Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Sinh học 7 - CẤU TẠO TRONG CỦA THẰN LẰN ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.07 KB, 6 trang )

Tiết 41
CẤU TẠO TRONG CỦA THẰN LẰN

I/ MỤC TIÊU :
Học xong bài này học sinh phải:
- Nêu được đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống
hoàn toàn ởi cạn .
- So sánh sự tiến hoá các cơ quan : bộ xương, tuần hoàn, hô hấp, thần kinh
của thằn lằn và ếch đồng .
- Rèn kĩ năng phân tichso sánh .
- Phối hợp làm việc hợp tác trong nhóm nhỏ.
II/ CHUẨN BỊ :
- Mô hình cấu tạo trong của thằn lằn
- Tranh vẽ các hình : 39.1 đến 39.4
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1- Kiểm tra : Nêu cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống ở
cạn
2- Bài mới :


HOẠT ĐỘNG I ( 10 PHÚT ) BỘ XƯƠNG

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
- Yêu cầu quan sát bộ xương thằn lằn
đối chiếu với hình 39.1
- Yêu cầu học sinh đối chiếu với các
xương
- Yêu cầu học sinh chỉ trên mô hình
- Gv nhận xét và sửa sai
- Gv phân tích : Sự xuất hiện xương
sừan cùng với xương mỏ ác tạo


thành lồng ngực có vai trò quan
trọng trong sự hô hấp ở cạn
- Gv yêu cầu hs đối chiếu bộ xương
thằn lằn với bộ xương của ếch nêu rõ
sai khác nổi bật
- Gv tất cả các đặc điểm đó thích
nghi hơn với đời sống ở cạn

- Quan sát bộ xương ghi nhớ kiến
thức
- Quan sát hình 39.1 và mô hình bộ
xương đối chiếu với các xương
- Đai diện 2 hs lên xác định các
xương trên mô hình
- Lắng nghe và ghi nhớ kiến thức


-Đối chiếu hai bộ xương nêu được
đặc điểm sai khác cơ bản

- Lắng nghe và ghi nhớ kiến thức

TIỂU LUẬN I
- Bộ xương thằn lằn gồm : Xương đầu, xương thân và xương chi

HOẠT ĐỘNG II ( 15 PHÚT )
CÁC CƠ QUAN DINH DƯỠNG

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
- Yêu cầu học sinh quan sát hình

39.2 và đọc chú thích xác định vị trí
các hệ cơ quan hệ tiêu hoá, tuần
hoàn, hô hấp, sinh sản
+ Hệ tiêu hoá của thằn lằn gồm
những bộ phận nào ? Những điểm
nào khác hệ tiêu hoá của ếch ?
+ Khả năng hấp thụ lại nước có ý
nghĩa gì khi thằn lằn sống ở cạn ?
- Yêu cầu quan sát hình 39.3
+ Hệ tiêu hoá của thằn lằn có gì
giống và khác ếch ?
+ Hệ hô hấp của thằn lằn khác ếch ở
- Yêu cầu hs đọc tt, quan sát hình
39.2 đến 39.4 và ghi nhớ kiến
thức

- Học sinh suy nghĩ trả lời


- Học sinh suy nghĩ trả lời


- Học sinh suy nghĩ trả lời

- Học sinh suy nghĩ trả lời
điểm nào? ý nghĩa ?
- Gv tuần hoàn và hô hấp phù hợp
với đời sống ở cạn, thận sau lên nước
tiểu của thằn lằn đặc


- Lắng nghe và ghi nhớ kiến thức


TIỂU LUẬN II
+ Hệ tiêu hoá
- ống tiêu hoá phân hoá rõ
- Ruột già có khả năng hấp thụ lại nước
+ Hệ tuần hoàn
- Tim ba ngăn xuất hiện vách hụt
- Có hai vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể ít pha hơn
+ Hệ hô hấp
- Phổi có nhiều vách ngăn
- Sự thông khí nhờ xuất hiện của các cơ giữa sườn
+ Hệ bài tiết
- Xoang huyệt có khả năng hấp thụ lại nước lên nước tiểu của thằn lằn
đặc, chống mất nước
HOẠT ĐỘNG III ( 10PHÚT )
THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
- Yêu cầu học sinh đọc tt và quan
sát mô hình bộ não thằn lằn xác
định các bộ phận của não
+ Bộ não của thằn lằn khác bộ não
ếch ở điểm nào ?
- Gv thuyết trình về sự tiến hoá bộ
não của thằn lằn
- Đọc thông tin quan sát mô hình bộ
não và ghi nhớ kiến thức


- Học sinh suy nghĩ trả lời

- Lắng nghe và ghi nhớ kiến thức

IV/ CỦNG CỐ VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ : ( 5PHÚT )

- Hãy điền vào bảng sau ý nghĩa từng đặc điểm cấu tạo của thằn lằn thích
nghi với đời sống ở cạn

Đặc điểm ý nghĩa thích nghi
1- Xuất hiện xương sườn cùng với
xương mỏ ác tạo thành lồng
ngực
2- Ruột già có khả năng hấp thụ
lại nước.

3- Phổi có nhiều vách ngăn.
4- Tâm thất xuất hiện vách hụt
5- Xoang huyệt có khả năng hấp
thụ nước
6- Não trước và tiểu não phát triển


V/ HƯỚNG DẪN ( 5 PHÚT )
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Sưu tầm các tranh ảnh các loài bò sát
- Kẻ phiếu học tập

×