Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

dia li dong thap

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.14 KB, 5 trang )

Tiết Địa lí địa phương
BÀI : ĐỒNG THÁP QUÊ EM
I. MỤC TIÊU :
*Sau bài học học sinh nắm được :
- Vị trí,giới hạn,diện tích tỉnh Đồng Tháp .
- Nắm được các yếu tố về địa hình,đặc điểm tự nhiên,kinh tế,và các tiềm năng để phát triển
của địa phương .
- Giáo dục lòng tự hào,ý thức rèn luyện để xây dựng quê hương giàu đẹp .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Lược đồ tự nhiên Tỉnh Đồng tháp .
- Một số tranh ảnh về cảnh vật và các hoạt động kinh tế văn hoá của địa phương .
- 4 bảng nhóm lớn cho hoạt động nhóm .
- Tư liệu về tỉnh Đồng Tháp 4 bộ :
Đồng Tháp
I . Vị trí , Địa lý
Đồng Tháp là một tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ, có nền nông nghiệp phát triển, là vựa lúa lớn thứ
ba của Việt Nam, là tỉnh có chỉ số tăng trưởng GDP cao và chỉ số về cạnh tranh kinh tế đứng thứ 2 trong
khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và thứ 5 cả nước trong năm 2008.
Đồng Tháp là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong giới hạn 10°07’-10°58’ vĩ độ Bắc
và 105°12’-105°56’ kinh độ Đông, phía bắc giáp tỉnh Prây Veng (Cam pu chia) trên chiều dài biên giới
47,8 km với 4 cửa khẩu: Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước, phía nam giáp Vĩnh Long và
thành phố Cần Thơ, phía tây giáp An Giang, phía đông giáp Long An và Tiền Giang. Tỉnh lỵ của Đồng
Tháp hiện nay là thành phố Cao Lãnh, cách thành phố Hồ Chí Minh 162 km. Đồng Tháp có hai đô thị loại
III là thánh phố Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc. Theo quy hoạch, thị xã Sa Đéc sẽ được nâng cấp lên thành phố
vào năm 2010.
II . Địa hình
Địa hình Đồng tháp tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1-2 m so với mặt biển. Dòng sông
Tiền chảy qua 132 km chia Đồng Tháp thành hai vùng:
+Vùng Đồng Tháp Mười phía bắc sông Tiền, dọc theo hướng tây bắc-đông nam, nơi cao nhất
không quá 4m và nơi thấp nhất chỉ có 0,7 m.
+ Vùng phía nam, nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, có địa hình lòng máng dốc từ hai phía


sông vào giữa với độ cao phổ biến 0,8-1,0 m. Do địa hình thấp nên mùa lũ tháng 9, tháng 10 hàng năm
thường bị ngập nước khoảng 1 m.
- Ngoài sông Tiền và sông Hậu, Đồng Tháp còn có sông Sở Thượng và sông Sở Hạ bắt nguồn từ
Campuchia đổ vào sông Tiền ở phía bắc tỉnh. Phía nam tỉnh cũng có một số sông như sông Cái Tàu
Thượng, sông Cái Tàu Hạ và sông Sa Đéc. Các sông này cùng với 20 kênh rạch tự nhiên, 110 kênh đào cấp
I, 2400 km kênh đào cấp II và III đã hình thành hệ thuỷ nông hoàn chỉnh phục vụ thoát lũ, tiêu úng và đưa
nước ngọt vào đồng.
III . Sinh thái
Đồng Tháp có 2/3 diện tích tự nhiên thuộc vùng trũng Đồng Tháp Mười nên cảnh quan và sinh thái
có nhiều nét đặc sắc. Đến khu vực Đồng Tháp Mười, người ta sẽ bắt gặp những cánh rừng tràm bạt ngàn,
những hồ sen, đầm sung, những vườn cò, sân chim mênh mông và hoang sơ không phải nơi nào cũng có.
Đáng chú ý là, Đồng Tháp có Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc hệ sinh thái Đồng Tháp Mười, đang được
nhiều tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế quan tâm. Tràm chim có nghĩa là rừng tràm có chim. Khu bảo
tồn thiên nhiên này rộng 7500 ha. Ngoài 140 loài cây dược liệu, 40 loài cá, hàng chục loài trăn, rắn, rùa và
nhiều loại động thực vật khác, Tràm Chim còn có 198 loài chim, trong đó có những loài nhiều nơi trên thế
giới không có như: bồ nông, ngan cánh trắng, vịt trời và đặc biệt là sếu đầu đỏ, loại chim này còn có tên là
sếu cổ trụi và tên dân gian Việt Nam gọi là hạc. Trong tâm linh người Việt, hạc là loài chim biểu tượng cho
sức mạnh, lòng chung thuỷ và sự trường tồn nên trong đình, chùa và trên các bàn thờ của nhiều gia đình,
hạc là vật thiêng được thờ ở vị trí trang trọng.
- Hiện nay Đồng Tháp có 12 đơn vị hành chính cấp huyện với 129 xã, 17 phường, 9 thị trấn, bao
gồm:
+ 1 thành phố trực thuộc tỉnh (thành phố loại III) là thành phố Cao Lãnh
+2 thị xã là thị xã Sa Đéc (đô thị loại III) và thị xã Hồng Ngự (đô thị loại IV).
+9 huyện gồm: Cao Lãnh, Châu Thành, Hồng Ngự, Lai Vung, Lấp Vò, Tam Nông, Tân Hồng,
Thanh Bình, Tháp Mười.
Danh sách các đơn vị hành chính Đồng Tháp
Tên Thành phố/Thị
xã/Huyện
Đơn vị trực thuộc
Diện tích

