Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Sinh học 10 cơ bản - Bài 2: CÁC GIỚI SINH VẬT potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.32 KB, 5 trang )

Bài 2:
CÁC GIỚI SINH VẬT

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm được giới và hệ thống phân loại giới, nêu được
đặc điểm chính của mỗi giới .
2. Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, phân tích so sánh
và khái quát kiến thức.
3. Giáo dục: cho HS về ý nghĩa của sự phân chia giới sinh vật.
II. Chuẩn bị
Sơ đồ sách giáo khoa
III. Phương pháp dạy học:
Nêu vấn đề và giải quết vấn đề + hoạt động nhóm.
IV. Trọng tâm bài giảng:
Hệ thống phân loại và đặc điểm của các giới sinh vật.
V. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
(?) Thế giới sống được tổ chức như thế nào ? Nêu các cấp độ tổ chức cơ
bản ?
(?) Đặc điểm nổi trội và khả năng tự điều chỉnh của cơ thể như thế nào ?
3. Giảng bài mới:
Hoạt động thầy trò Nội dung

Hoạt động 1: Khái niệm về
giới sinh vật:
GV viết sơ đồ lên bảng Giới -
Ngành - Lớp - Bộ - Họ - Chi -
loài.
(?) Giới là gì ? Cho ví dụ ?
HS


(?) Sinh giới được chia thành
mấy giới ?là những giới nào ?
HS


Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc
điểm chính các giới:
(?) Giới khởi sinh có đặc điểm
gì ?
Bài 2: CÁC GIỚI SINH VẬT
I.Giới và hệ thống phân loại 5 giới:
Khái niệm giới:
Giới trong sinh học là một đơn vị
phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh
vật có chung những đặc điểm nhất định.
Hệ thống phân loại sinh giới: chia thành 5
giới:
- Giới khởi sinh.
- Giới nguyên sinh.
- Giới nấm.
- Giới thực vật.
- Giới động vật.
II.Đặc điểm chính của mỗi giới:
1. Giới khởi sinh(Monera):
a.Đặc điểm: Sv nhân sơ, kích thước nhỏ 1-
5micrômet. Sống hoại sinh, kí sinh một số
Có những kiểu dinh dưỡng
nào ?
HS:


(?) Giới nguyên sinh gồm có
những sinh vật nào ? Đặc
điểm của giới này là gì ?
HS:


(?) Giới nấm có đặc điểm gì ?
HS:

(?) Giới nấm có những đại
diện nào ?
HS: nấm men, nấm sợi…
(?) Đặc điểm nổi bậc của giới
thực vật là gì ?
HS: Có khả năng quang hợp.

có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ.
b.Đại diện: vi khuẩn, VSV cổ(Sống ở 0
0
C-
100
0
C, độ muối 25%).
2. Giới nguyên sinh:
a. Đặc điểm: SV nhân thật, cơ thể đơn bào
hoặc đa bào, có loài có diệp lục. Sống dị
dưỡng(Hoại sinh), hoặc tự dưỡng.
b.Đại diện: tảo, nấm nhầy, ĐV nguyên
sinh(Trùng đé giày, trùng biến hình).
3. Giới nấm(Fungi):

a.Đặc điểm: Có nhân thật, cơ thể đơn bào
hoặc đa bào. Cấu trúc dạng sợi, thành tế bào
chứa kitin, không có lục lạp, lông, roi. Sống
dị dưỡng kí sinh, cộng sinh, hoại sinh.
b. Đại diện: nấm men, nấm sợi, địa y.
4. Giới thực vật(Plantae):
a. Đặc điểm: SV nhân thật, cơ thể đa bào,
sống cố định, có khả năng cảm ứng chậm.
Có khả năng quang hợp.
b. Đại diện: rêu, quyết trần, hạt trần, hạt
(?) Giới động vật có gì khác
biệt so với giới thực vật?

(?) ĐV có vai trò như thế nào
đối với sinh giới ?
HS: tìm hiểu thông tin trong
sgk + thảo luận nhóm và trả
lời câu hỏi.
GV: nhận xét và bổ sung hoàn
thiện kiến thức.
kín.
5. Giới động vật(Animalia)
a. Đặc điểm: SV nhân thật, cơ thể đa bào,
có khả năng di chuyển, khả năng phản ứng
nhanh. Sống dị dưỡng.
b. Đại diện: ruột khoang, giun ẹp, giun tròn,
giun đốt, thân mềm, chân khớp, ĐV có
xương sống.



4. Củng cố:
Câu 1: Đặc điểm chung của các loài sinh vật là gì ?
A. Chúng đều có chung một tổ tiên.
B. Chúng sống trong những môi trường gần giống nhau.
C. Chúng đều có cấu tạo tế bào. x
D. Cấp đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống.
Câu 2: Nêu đặc điểm chung của giới thực vật ?
A. Thành tế bào có xenlulôzơ, là sinh vật nhân thực, tự dưỡng, sống cố
định và cảm ứng chậm. x
B. Thành tế bào không có xenlulôzơ, là sinh vật nhân thực, tự dưỡng,
sống cố định và cảm ứng chậm.
C. Thành tế bào có xenlulôzơ, là sinh vật nhân thực, tự dưỡng, có khả
năng di chuyển.
D. Thành tế bào không có xenlulôzơ, là sinh vật nhân thực, tự dưỡng.
Câu 3: Vai trò của ĐV trong tự nhiên và trong đời sống con người ?
A. ĐV tham gia vào các khâu của mạng lưới dinh dưỡng, duy trì sự cân
bằng sinh thái.
B. ĐV cung cấp thức ăn, nguồn nguyên liệu, dược phẩm quý.
C. Nhiều khi động vật còn gây hại cho con người và vật nuôi.
D. Cả a, b và c. x
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo nội dung câu hỏi sgk.
- Làm bài tập 1,3 ở sgk.
- Đọc trước bài mới sgk.
Rút kinh nghiệm.

×