Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Sinh học 10 cơ bản - CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO - Tiết 13: KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.71 KB, 4 trang )

CHƯƠNG III: CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT
VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO
Tiết 13:
KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm được thế năng, động năng và nêu được các ví dụ minh
hoạ, nắm được sự chuyển hoá vật chất.
2. Kĩ năng: HS phân biệt được thế năng và động năng. Trình bày được quá
trình chuyển hóa vật chất trong tế bào.
3. Giáo dục: cho HS ý nghĩa của quá trình chuyển hoá từ đó giải thích được
các hiện tượng trong thực tế đời sống.
II. phương tiện dạy học:
Các hình vẽ sách giáo khoa.
III. Phương pháp dạy học:
Vấn đáp + Trực quan.
IV. Trọng tâm bài giảng:
Cấu trúc và chức năng của ATP và sự chuyển hoá vật chất.
V. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
(?) Thế nào là vận chuyển thụ động ? Phân biệt vận chuyển thụ động và
vận chuyển chủ động?
(?) Phân biệt ẩm bào và thực bào ?Vận chuyển chủ động là gì ?
3. Giảng bài mới:
Hoạt động thầy trò Nội dung
Hoạt động 1
(?) Hãy kể các dạng năng lượng trong
tự nhiên ? Em hiểu năng lượng là gì?
HS thảo luận và trả lời


(?) Động năng là gì ? Hãy phân biệt
động năng và thế năng ?
HS:
GV: NL có thể chuyển hoá từ dạng
này sang dạng khác…
(?) Trong tế bào(cơ thể) năng lượng
tồn tại ở dạng nào ?


I. Năng lượng và các dạng năng lượng trong
tế bào:
1. Khái niệm năng lượng: là đại lượng đặc trưng
cho khả năng sinh công.
* Trạng thái của năng lượng:
- Động năng: là dạng năng lượng sẫn
sàng sinh ra công.
- Thế năng: là năng lượng dự trữ, có
tiềm năng sinh công.
* Các dạng năng lượng trong tế bào(hoá năng.
nhiệt năng, điện năng)
- Nhiệt năng: giữ ổn định nhiệt độ cho cơ thể và
tế bào.
- Hoá năng: NL tiềm ẩn trong các liên kết hoá


(?) ATP là gì ?
HS: nghiên cứu sgk
(?) Tại sao ATP được coi là đồng tìên
năng lượng ?
HS : thảo luận nhóm và trả lời.



(?) Năng lượng ATP trong tế bào được
sử dụng như thế nào ? Cho ví dụ minh
hoạ ?
HS;
GV: khi lao động nặng, lao động trí óc
đòi hỏi tiêu tốn nhiều năng lượng ATP
-> Cần có chế độ ăn uống phù hợp.
Hoạt động 2
(?) Prôtein trong thức ăn được chuyển
hoá như thế nào trong cơ thể? Năng
lượng được sinh ra trong quá trình
học(ATP).
2. ATP - Đồng tiền năng lượng của tế bào:
a. Cấu tạo: ATP là hợp chất cao năng gồm:
- Bazơ nitơ Ađênin
- Đường ribôzơ.
- 3 nhóm phôphat.
-> liên kết giữa 2 nhóm phôtphat cuối cùng dễ bị
phá vỡ để giải phóng năng lượng.
b. Sử dụng năng lượng ATP trong tế bào:
- Tổng hợp nên các chất hoá học cần thiết cho tế
bào.
- Vận chuyển các chất qua màng.
- Sinh công cơ học(sự co cơ, hoạt động lao
động…)


II. Chuyển hoá vật chất:

- Chuyển hóâ vật chất là tập hợp các phản ứng
sinh hoá xảy ra bên trong tế bào.
- Bản chất chuyển hoá vật chất gồm:
chuyển hoá dùng vào việc gì?
HS: Thảo luận nhóm và trả lời.
(?) Thế nào là chuyển hóa năng lượng
?
(?) Quá trình chuyển hoá vật chất có
vai trò gì trong tế bào ?
HS:
GV: Nừu ă quá nhiều thức ăn giàu NL
mà cơ thể không sử dụng -> Bệnh béo
phì. Do đó cần ăn uống hợp lí, kết hợp
các loại thức ăn khác nhau.
+ Đồng hoá: là tổng hợp các chất hữu cơ phức
tạp từ chất đơn giản.
+ Dị hoá: Phân giải các chất hữu cơ phức tạp
thành chất đơn giản và cung cấp năng lượng cho
các hoạt động sống khác và cho quá trình đồng
hoá.
- Vai trò: giúp cho tế bào sinh trưởng, phát triển,
cảm ứng và vận động.

1. Củng cố:
2. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài dựa vào câu hỏi sgk.
- Đọc trước nội dung bài mới sgk.

×