(km²)
Dân số
Mật độ dân
số(người/km²)
Thành phố Cao Lãnh 8 phường, 7 xã 107.2 149837 1398
Thị xã Sa Đéc 6 phường, 3 xã 57.86 103646 1791
Thị xã Hồng Ngự 3 phường, 4 xã 122.1616 74488 610
Huyện Cao Lãnh 17 xã và 1 thị trấn 491 206.220 420
Huyện Châu Thành 11 xã và 1 thị trấn 234 156.000 667
Huyện Hồng Ngự 11 xã 325 211.000 649
Huyện Lai Vung 11 xã và 1 thị trấn 219 154.000 703
Huyện Lấp Vò 12 xã và 1 thị trấn 244 178.989 734
Huyện Tam Nông 11 xã và 1 thị trấn 459 93000 202
Huyện Tân Hồng 8 xã và 1 thị trấn 291.5 79.300 272
Huyện Thanh Bình 11 xã và 1 thị trấn 329 151.000 459
Huyện Tháp Mười 12 xã và 1 thị trấn 525.44 165.408 315
Toàn Tỉnh 14 phường, 129 xã và 9 thị trấn 3.283
1.639.40
0
500
IV . Kinh tế
- Đồng Tháp có những thành tựu đáng kể trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như
quá trình đô thị hóa. Nhờ đó trung tâm tỉnh lị của Đồng Tháp là Thành phố Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc
cùng được công nhận là đô thị loại 3. Và trong tháng 1 năm 2007, thị xã Cao Lãnh đã được chuyển thành
Thành phố Cao Lãnh.
- Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, phân bố rộng khắp trên toàn tỉnh.
- Công nghiệp phân bố chủ yếu ở Sa Đéc, Lai Vung, Cao Lãnh. Nhưng phân bố nhiều nhất vẫn là ở
thị xã Sa Đéc, với 3 khu công nghiệp A, C và C mở rộng.
- Thương mại- dịch vụ phân bố chủ yếu ở thị xã Sa Đéc, Thành phố Cao Lãnh, và các trung tâm
huyện. Hiện nay các trung tâm thương mại và các siêu thị lớn đều tập trung ở Tp Cao Lãnh và thị xã Sa

Đéc.
V .Du lịch
1.Di tích lịch sử cấp Quốc gia
- Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp có 09 di tích đã được nhà nước công nhận và xếp hạng cấp Quốc gia là:
1. Chùa Kiến An Cung- thị xã Sa Đéc.
2. Lăng cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc- Tp Cao Lãnh.
3. Khu di tích văn hóa Óc Eo Gò Tháp- Tháp Mười.
4. Khu di tích cách mạng Xẻo Quýt- Huyện Cao Lãnh.
5. Đền thờ Đốc Binh Vàng- Thanh Bình.
6. Chùa Cả Cát- Lai Vung.
7. Tượng đài Vô tuyến điện Nam Bộ- Tam Nông.
8. Tượng đài Giồng Thị Đam- Gò Quảng Cung- Tân Hồng.
9. Bia tưởng niệm Bình Thành- Thanh Bình.
2. Các điểm tham quan khác
-Tượng đài chủ tịch Hồ Chí Minh tại quảng trường trung tâm thị xã Sa Đéc.
-Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Tràm Chim.
-Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng.
-Làng hoa kiểng Sa Đéc.
-Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê- Sa Đéc
-Chợ đêm Sa Đéc.
-Núi Đất & Khu bảo tồn dược liệu Đồng Tháp Mười.
-Chợ Chiếu đêm Định Yên.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
TIẾT 1 ( TUẦN 31 )
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
+ HOẠT ĐỘNG 1 : Làm việc cả lớp .
- Giáo viên giới thiệu :
Trong bài học này chúng ta tìm hiểu :
1. Xác định được vị trí giới hạn diện tích,trình
bày được các yếu tô tự nhiên như địa hình,khí

