Bài 17:
VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG THÂN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh biết tự tiến hành thí nghiệm để chứng minh: nước và muối
khoáng từ rễ lên thân, nhờ mạch gỗ, các chất hữu cơ trong cây được vận
chuyển nhờ mạch rây.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng thao tác thực hành.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- GV: Làm thí nghiệm trên nhiều loại hoa: hồng, cúc, huệ, loa kèn trắng,
cành lá dâu, dâm bụt
Kính hiển vi, dao sắc, nwocs, giấy thấm, 1 cành chiết ổi, hồng xiêm
(nếu có điều kiện).
- HS: làm thí nghiệm theo nhóm ghi lại kết quả, quan sát chỗ thân cây bị
buộc dây thép (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
- Thân to ra do đâu?
- Tìm sự khác nhau cơ bản giữa dác và ròng?
3. Bài học
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (các nhóm báo cáo).
Ôn lại kiến thức bằng 2 câu hỏi:
? Mạch gỗ có cấu tạo và chức năng gì?
? Mạch rây có cấu tạo và chức năng gì?
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan
Mục tiêu: HS biết được nước và muối khoáng được vận chuyển qua mạch
gỗ.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV yêu cầu nhóm trình bày thí
nghiệm ở nhà.
- GV quán át kết quả của các nhóm,
so sánh SGK, GV thong báo ngay
- Đại diện nhóm trình bày các bước
tiến hành thí nghiệm, cho cả lớp
quan sát kết quả của nhóm mình,
nhóm khác nhận xét, bổ sung.
nhóm nào có kết quả tốt.
- GV cho cả lớp xem thí nghiệm của
mình trên cành mang hoa (cành hoa
huệ) cành mang lá (cành dâu) để
nhằm mục đích chứng minh sự vận
xhuyển các chất trong thân lên hoa
và lá.
- GV hướng dẫn HS cắt lát mỏng qua
cành của nhóm, quan sát bằng kính
hiển vi.
- GV phát một số cành đã chuẩn bị
hướng dẫn HS bóc vỏ cành.
- GV cho 1 vài HS quan sát mẫu trên
kính hiển vi, xác định chỗ nhuộm
màu, có thể trình bày hay vẽ lên bảng
cho cả lớp theo dõi.
- GV nhận xét, đánh giá cho điểm
nhóm làm tốt.
- Quan sát ghi lại kết quả.
- HS nhẹ tay bóc vỏ nhìn bằng mắt
thường chỗ có bắt màu, quan sát màu
của gân lá.
- Các nhóm thảo luận: chỗ bị nhuộm
màu đó là bộ phận nào của thân?
Nước và muối khoáng được vận
chuyển qua phần nào của thân?
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm
khác nhận xét, bổ sung.
Tiểu kết:
- Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự vận chuyển chất hữu cơ
Mục tiêu: HS biết được chất hữu cơ được vận chuyển qua mạch rây.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân
sau đó thảo luận nhóm.
- GV lưu ý khi bóc vỏ, bóc luôn cả
mạch nào?
- GV có thể mở rộng: chất hữu cơ do
lá chế toạ sẽ mang đi nuôi thân,
cành, rễ
- GV nhận xét và giải thích nhân dân
lợi dụng hiện tượng này để chiết
cành.
- GV hỏi: Khi bị cắt vỏ, làm đứt
- HS đọc thí nghiệm và quan sát hình
17.2 SGK trang 55.
- Thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi
SGK trang 55.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm
khác nhận xét, bổ sung nhóm trình
bày kết quả thảo luận, các nhóm
khác nhận xét, bổ sung.
mạch rây ở thân thì cây có sống được
không? tại sao?
- Giáo dục ý thức bảo vệ cây, tránh
tước vỏ cây để chơi đùa, chằng buộ
dây théo vào thân cây.
Tiểu kết:
- Chất hữu cơ vận chuyển nhờ mạch rây.
4. Củng cố
- Cho HS trả lời câuhỏi 1, 2 SGK, làm bài tập cuối bài tai lớp.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị: củ khoai tây có mầm, củ su hào, gừng, củ dong ta, 1 đoạn
xươgn rồng, que nhọn, giấy thấm.