tôi đã tạo được
hứng thú học tập cho học sinh. Trong các giờ thực hành học sinh tự giác tìm
tòi kiến thức được thực hiện trên biểu đồ với sự định hướng của giáo viên.
Các tiết học trở nên sôi nổi tránh được sự nhàm chán, học sinh tích cực hơn
trong học tập. Đại bộ phận học sinh cuối năm học đã có những kỹ năng cơ
Người thực hiện: Hồ Thị Thu Hiền.
(8)

bản về đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa của bất kỳ một vùng,
một khu vực địa lý nào.
Kết quả kiểm tra kỹ năng đọc và phân tích biểu đồ đã có sự chuyển
biến mạnh mẽ so với ban đầu. Cự thể:
C. Bài học kinh nghiệm
Qua quá trình hướng dẫn học sinh phương pháp đọc và phân tích biểu
đồ nhiệt độ và lượng mưa cũng như các loại biểu đồ, bản đồ khác, bản thân
tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
1. Đối với giáo viên

- Phải có sự đầu tư về: Nội dung bài dạy, chuẩn bị đầy đủ các biểu đồ
phù hợp với bài dạy, biểu đồ đẹp, rõ ràng, chính xác, dễ đọc.
- Trong dạy học phải chú trọng củng cố và rèn luyện kỹ năng cho học
sinh về đọc, phân tích và nhận xét
- Phải chú ý đến tất cả các đối tượng trong lớp học tránh tình trạng chỉ
chú ý đến hoạt động một bộ phận nhỏ học sinh khá giỏi mà lãng quên các đối
tượng khác.
- Cần chú ý cho các đối tượng trung bình và yếu được phát biểu ý kiến
của mình, còn các đối tượng khá giỏi chỉ gọi bổ sung, hoàn thiện kiến thức
khi cần thiết.
2. Đối với học sinh.
- Phải có đầy đủ phương tiện học tập, sách giáo khoa, vở bài tập, tập
bản đồ … và các nội dung liên quan đến bài học.
- Phải chủ động, tích cực, tự giác trong học tập.
- Nắm chắc phương pháp cách đợc và phân tích biểu đồ theo sự hướng
dẫn của giáo viên.
Người thực hiện: Hồ Thị Thu Hiền.
Số HS tham gia
kiểm tra
Kết quả kiểm tra, khảo sát
Giỏi Khá TB Yếu
SL (%) SL (%) SL (%) SL (%)
31 4 12,9 11 34,5 13 41,9 3 9,7
(9)

- Biết hợp tác nhóm để cùng nhau tìm ra kiến thức mới.
VI. KẾT LUẬN.
Như vậy dạy địa lý không chỉ cung cấp thông tin một chiều mà phải
biết phối hợp, sử dụng nhiều phương pháp, nhiều con đường để cho học sinh
tìm tòi, khám phá kiến thức. Qua thực tế giảng dạy và kết quả thu được, bản

thân tôi thấy được qua quá trình rèn luyện cho học sinh đọc và phân tích biểu
đồ thực sự rất cần thiết và không thể thiếu trong quá trình giảng dạy địa lý.
Học sinh có kỹ năng đọc và phân tích biểu đồ là một trong những nhân tố góp
phần nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn và chất lượng học tập của
học sinh.
Mong rằng với sự suy nghỉ của bản thân tôi nói trên sẽ giúp cho kiến
thức của các em được hoàn thiện hơn và góp phần nâng cao chất lượng giảng
dạy cho những năm tiếp theo.
VII. ĐỀ NGHỊ.
- Có phòng học riêng cho bộ môn để học sinh phát huy tính tích cực
trong học tập nói chung và trong các bài học thực hành nói riêng.
- Có phương tiện học tập đầy đủ từ đó các em mới phát hyu hết được
năng lực học tập.
VIII. PHẦN PHỤ LỤC.

IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
- Sách giáo khoa địa lý lớp 7. Nhà xuất bản giáo dục.Năm 2009
- Sách giáo viên địa lý lớp 7. Nhà xuất bản giáo dục.Năm 2007
- Sách thiết kế bài giảng địa lý lợp 7. Nhà xuất bản hà nội.Năm 2004
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III. Nhà xuất bản giáo giục. Năm
2004.
- At lat địa lí Việt Nam. Nhà xuất bản giáo dục. Năm 2005.
MỤC LỤC.
Người thực hiện: Hồ Thị Thu Hiền.
(10)

1. Đặt vấn đề. Trang 1
2. Cơ sở lý luận. Trang 1
3. Đối tượng phương pháp nghiên cứu. Trang 2
4. Nội dung nghiên cứu. Trang 3

5. Kết quả nghiên cứu. Trang 7
6. Kết luận. Trang 9
7. Đề nghị. Trang 9
8. Phần mục lục. Trang 9
9. Tài liệu tham khảo. Trang 10
PHÒNG GD & ĐT ĐAKRÔNG HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI THỰC HIỆN
………………………………… ………………… ( Ký tên)
………………………………… …………………
………………………………… ………………… Hồ Thị Thu Hiền
PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI ĐỀ TÀI.
Người thực hiện: Hồ Thị Thu Hiền.
(11)

Năm học: 2009-2010.

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Trưởng (Phòng)
- Đề tài:

- Họ và tên tác giả
- Đơn vị:

- Điểm cụ thể:
Phần
Nhận xét
của người đánh giá xếp loại
đề tài
Điểm
tối đa
Điểm

đạt
được
1.Tên đề tài
2. Đặt vấn đề
1
3. Cơ sở lý luận 2
4. Đốitượng,phương pháp
nghiên cứu
1
5. Nội dung nghiên cứu 9
6. Kết quả nghiện cứu 3
7. kết luận
1
8. Đề nghị
9. Phụ lục
1
10. Tài liệu tham khảo
11. Mục lục
12. Phiếu đánh giá xếp loại
1
Thể thức văn bản, chính tả
1
Tổng cộng:
20
Căn cứ số điểm đạt được, đề tài trên được xếp loại:
Người đánh giá xếp loại:
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người thực hiện: Hồ Thị Thu Hiền.
(12)

×