hậu của địa phương .
2.Giới thiệu được về dân số,đặc điểm về kinh tế
của xã .
+ HOẠT ĐỘNG 2 :Quan sát - thảo luận .
+ Bước 1: GV giới thiệu cho học sinh quan sát
lược đồ tình Đồng Tháp . GV giao việc : Quan
sát và thảo luận theo nhóm 4 để giới thiệu
-Vị trí,giới hạn,và diện tích của Đồng Tháp .
-Trình bày các yếu tố địa lí : Địa hình đất đai và
khí hậu
-Tỉnh Đồng Tháp được chia thành mấy huyên ,
thị ( Thành phố ) ?
+ Bước 2: GV hướng dẫn h/s làm việc trong
nhóm , cử thư kí ghi nội dung , cử đại diện trình
bày trước lớp .
+Bước 3: GV tổ chức cho từng nhóm lên trình
bày .
GV tổng kết

+H/s quan sát lược đố trên bảng lớp

H/s thảo luận trong nhóm cử thư kí , cử người
trình bày

Gọi đại diện 4 nhóm báo cáo kết quả trước lớp
- Cả lớp theo dõi nhận xét , bổ sung .
+ HOẠT ĐỘNG 3: DÂN CƯ , KINH TẾ
TỈNH ĐỒNG THÁP
- GV yêu cầu đọc thông tin trong tài liệu .
- GV giao việc : Đọc thông tin và thảo

luận theo cặp : Dân số của Tỉnh hiện nay
là bao nhiêu người ?, huyện có mật độ
dân số thấp? Huyện nào tập trung dân
đông nhất ?
- Nêu đặc điểm nổi bật của kinh tế tỉnh
Đồng Tháp ? .
- +Giáo viên tổng kết :
- Gọi 2 h/s đọc to cả lớp đọc thầm tài
liệu , trao đổi trong nhóm đôi .
- GV tổ chức cho từng nhóm trình bày
theo gợi ý của GV :
+ Nêu tóm tắt số dân,mật đọ dân số,nơi
nào có số dân tập trung đông nhất,giải thích
lí do .
+ Nêu đặc điểm chính của nền kinh tế .
- Kể một số ngành nghề chính của địa
phương mà em biết .
- Cả lớp theo dõi , nhận xét và bổ sung
TIẾT 2 ( TUẦN 32 )
+HOẠT ĐỘNG 1: KINH TẾ và DU LỊCH
ĐỒNG THÁP:
- GV cho học sinh xem thông tin trong tài
liệu và cho biết :
+ Đặc điểm kinh tế của Đồng Tháp ?
+ Nêu tên các di tích ở Đồng Tháp ?
- GV nhận xét bổ sung .
- HS xem và báo cáo .
- HS theo dõi , nhận xét bổ sung .
+HOẠT ĐỘNG 2 : Triển lãm tranh ảnh hiện
vật của địa phương

GV Chia lớp thành 4 nhóm .GV giao việc:
-Mổi em lần lượt giới thiệu tranh ảnh ,hiện vật
mình sưu tầm được kèm theo thông tin về vật
đó trong nhóm .
-Mỗi nhóm trình bày trên một bảng ,cử một số
bạn đại diện trình bày trước lớp .
- GV tổ chức cho học sinh trình bày .Khen
những nhóm chuẩn bị nhiều và thuyết minh có
nội dung phong phú
-Học sinh làm việc theo nhóm,mổi nhóm triển
lãm trên một bảng .
-Từng nhóm lần lượt giới thiệu trước lớp,cả lớp
nhận xét bình chọn nhóm xuất sắc nhất .
- Hs lưu ý theo dõi kỹ để nắm càng nhiều thông
tin,vận dụng những hình ảnh của tất cả các
nhóm để hoạt động trong trò chơi kế tiếp .
+HOẠT ĐỘNG 3 : TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI
HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH :
- GV Chia lớp thành 4 đoàn khách tham quan
- GVgiao việc : thảo luận trong nhóm để tóm
tắt những hiểu biết của em về địa phương mình
- Trong đội cử 1,2 em đóng vai hướng dẫn viên
cả đội còn lại là khách tham quan .
-Hướng dẫn viên giới thiệu,khách tham quan có
thể nêu câu hỏi sau khi hướng dẫn viên đã giới
thiệu xong .
-GV cử 3 học sinh làm ban giám khảo chấm
điểm cho từng đội .

*HS chuẩn bị nội dung theo từng đội theo gợi ý

sau :
-Có thể giới thiệu về vị trí địa lý ,các đặc điểm
tự nhiên của xã .
-Giới thiệu ngành nghề truyền thống nỗi tiếng
của quê hương .
-Những tiềm năng về du lịch
- …
-Mổi đội lần lượt lên trình bày ,cả lớp nhận
xét ,ban giám khảo công bố điểm .
+CỦNG CỐ DẶN DÒ :
- Về nhà sưu tầm thêm các thông tin về
quê hương mình .
Học bài để chuẩn bị ôn tập .

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×