Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Sinh học 7 - Bài 55: TIẾN HOÁ VỀ SINH SẢN ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.09 KB, 7 trang )

Tiết 58
Bài 55: TIẾN HOÁ VỀ SINH SẢN

I/ MỤC TIÊU:
Học xong bài này học sinh phải:
- Phân biệt được sự sinh sản vô tính với sự sinh sản hữu tính.
- Học sinh nêu được sự tiến hoá các hình thức sinh sản hữu tính và tập
tính chăm sóc con ở động vật.
II/ CHẨN BỊ :
- Tranh vẽ hình thức sinh sản của thuỷ tức và ĐVNS
- Băng hình có liên quan đến các hình thức sinh sản ở động vật
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Mở bài:
- Sinh sản là đặc điểm đặc trưng của sinh vật để duy trì nòi giống
- Động vật có các hình thức sinh sản nào ?
- Sự tiến hoá các hình thức sinh sản thể hiện như thế nào bà hôm nay tìm
hiểu vấn đề này

HOẠT ĐỘNG 1 ( 10 PHÚT )
TÌM HIỂU HÌNH THỨC SINH SẢN VÔ TÍNH

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
- Yêu cầu đọc thông tin SGK
- Hỏi
+ Thế nào là sinh sản vô tính ?
+ Có những hình thức sinh sản vô
tính nào ?
- Gv treo tranh một số hình thức
sinh sản vô tính ở ĐVKXS
+ Hãy phân tích các cách sinh sản ở
thuỷ tức và trùng roi ?


+ Tìm một số động vật khác có kiểu
sinh sản giống như trùng roi ?
- Gv nhận xét và chốt lại kiến thức
- Đọc tt và ghi nhớ kiến thức

- Học sinh suy nghĩ trả lời
- Học sinh suy nghĩ trả lời

- Lắng nghe và quan sát

- Học sinh suy nghĩ trả lời

- Học sinh suy nghĩ trả lời

- Lắng nghe và ghi nhớ kiến thức

TIỂU LUẬN 1
- Sinh sản vô tính không có sự kết hợp tế bào sinh dục đực và cái
- Hình thức sinh sản
+ Phân đôi cơ thể
+ Sinh sản sinh dưỡng : mọc chồi và tái sinh
HOẠT ĐỘNG 2 ( 10 PHÚT )
SINH SẢN HỮU TÍNH

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
- Yêu cầu đọc tt
- Hỏi
+ Thế nào là sinh sản hữu tính ?
+ So sánh sinh sản vô tính và sinh
sản hữu tính ?

+ Từ nội dung bảng so sánh em có
rút ra nhận xét gì ?
+ Em hãy kể tên một số động vật
không xương sống và động vật có
xương sống sinh sản hữu tính mà em
biết ?
- Gv phân tích: Một số động vật
không xương sống có cơ quan
sinh dục đực và cái trên một cơ
thể được gọi là lưỡng tính
+ Hãy cho biết giun đất, giun đũa cơ
- Đọc thông tin và ghi nhớ kiến thức

- Học sinh suy nghĩ trả lời
- Học sinh suy nghĩ trả lời

- Học sinh suy nghĩ trả lời

- Học sinh suy nghĩ trả lời


- Lắng nghe và ghi nhớ kiến thức



- Học sinh suy nghĩ trả lời

thể nào là lưỡng tính, phân tính và
chúng thụ tinh ngoài hay thụ tinh
trong ?

- Gv yêu cầu học sinh rút ra kết luận
về hình thức sinh sản vô tính

- Tự rút ra kết luận về hình thức sinh
sản hữu tính


TIỂU LUẬN 2
- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp tế bào sinh dục đực
và tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử.
- Sinh sản hữu tính trên cá thể đơn hay lưỡng tính.

HOẠT ĐỘNG 3 ( 15 PHÚT )
SỰ TIẾN HOÁ HÌNH THỨC SINH SẢN HỮU TÍNH

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
- Gv giảng giải: Trong quá trình
phát triển của sinh vật tổ chức cơ
thể ngày càng phức tạp
+ Hình thức sinh sản hữu tính hoàn
chỉnh dần qua các lớp động vật được
- Lắng nghe và ghi nhớ kiến thức


- Học sinh suy nghĩ trả lời

thể hiện như thế nào ?
- Gv nhận xét câu trả lời của học
sinh và thuyết trình: Đó là đặc
điểm thể hiện sự hoàn chỉnh hình

thức sinh sản hữu tính.
- Gv yêu cầu hoạt động nhóm
hoàn thành bảng
- Gv treo bảng để học sinh chữa
- Gv lưu ý nếu có ý kiến nào chưa
thống nhất tiếp tục cho các nhóm
trao đổi
- Gv cho học sinh theo dõi bảng
kiến thức chuẩn
- Gv hỏi:
+ Thụ tinh trong ưu việt hơn thụ tinh
ngoài như thế nào ?
+ Sự đẻ con tiến hoá hơn so với đẻ
trứng như thế nào ?
+ Tại sao sự phát triển trực tiếp lại
phát triển hơn sự tiến bộ gián tiếp ?

- Lắng nghe và ghi nhớ kiến thức


- Hoạt động nhóm hoàn thành bảng


- Đại diện nhóm báo cáo kết quả
- Nhóm khác nhận xét bổ sung

- Quan sát và sửa sai


- Học sinh suy nghĩ trả lời


- Học sinh suy nghĩ trả lời

- Học sinh suy nghĩ trả lời

- Học sinh suy nghĩ trả lời

+ Tại sao hình thức thai sinh lại tiến
hoá ?
- Gv lưu ý tóm tắt ý trả lời của học
sinh
- Gv thống nhất kiến thức đúng và
chốt lại kiến thức
- Lắng nghe và ghi nhớ kiến thức


TIỂU LUẬN 3
- Sự hoàn chỉnh dần các hình thức sinh sản thể hiện :
+ Từ thụ tinh ngoài dẫn đến thụ tinh trong
+ Đẻ nhiều trứng, đẻ ít trứng, đẻ con
+ Phôi phát triển có biến thái, phát triển trực tiếp không có nhau thai, phát
triển trực tiếp có nhau thai
+ Con non không được nuôi dưỡng, được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, được
học tập thích nghi với cuộc sống
IV/ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: ( 5 phút )
Hãy đánh dấu vào câu trả lời đúng:
Câu1: Trong các nhóm động vật sau, nhóm nào sinh sản vô tính.
a/ Giun đất, sứa, san hô.
b/ Thuỷ tức, đỉa, trai sông.
c/ Trùng roi, trùng dày

Câu2: Nhóm động vật nào thụ tinh trong ?
a/ Cá voi, cá, ếch.
b/ Trai sông, thằn lằn, rắn.
c/ Chim, thạch sùng, gà.
Câu3 : Con non của loài động vật nào phát triển trực tiếp:
a/ Châu chấu, chim bồ câu, tắc kè.
b/ ếch cá, mèo.
c/ Thỏ, vịt, bò.
V/ HƯỚNG DẪN : ( 5phút )
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- đọc mục “ Em có biết ”
- Ôn tập đặc điểm chung của các ngành động vật đã học

×